Châu Âu phát hành đồng euro điện tử vào năm 2023
Ngân hàng Trung ương châu Âu vừa xác nhận kế hoạch phát triển đồng euro kỹ thuật số, tham gia cuộc đua tiền mã hóa tập trung.
Ngân hàng Trung ương châu Âu ( ECB) đang tiến hành các cuộc thử nghiệm nội bộ với đồng euro điện tử và dự kiến sẽ phát hành vào cuối năm 2023. Sau đó, các quốc gia trong Liên minh sẽ đánh giá hiệu quả của đồng tiền và chính thức đưa vào hoạt động trong năm 2025.
Theo ECB, đồng tiền vẫn sẽ hoạt động như đồng euro bình thường nhưng trên nền tảng số. “Phiên bản điện tử của đồng tiền sẽ được Eurosystem phát hành đến toàn thể người dân và các doanh nghiệp”, ngân hàng cho biết.
ECB đang tiếp tục thử nghiệm các thiết kế và hệ thống cho đồng euro kỹ thuật số.
Thị trường tiền điện tử phát triển với tốc độ nhanh chóng trong những năm gần đây. Nhận thấy xu hướng này, chính quyền nhiều nước đã đưa ra các biện pháp phù hợp để phục vụ nhu cầu giao dịch tiền số của công dân.
Trong đó, một số quốc gia đã thông qua luật hợp pháp hóa và quản lý tiền mã hóa. El Salvador là quốc gia đầu tiên hợp pháp hóa Bitcoin. Chính quyền nước này đã đẩy mạnh áp dụng Bitcoin thông qua ví Chivo, đồng thời lắp đặt 200 máy ATM Bitcoin trên khắp đất nước hỗ trợ người dân đổi tiền mã hóa lấy USD.
Video đang HOT
“Đồng euro kỹ thuật số sẽ hỗ trợ tiền giấy thay vì thay thế nó. Eurosystem sẽ đảm bảo người dân có thể sử dụng tiền mặt trên toàn lãnh thổ liên minh. Tiền mã hóa chỉ là một trong nhiều lựa chọn giúp người dân thực hiện thanh toán tiện lợi và dễ dàng hơn”, ECB chia sẻ.
Dự luật giới thiệu đồng euro kỹ thuật số sẽ phải thông qua Nghị viện châu Âu
Paschal Donohoe, lãnh đạo nhóm các bộ trưởng tài chính khu vực đồng euro, cũng đề cập đến đồng euro số trong chương trình nghị sự gửi cho các bộ trưởng tài chính trong khu vực.
“Chúng ta phải đẩy nhanh tốc độ thực hiện”, Thủ tướng Đức Olaf Scholz, từng là Bộ trưởng tài chính, khẳng định với Politico vào năm 2021.
“Tôi cho rằng các quốc gia trong khu vực đồng euro nên chủ động tham gia vào tiến trình phát hành đồng kỹ thuật số”, ông Scholz nhận định.
Theo Politico, loại hình tiền kỹ thuật số này sẽ phải thông qua Nghị viện châu Âu để ban hành văn bản luật và các quy định pháp lý cụ thể.
Các loại hình tài sản kỹ thuật số trở thành một từ khóa phổ biến xuyên suốt năm 2021. Các loại tiền số từng đạt mức cao kỷ lục trong năm qua và mang lại lợi nhuận đáng kinh ngạc. Vì thế, chính phủ các quốc gia trên thế giới cũng bắt đầu xem xét nghiên cứu và xây dựng công nghệ ứng dụng tiền ảo.
Trung Quốc đang thử nghiệm phát triển tiền kỹ thuật số quốc gia, tuy nhiên chỉ giới hạn ở một số thành phố và Thế vận hội mùa đông 2022 tại Bắc Kinh.
Chỉ tính trong khu vực châu Á, nhiều quốc gia đã triển khai các đồng tiền kỹ thuật số của riêng mình. Mới đây, Trung Quốc thông báo thử nghiệm đồng NDT điện tử phục vụ vận động viên và du khách quốc tế tại Thế vận hội mùa đông 2022.
