Chạy đua tuyển sinh sớm
Khoảng một tuần qua, nhiều trường đại học lớn phía Nam đã bắt đầu công bố chỉ tiêu, ngành nghề, phương thức tuyển sinh đại học năm 2022.
Ảnh minh họa
Mặc dù còn rất lâu nữa mới chính thức nhận hồ sơ của thí sinh nhưng việc nhiều trường chạy đua tuyển sinh từ quá sớm cũng ảnh hưởng đáng kể tới môi trường giáo dục của học sinh lớp 12, kế hoạch thi tốt nghiệp THPT chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đặc biệt là nhiều nơi học sinh lớp 12 vẫn chưa thể tới trường, vẫn đang học trực tuyến do ảnh hưởng của dịch bệnh. Ngoài ra, các trường đại học hiện sử dụng nhiều phương thức tuyển sinh như điểm học bạ, điểm thi tốt nghiệp, thi đánh giá năng lực, kết hợp các phương thức trên, xét tuyển ưu tiên ngoại ngữ… khiến thí sinh cũng bối rối, gặp nhiều khó khăn.
Theo một chuyên gia giáo dục, việc cho phép các trường đại học tự chủ trong tuyển sinh, tự xây dựng đề án tuyển sinh là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên việc đưa ra các thông tin quá sớm về kỳ tuyển sinh cũng ít nhiều ảnh hưởng tới tâm lý, kế hoạch học tập của học sinh, nhà trường.
Do áp lực cạnh tranh tuyển sinh ngày càng lớn, để thu hút sinh viên nên nhiều trường tuyển sinh gần như… quanh năm bằng nhiều loại thông tin về tuyển sinh khác nhau.
Video đang HOT
Đây là tình trạng không chỉ xuất hiện ở kỳ tuyển sinh năm 2022 mà đã bắt đầu xảy ra từ vài năm trước. Cũng theo chuyên gia này, cơ quan quản lý cần có chế tài về khung thời gian tuyển sinh của các trường đại học. Trong đó không chỉ giới hạn ở thời gian nhận hồ sơ thí sinh mà còn cả giới hạn thời gian công bố thông tin tuyển sinh.
Bởi việc công bố thông tin tuyển sinh quá sớm, khi năm học mới vừa bắt đầu chưa lâu sẽ tạo ra nhiều hệ lụy lên thí sinh.
Có thể nói, với việc cánh cổng vào đại học ngày càng dễ dàng với thí sinh, việc các trường đại học “tranh thủ” đi trước, bắt đầu từ tuyển sinh từ quá sớm đang diễn ra khá phổ biến. Thậm chí hầu hết thí sinh trúng tuyển năm học 2021 của các trường đại học đều chưa tới trường, chưa bắt đầu năm học thì kỳ tuyển sinh năm 2022 đã rục rịch bắt đầu.
Tuyển sinh đại học 2022: Xu hướng các đại học tăng chỉ tiêu xét tuyển qua kỳ thi riêng
Năm 2022, nhiều trường đại học cho biết sẽ mở rộng việc sử dụng kết quả của các kỳ thi riêng, giảm chỉ tiêu xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT.
Điểm đáng chú ý nhất trong tuyển sinh năm 2022 là nhiều trường đại học mở rộng phương thức tuyển sinh, tổ chức kỳ thi riêng để đánh giá tư duy, năng lực của học sinh.
Nhiều đơn vị đã thông báo tổ chức thi đánh giá năng lực năm 2022 như Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP.HCM, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cũng thông báo sẽ phối hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực học sinh THPT vào tháng 5/2022.
Trung tâm Khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội dự kiến năm tới tiếp tục tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực với 7-8 đợt trong năm cho thí sinh, phục vụ tuyển sinh diện rộng.
Ảnh minh họa
Ông Nguyễn Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm Khảo thí, Phó Trưởng Ban Đào tạo Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, đến nay, có gần 30 cơ sở giáo dục đại học như Trường Đại học Ngoại Thương, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Trường Đại học Thương Mại, Đại học Huế, Đại học Thái Nguyên, Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải... đã chính thức liên hệ với Đại học Quốc gia Hà Nội, đăng ký sử dụng kết quả bài thi đánh giá năng lực để xét tuyển đại học năm 2022.
Hội đồng tuyển sinh Đại học Bách khoa Hà Nội vừa đưa ra phương thức tuyển sinh dự kiến hệ đại học chính quy năm 2022. Theo đó, trường tuyển sinh bằng 3 phương án và thay đổi đáng kể về chỉ tiêu. Trường dành 10 - 20% chỉ tiêu xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT, 60 - 70% tổng chỉ tiêu bằng hình thức xét kết quả kỳ thi đánh giá tư duy do trường tổ chức và 20 - 30% chỉ tiêu xét tuyển bằng phương thức xét tuyển tài năng.
Đại diện Đại học Giao thông Vận tải cũng cho hay, trường sẽ duy trì bốn phương thức tuyển sinh như năm ngoái gồm sử dụng kết quả thi tốt nghiệp (40 - 50%), kết quả học bạ THPT (20 - 30%), tuyển thẳng học sinh giỏi quốc gia, quốc tế (1 - 2%), xét tuyển kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và kết quả thi tốt nghiệp (5 - 10%).
Trường cũng dành 20- 30% chỉ tiêu xét tuyển từ kết quả kỳ thi đánh giá tư duy do Đại học Bách khoa Hà Nội chủ trì tổ chức. So với năm ngoái, tỷ lệ chỉ tiêu xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT giảm khoảng 30%.
Đại diện Đại học Xây dựng Hà Nội cho biết, phương thức tuyển sinh của trường là dành khoảng 30% chỉ tiêu cho xét tuyển kết quả kỳ thi đánh giá tư duy do Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức. 70% còn lại là chỉ tiêu cho phương thức xét kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022.
Đại học Kinh tế Quốc dân cũng thông báo sẽ phối hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực học sinh THPT vào tháng 5/2022 để làm phương thức tuyển sinh. Thời gian tới, trường sẽ công bố số lượng chỉ tiêu và tỷ lệ xét tuyển theo từng phương thức xét cụ thể.
Đại diện Đại học Thủy lợi cho biết, dự kiến năm 2022 trường sẽ tuyển khoảng khoảng 5.200 sinh viên cho 39 ngành đào tạo. Ngoài 3 phương thức truyền thống: xét tuyển thẳng, xét kết quả học tập 3 năm THPT, xét kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT, năm nay trường áp dụng thêm phương thức xét kết quả kỳ thi đánh giá tư duy. Trong đó, phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT chiếm hơn 50% chỉ tiêu tuyển sinh của trường.
Giám đốc Sở Giáo dục Quảng Trị: nên giữ 30% điểm học bạ xét tốt nghiệp phổ thông Theo Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Trị, 30% điểm học bạ trong cơ cấu điểm tốt nghiệp là để ghi nhận quá trình học tập của học sinh. Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định công thức tính điểm xét tốt nghiệp trung học phổ thông gồm 70% dựa vào điểm thi tốt nghiệp, 30% dựa vào điểm...