Cháy nổ ô tô, nguyên nhân đến từ đâu?
Theo các chuyên gia kỹ thuật về xe hơi, có rất nhiều nguyên nhân khiến cho ô tô gặp cháy nổ khi di chuyển trên đường.
Khi trời nắng, nhất là vào mùa hè, tài xế hãy tìm một bóng râm để cho chiếc xe của mình được đậu ở đó
Để xe ngoài trời nắng
Nhiệt độ tăng cao cũng là một nguyên nhân gây cháy nổ. Nếu đậu xe lâu dưới trời nắng nóng gay gắt, nhiệt độ bên trong ôtô có thể lên đến 70 độ C. Do đó, cần hạn chế đậu xe lâu dưới trời nắng gắt.
Ngoài ra, nên trang bị thêm các biện pháp bảo vệ, chống nóng cho ô tô như dán phim cách nhiệt hay phủ bạt che nắng.
Nước uống tăng lực hay bật lửa là những đồ dùng gây ra cháy nổ hàng đầu nếu để trong ô tô
Để những đồ dễ cháy nổ trên xe
Nhiều chủ xe thường có thói quen lưu giữ rất nhiều vật dụng dễ gây cháy nổ như: sạc sự phòng, điện thoại, nước hoa, nước uống có ga, bình CO2, đèn pin,… bên trong xe.
Tuy nhiên, thói quen này vô tình tiếp tay cho hỏa hoạn khi gặp môi trường nắng nóng hoặc một nguyên nhân khách quan nào đó.
Tài xế nên chọn những cây xăng có uy tín để đảm bảo cho chiếc xe của mình
Nhiên liệu có chất lượng không đảm bảo
Xăng bị pha thêm các tạp chất như: ethanol, acetone, methanol… sẽ rất dễ phát tán, bay hơi nhanh. Điều này khiến động cơ nhanh bị hỏng.
Nếu nhiên liệu bị rò rỉ tại những chỗ tiếp xúc ống dẫn kim loại đã bị mòn lâu ngày, thì khi gặp nhiệt độ cao có thể gây nguy cơ cháy nổ.
Video đang HOT
Khi hệ thống lái gặp phải sự cố, dầu trợ lực sẽ bị bắn ra tung tóe
Dầu của trợ lực vô lăng bị rò rỉ
Khi hệ thống lái gặp phải sự cố, dầu trợ lực sẽ bị bắn ra tung tóe. Do đó, nếu gặp phải hơi nóng ở cổ ống xả đang có nhiệt độ khoảng 600-700 độ C có thể gây bốc hỏa. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho xe bị cháy nổ.
Lắp thêm những thiết bị điện cho ô tô dẫn đến tình trạng hệ thống điện bị quá tải
Lắp thêm phụ kiện cho xe
Nhiều chủ xe tự ý lắp đặt thêm một số phụ kiện trên ô tô như: quạt, tivi, tủ lạnh mini, dàn karaoke, loa sub,… Việc lắp thêm phụ kiện này làm thay đổi thiết kế của nhà sản xuất, dẫn đến tình trạng hệ thống điện bị quá tải.
Trong khi đó, các chủ xe lại sử dụng dây điện không chuyên dụng, những mối nối điện không kín, nên rất dễ gây ra cháy nổ.
Tai nạn giao thông
Tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng, một vụ va chạm giao thông có thể gây nên một vụ cháy. Hầu hết khu vực bảo vệ như cản trước, cản sau được thiết kế khá chắc chắn để bảo vệ các bộ phận bên trong như động cơ, ắc quy hay bình xăng.
Tuy nhiên, với những cú tông mạnh, chất lỏng rất dễ bị rò rỉ, bên cạnh hơi nóng và khói là điều kiện dễ gây cháy xe. Cách tốt nhất trong trường hợp này người lái nên tránh xa chiếc xe bị hư hại càng nhanh càng tốt.
Lỗi thiết kế của nhà sản xuất
Một đầu nối ống dẫn bị hở, một con ốc vặn không chặt, nắp bình xăng đóng không kín,… cũng khiến nhiên liệu, các loại chất lỏng rò rỉ kết hợp với tia lửa điện xuất phát từ hệ thống dây dẫn bị mòn lớp vỏ cách điện có thể gây nên thảm họa.
