[Chế biến] – Cháo lươn
Khi thời tiết của mùa thu dần chuyển sang se lạnh, hãy cùng cả nhà quây quần bên nồi cháo nóng hổi, bổ dưỡng, với thịt lươn ngọt và đỗ xanh ngọt mát.
Nguyên liệu:
- 300g lươn
- 1/4 bát con gạo tẻ
- 1 nhúm đỗ xanh đã sát vỏ
- Nửa thìa nhỏ bột nghệ
- Hành khô, muối, hạt nêm, rau răm, hành hoa, rau mùi và tiêu
- Ớt bột và dấm.
Cách làm:
Bước 1:
- Lươn làm sạch, moi bỏ ruột, cho lươn ra rổ, thêm muối, dấm vào, dùng tay chà mạnh để lươn ra hết chất nhớt cho thật sạch, cắt thành từng khúc ngắn vừa ăn, để lươn lên rổ cho ráo nước.
Bước 2:
- Lọc lấy phần thịt lươn, phần xương bạn đem đun với nước lọc khoảng 30 sau đó lọc phần xương bỏ đi, giữ lấy phần nước để nấu cùng với cháo. Ướp vào bát lươn một thìa nhỏ muối, bột nghệ, hành khô, ớt bột trong vòng 30 phút.
- Đun nóng hai thìa nhỏ dầu ăn, phi hành khô thơm, cho lươn vào xào chín, múc ra bát để riêng.
Video đang HOT
Bước 3:
- Gạo nếp đãi sạch, để lên rổ cho ráo nước.
Bước 4:
- Đỗ xanh đãi vài lần với nước cho sạch, ngâm đỗ khoảng 30 phút đến 1 tiếng trong nước ấm.
Bước 5:
- Đun nóng chảo, đổ gạo vào rang đến khi hạt gạo se lại.
Bước 6:
- Tiếp theo cho gạo, đỗ xanh và thêm nước đã ninh xương lươn, đun lửa nhỏ để gạo và đỗ xanh chín nhừ. Nêm vào nồi cháo một thìa nhỏ muối, nửa thìa nhỏ hạt nêm, nêm nếm lại tùy theo khẩu vị của bạn.
Bước 7:
- Rau răm, hành hoa, rau mùi rửa sạch, thái nhỏ.
Bước 8:
- Tắt bếp, thêm hành lá đã thái nhỏ vào nồi cháo.
Bước 9:
- Khi dùng múc cháo ra bát, bên trên thêm một ít lươn xào thơm, thêm rau mùi và rau răm, dùng nóng.
Cún Khang
Theo ngôi sao
Bí quyết nấu cháo
Nấu cháo không đơn thuần là bỏ gạo vào nồi nước, bắc lên bếp. Để cháo ngon, bạn cần phải canh lửa kỹ, chống trào và có những lúc cũng biết cách nấu cháo nhanh.
Ảnh:Internet
Nấu cháo mau nhừ:
Khi nấu cháo đậu xanh có trộn thêm gạo, muốn cháo mau nhừ, bạn chỉ cần giã một ít phèn chua cho vào. Cách làm này sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian, nhiên liệu.
Để cháo trắng thơm ngon hơn:
Nhiều người cho rằng, cháo trắng nấu thế nào cũng vẫn nhạt, nhưng thật ra, cháo trắng cũng có hương vị riêng của nó. Để cháo trắng thơm hơn, trước khi tắt bếp, bạn nên cho vào nồi cháo một vài lát vỏ quýt rồi vớt ra, cháo sẽ có hương vị quyến rũ hẳn.
Nấu cháo không bị trào:
Để hạn chế cháo bị trào trong lúc nấu, ngoài việc canh lửa vừa, bạn cũng cần lưu ý thời gian cho gạo vào. Không nên cho gạo vào ngay nước lạnh rồi đun hay cho vào lúc nước đã sôi mà nên cho lúc nước ở nhiệt độ từ 50-600C. Bạn cũng nên cho vào gạo ít muối khi nấu.
Nấu cháo bằng bình thủy (phích nước):
Đây là cách dân gian hay dùng, nhất là khi cần thăm nuôi bệnh nhân trong bệnh viện, điều kiện nấu nướng không có. Lúc này, chỉ cần vo một ít gạo (gạo chiếm ¼ phích), sau đó rót nước đang sôi sùng sục vào phích (không rót đầy, tránh tình trạng khi gạo nở bị trào), sau đó đậy nắp lại và để vài tiếng đồng hồ, cháo sẽ nhừ và vẫn còn nóng. Khi đó, chỉ cần trút cháo ra và dùng như bình thường.
Nấu cháo bằng cơm nguội:
Tận dụng cơm đã chín để nấu cháo cũng là một cách tiết kiệm thời gian. Lưu ý, trước khi nấu, hãy dội cơm qua nước lạnh, cháo sẽ không bị dính, cháy. Cháo nấu ra sẽ ngon không kém nấu bằng gạo.
Minh Anh
Theo VNE
[Chế biến] - Cháo chim cút bổ dưỡng Chim cút nấu cháo thì thịt và xương mau mềm hơn, cháo cũng ngọt và thơm như nấu cháo gà. Hàng bán chim cút thường bán thêm cả tim và trứng chim, chúng ta cũng có thể mua thêm 1 lạng về xào riêng để ăn cùng với cháo, vừa ngon mà trông bát cháo chim cút cũng hấp dẫn hơn. Nguyên liệu:...