Châu Phi khởi động nỗ lực tự sản xuất vaccine COVID-19
Viện Pasteur Dakar (IPD) tại Senegal đã đạt được thỏa thuận với công ty Mỹ MedInstill về sản xuất lọ vaccine phòng COVID-19.
Đây được coi là bước tiến để châu Phi có thể hoàn toàn tự sản xuất vaccine COVID-19.
Viện Pasteur Dakar (IPD) tại Senegal. Ảnh: Reuters
Liên minh châu Âu (EU) là nhà ủng hộ tài chính lớn nhất cho dự án vaccine COVID-19 của châu Phi với mục tiêu giúp IDP sản xuất 300 triệu liều vaccine COVID-19 mỗi năm và giảm phụ thuộc của “Lục địa Đen” vào vaccine nhập khẩu.
Tuy nhiên, hãng thông tấn Reuters (Anh) cho biết IPD chưa đảm bảo được thỏa thuận với các công ty dược nắm quyền sở hữu trí tuệ vaccine COVID-19 để chuyển giao công nghệ sản xuất.
Video đang HOT
Đến nay, các quốc gia châu Phi mới chỉ nhận được một phần nhỏ của số vaccine COVID-19 sản xuất toàn cầu. Công ty Aspen Pharmacare (Nam Phi) hiện là nhà sản xuất vaccine COVID-19 duy nhất tại châu Phi với vaccine Johnson & Johnson.
Reuters đã tiếp cận tài liệu nội bộ của đoàn đại biểu ngoại giao EU ở Dakar trong đó đánh giá kế hoạch của IPD đang ở giai đoạn đầu về đóng gói và sau đó mới tiến hành đầy đủ sản xuất. Tài liệu có nội dung: “Ở thời điểm này, các đối tác IPD đã ký kết là MedInstill (Mỹ) về đóng lọ và Univercells (Bỉ) về phát triển các hoạt chất”.
Những nhà ủng hộ dự án IPD tron tháng 7 tuyên bố đến cuối năm 2022, một nhà máy mới ở Senegal sẽ sản xuất 25 triệu liều vaccine COVID-19 mỗi tháng. Theo tài liệu của EU, nhà máy mới dự kiến đi vào sản xuất từ cuối quý hai năm 2022. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ IPD sẽ sản xuất loại vaccine COVID-19 nào.
Hiện có 2 giải pháp được xem xét kỹ lưỡng. Đầu tiên là bắt tay với BioNTech (Đức) để sản xuất vaccine công nghệ mRNA tại Senegal. Lựa chọn thứ hai là thỏa thuận với Univercells về việc sản xuất vaccine vector. Univercells vốn đang hợp tác với ReiThera (Italy) để sản xuất loại vaccine này.
Nhưng tài liệu của EU cũng nhấn mạnh rằng chỉ những vaccine COVID-19 được các cơ quan quản lý dược hàng đầu như Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) thông qua hoặc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thẩm định trước mới được lựa chọn để sản xuất tại Senegal. Trong khi đó, vaccine của Univercells vẫn đang trong quá trình thử nghiệm.
IDP là cơ cở duy nhất tại châu Phi sản xuất được vaccine WHO thẩm định, đó là vaccine sốt vàng da. Để đạt được điều này, nhà sản xuất phải đáp ứng mọi tiêu chuẩn quốc tế nghiêm ngặt.
EU cho biết muốn hỗ trợ phát triển các trung tâm sản xuất vaccine ở tối thiểu 3 quốc gia châu Phi trong đó có Nam Phi và Senegal.
EU chấp nhận trả giá cao hơn cho vaccine của Pfizer và Moderna
Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí trả giá cao hơn cho các đơn hàng mới đặt mua vaccine ngừa COVID-19 vì khối này đưa ra yêu cầu khắt khe hơn trong nỗ lực nhằm bảo vệ nguồn cung.
Vaccine phòng COVID-19 của hãng dược Pfizer-BioNTech. Ảnh: AFP/TTXVN
Báo Financial Times ngày 1/8 đưa tin EU đã nhất trí trả 19,5 euro (23,1 USD) cho mỗi liều vaccine của hãng Pfizer/BioNTech theo hợp đồng ký hồi tháng 5 gồm 1,8 tỷ liều, tăng so với mức giá trước đó là 15,5 euro/liều trong hai hợp đồng cung ứng ban đầu gồm 600 triệu liều. Giá một liều vaccine của hãng Moderna cũng tăng từ 22,6 USD lên 25,5 USD cho đơn hàng gồm 300 triệu liều.
Tuy nhiên, các mức trả giá mới của EU vẫn chưa bằng mức giá mà Mỹ đã đồng ý chi trả cho đơn hàng mới nhất trong tháng 7. Giá vaccine của hãng Moderna vẫn ở mức thấp nhất trong ngưỡng 25 - 37 USD mà công ty đặt ra hồi năm ngoái, nhưng Pfizer và BioNTech cho biết giá càng rẻ với đơn hàng càng lớn.
Một quan chức EU cho biết giá vaccine tăng lên vì đã có thêm bằng chứng về tính hiệu quả của vaccine và tác động tích cực của vaccine khi giúp nhiều nền kinh tế mở cửa trở lại và phục hồi sau giai đoạn suy thoái do dịch bệnh.
Ủy ban châu Âu (EC) cho biết hợp đồng mới đặt mua vaccine cũng có điều khoản nêu rõ các hãng dược trên "phải đảm bảo giao hàng đúng hẹn".
Tất cả các loại vaccine đang được sử dụng tại châu Âu đã chứng tỏ hiệu quả, nhưng riêng vaccine của hãng AstraZeneca và Johnson & Johnson đang bị một số nước hạn chế hạn chế sử dụng do lo ngại có các thành phần làm đông máu.
Hiệu quả mạnh mẽ của liều 3 vắc xin Pfizer với "quái vật" Delta Hãng Pfizer (Mỹ) công bố nghiên cứu cho thấy, việc tiêm mũi 3 của vắc xin Covid-19 mà họ hợp tác sản xuất với BioNTech (Đức), mang lại hiệu quả mạnh mẽ trong việc chống lại biến chủng Delta nguy hiểm. Biến chủng Delta đang gây ra làn sóng lây nhiễm bùng nổ trên khắp thế giới (Ảnh minh họa: Reuters). Dữ liệu...