Bảo dưỡng xe định kỳ là một thói quen tốt giúp cho xe tránh được những vụ hỏa hoạn không mong muốn
Không bảo dưỡng định kỳ
Nếu chủ xe chăm sóc tốt, chịu khó vệ sinh sạch sẽ và bảo dưỡng đúng định kỳ thì sẽ hoạt động tốt. Ngược lại, nếu việc bảo dưỡng không đều đặn có thể khiến phương tiện gặp trục trặc hoặc gây cháy nổ.
Tia lửa điện cũng có thể xuất hiện nếu đường dây dẫn đã quá mòn, ống dẫn nhiên liệu bị hở,…
Theo Báo Giao thông
Thời điểm bảo dưỡng một số bộ phận quan trọng trên xe ô tô
Dưới đây là thời điểm bảo dưỡng một số bộ phận quan trọng trên xe ô tô mà bất cứ người sử dụng xe hơi nào cũng cần ghi nhớ để có thể chăm sóc xế cưng một cách tốt nhất.
1. Thời điểm cần bảo dưỡng động cơ ô tô
Theo các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm về ô tô, đối với 1 chiếc xe hơi mới, sau 3 - 6 tháng sử dụng hoặc chạy được 3.000 km, chủ xe cần bảo dưỡng lại động cơ xe. Tuy nhiên các chuyên gia cũng cho biết, tùy vào thực trạng sử dụng của chiếc xe mà chủ nhân có thể đẩy thời điểm bảo dưỡng 'trái tim' của ô tô sớm hơn.
Sau khoảng 3-6 tháng hoạt động, chủ xe cần kiểm tra và bảo dưỡng động cơ xe
2. Thời điểm bảo dưỡng hệ thống làm mát
Hệ thống làm mát có vai trò quan trọng trong việc giải nhiệt động cơ, giúp khoang máy của xe ô tô hoạt động tốt hơn. Thông thường, chủ xe nên vệ sinh và bảo dưỡng hệ thống làm mát sau khoảng 2 - 3 năm sử dụng. Tuy nhiên các chuyên gia khuyên rằng nên thường xuyên kiểm tra hệ thống làm mát để kịp thời phát hiện ra những vấn đề trục trặc, ví dụ như bình làm mát bị cạn, bị đóng cặn hoặc bị rò rỉ...
3. Thời điểm thay dầu phanh
Cũng giống như hệ thống làm mát, thời điểm bảo dưỡng bộ phận quan trọng trên xe ô tô này đúng chuẩn là sau 2 năm sử dụng. Theo đó, khoảng sau 2 năm, chủ xe nên tiến hành thay mới dầu phanh để hệ thống phanh hoạt động nhạy bén hơn.
4. Thời điểm bảo dưỡng hệ thống trợ lực lái điện
Sau khi xe ô tô di chuyển được quãng đường 50.000 km, chủ xe nên tiến hành bảo dưỡng định kỳ hệ thống trợ lái lực điện để có thể gia tăng tuổi thọ cho xế yêu.
5. Thời điểm thay dầu hộp số sàn
Đồng thời với việc kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ hệ thống trợ lực lái điện, chủ xe nên tiến hành kiểm tra và thay mới dầu hộp số sàn sau khi xe chạy được khoảng 50.000 km.
Tuy nhiên, việc tiến hành bảo dưỡng dầu hộp số sàn nên được thực hiện tại các gara uy tín, tránh tình huống thay phải dầu hộp số sàn kém chất lượng, ảnh hưởng đến hoạt động của xe cũng như tính an toàn cho người sử dụng. Đây là kinh nghiệm chăm sóc và bảo dưỡng xe ô tô hữu ích mà những người sử dụng xe không thể bỏ qua.