Trong khi đó, Nhật Bản sắp sửa phát hành stablecoin theo đồng yên, dự kiến sẽ bắt đầu được sử dụng vào năm 2023, theo Nikkei Asia. Campuchia cũng là một trong những nước đầu tiên trên thế giới có tiền điện tử Bankong được phát hành bởi ngân hàng Trung ương.
Tại Việt Nam, hoạt động đầu tư tiền số chưa được pháp luật công nhận và bảo vệ. Tuy nhiên, tháng 6/2021, Ngân hàng Nhà nước vừa được giao nhiệm vụ nghiên cứu, thí điểm sử dụng tiền điện tử dựa trên công nghệ chuỗi khối trong giai đoạn 2021-2025.
Microsoft ghi nhận cuộc tấn công DDoS lớn nhất cho đến nay
Microsoft cho biết họ đã khắc phục được sự cố từ cuộc tấn công từ chối dịch vụ (DDoS) với lưu lượng lên đến 2,4 Tbps vào tháng 8 năm nay.
Theo Theverge , cuộc tấn công nhắm mục tiêu vào một khách hàng của Azure ở châu Âu và cao hơn 140% so với lượng băng thông tấn công cao nhất mà Microsoft ghi nhận vào năm 2020. Nó cũng vượt quá lưu lượng truy cập cuộc tấn công lớn nhất trước đó là 2,3 Tbps nhắm vào Amazon Web Services năm ngoái.
Microsoft đã ghi nhận cuộc tấn công DDoS có lưu lượng lớn nhất từ trước đến nay
Microsoft cho biết cuộc tấn công kéo dài hơn 10 phút, với các đợt bùng nổ lưu lượng trong thời gian ngắn và đạt đỉnh điểm là 2,4 Tbps. Các cuộc tấn công DDoS thường được sử dụng để buộc các trang web hoặc dịch vụ không thể truy cập do một lượng lớn lưu lượng truy cập mà máy chủ web không thể xử lý. Chúng thường được thực hiện thông qua một mạng botnet - một mạng lưới các máy đã bị xâm nhập bằng cách sử dụng phần mềm độc hại để điều khiển chúng từ xa. Azure có thể vẫn duy trì trực tuyến trong suốt cuộc tấn công nhờ khả năng hấp thụ hàng chục terabits (Tb) các cuộc tấn công DDoS.
Giám đốc chương trình cấp cao của nhóm mạng Azure Amir Dahan cho biết, "Lưu lượng tấn công bắt nguồn từ khoảng 70.000 nguồn và từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, chẳng hạn như Malaysia, Việt Nam, Đài Loan, Nhật Bản và Trung Quốc, cũng như Mỹ".
Mặc dù số lượng các cuộc tấn công DDoS đã tăng lên vào năm 2021 trên Azure nhưng tốc độ tấn công tối đa đã giảm xuống còn 625 Mbps trước cuộc tấn công 2,4 Tbps nói trên. Microsoft không nêu tên khách hàng Azure ở châu Âu đã bị nhắm mục tiêu, nhưng các cuộc tấn công như vậy cũng có thể được sử dụng làm vỏ bọc cho các cuộc tấn công thứ cấp nhằm phát tán phần mềm độc hại và xâm nhập vào hệ thống của công ty.
Cổng Lightning của iPhone sẽ không biến mất, bất kể Châu Âu nói gì Cổng Lightning chỉ biến mất khi Apple muốn như thế.Nếu bạn xem tin tức công nghệ gần đây, bạn có thể thấy đề xuất mới của Ủy ban Châu Âu (EC) về việc buộc smartphone và các thiết bị điện tử nhỏ sử dụng USB-C để sạc. Nhìn bề ngoài, có vẻ như đề xuất của EC nhắm trực tiếp vào Apple. Theo...