Sau khi đi khoảng 50.000 km, chủ xe nên tiến hành thay dầu hộp số xe ô tô
6. Thời điểm thay dầu hộp số tự động
Sau khi xe di chuyển được lộ trình từ 70.000 - 80.000km, chủ xe nên thay dầu hộp số tự động. Thời điểm thay dầu hộp số tự động có thể sớm hơn nếu như xe thường xuyên phải chạy trong điều kiện địa hình khắc nghiệt và thời tiết xấu. Hoặc nếu như xe ít khi sử dụng, mốc thay dầu hộp số tự động có thể chậm hơn, khoảng từ 8 - 10 năm.
7. Thời điểm thay lọc gió động cơ
Theo Oto.com.vn, sau 3 năm đưa vào sử dụng, hoặc chạy được 30.000 - 40.000 km, chủ xe cần tiến hành thay lọc gió động cơ. Lọc gió nếu được chăm sóc và bảo dưỡng đúng cách sẽ hoạt động hiệu quả, hạn chế tiêu hao nhiều nhiên liệu, động cơ bền hơn...
8. Thời điểm bảo dưỡng định kỳ dây cu roa truyền động
Theo các chuyên gia, dây cu roa truyền động của ô tô nên được thay sau khi xe chạy được khoảng 70.000 - 100.000 km. Đặc biệt, chủ xe cần thường xuyên kiểm tra tình trạng của bộ phận này bởi dây cu roa rất dễ bị nứt vỡ, thủng...
9. Thời điểm bảo dưỡng, thay thế bugi
Bugi là bộ phận rất dễ bị hao mòn, chính vì vậy chủ xe nên chú trọng quan tâm đến tình trạng của chi tiết này. Thông thường sau khi xe di chuyển được 30.000 - 40.000 km hoặc sau 2 năm sử dụng, chủ xe nên tiến hành thay mới bugi.
Chủ xe nên kiểm tra thường xuyên lốp xe để đảm bảo hành trình an toàn
10. Thời điểm bảo dưỡng lốp xe
Rất khó để xác định cụ thể lốp xe sẽ sử dụng tốt trong thời gian bao lâu bởi tuổi thọ của bộ phận này còn phụ thuộc vào chất lượng lốp xe và điều kiện địa hình mà chiếc xe thường hay di chuyển qua. Ngoài ra, yếu tố khí hậu và kỹ năng lái xe của tài xế cũng ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ của lốp xe trong suốt quá trình sử dụng.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia về chăm sóc và bảo dưỡng ô tô, sau khoảng 4-5 năm sử dụng cộng thêm các yếu tố kể trên, chủ xe nên đưa xe đến các gara uy tín để thay mới lốp xe. Còn trong quá trình dùng xe, chủ xe nên chủ động thường xuyên kiểm tra áp suất lốp để hạn chế tình trạng lốp non hơi gây hao mòn lốp hoặc xảy ra tình trạng trượt bánh hay nổ lốp khi đi trên đường.
11. Thời điểm bảo dưỡng cần gạt nước
Cần gạt nước là bộ phận 'nhỏ nhưng có võ' trên xe ô tô. Đây cũng là bộ phận xe hơi chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi các tác nhân môi trường nên nếu không chăm sóc và bảo dưỡng đúng cách sẽ nhanh bị hao mòn và hỏng hóc.
Thông thường cứ 6 tháng 1 lần chủ xe nên thay mới cần gạt nước. Thời gian này có thể thay đổi linh động tùy thuộc vào chất lượng hoạt động của cần gạt nước. Tốt nhất sau mỗi lần đi dưới trời mưa hoặc dày đặc sương mù, bụi phủ, chủ xe cần làm sạch và lau khô toàn bộ hệ thống gạt nước. Đồng thời nhớ vệ sinh sạch sẽ tấm kính chắn để đảm bảo hệ thống gạt hoạt động được tốt hơn.
Theo Thời báo Đông Nam Á
Nâng cấp la-zăng ô tô có bị từ chối đăng kiểm? Một số người thích độ la-zăng cho ô tô để xe có dáng vẻ sành điệu hơn. Tuy nhiên điều này có thể sẽ bị từ chối đăng kiểm và nhiều hệ lụy khác. Trước khi thay đổi kích thước la-zăng của xe, hãy cân nhắc thật kỹ La-zăng xe là gì? La-zăng ô tô chính là vành bánh xe, mâm bánh xe...