Châu Âu chia rẽ vì chuyện ngũ cốc Ukraine
Ủy ban châu Âu (EC) thúc giục Ba Lan, Slovakia và Hungary “có thái độ xây dựng” sau khi 3 nước nhất quyết cấm nhập khẩu ngũ cốc Ukraine, bất chấp quyết định ngược chiều của EC.
Reuters dẫn lời phát ngôn viên của EC ngày 17/9 xác nhận đã được 3 nước thành viên là Ba Lan, Slovakia và Hungary thông báo về việc họ sẽ tiếp tục các biện pháp hạn chế đơn phương nhắm vào ngũ cốc Ukraine, sau khi EC ra quyết định chấm dứt các lệnh hạn chế đó vào ngày 15/9.
Ukraine từng là một trong những nhà xuất khẩu ngũ cốc hàng đầu thế giới trước khi chiến sự nổ ra. Ảnh: CNN/EPA
“Điều quan trọng lúc này là tất cả các nước đều làm việc với thái độ thỏa hiệp và mang tính xây dựng”, quan chức EC tuyên bố, nhưng không nêu biện pháp mà Liên minh châu Âu (EU) có thể thực hiện nếu 3 quốc gia kể trên khước từ thực hiện giải pháp chung của EU.
Ukraine từng là một trong những nhà xuất khẩu ngũ cốc hàng đầu thế giới. Do tác động của chiến sự, Ukraine hơn một năm qua trông cậy vào các quốc gia láng giềng để đưa ngũ cốc ra thị trường thế giới bằng đường bộ, bên cạnh tuyến đường truyền thống đi qua biển Đen.
Tuy nhiên, ngũ cốc và hạt có dầu Ukraine giá rẻ hơn tràn ngập vào các nước láng giềng đã làm ảnh hưởng đến thu nhập của người nông dân bản địa, dẫn đến việc chính phủ các nước này cấm nhập khẩu nông sản từ Ukraine. Các biện pháp hạn hế đó đã kéo theo một loạt cuộc tranh cãi giữa Kiev và giới chức một số nước chia sẻ biên giới chung, nhất là Ba Lan.
Theo Reuters, tháng 5/2023, để ngăn các nước hành động đơn phương, EU ban bố lệnh hạn chế nhập khẩu ngũ cốc Ukraine vào các nước láng giềng. Nông sản Ukraine theo đó được phép đi qua lãnh thổ các nước láng giềng với điều kiện chúng phải được bán ở các thị trường khác.
Hôm 15/9, EU chấm dứt biện pháp hạn chế sau khi Ukraine cam kết thực hiện các biện pháp nhằm thắt chặt kiểm soát xuất khẩu sang các nước láng giềng. Tuy nhiên, các quốc gia láng giềng Ukraine không đồng tình với động thái của EU.
Bộ trưởng Nông nghiệp Ba Lan Robert Telus ngày 17/9 thậm chí nêu rõ: “Lệnh cấm của Ba lan bao gồm bốn loại ngũ cốc, nhưng cũng theo yêu cầu của tôi và của nông dân, lệnh cấm đã được mở rộng để bao gồm các bữa ăn từ các loại ngũ cốc này: ngô, lúa mì, hạt cải dầu, để những sản phẩm này cũng không ảnh hưởng đến thị trường Ba Lan”.
Video đang HOT
Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki nói thêm: “Chúng tôi sẽ gia hạn lệnh cấm này bất chấp sự bất đồng của họ, bất chấp sự bất đồng của EC. Chúng tôi sẽ làm điều đó vì đó là lợi ích của người nông dân Ba Lan”.
Ukraine nhiều lần phản đối các biện pháp hạn chế nhắm vào ngũ cốc nước này. Cách đây 10 ngày, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky kêu gọi các nước EU ngưng cản trở hoạt động xuất khẩu ngũ cốc của Kiev, cảnh báo sẵn sàng “đấu tranh tại các tòa trọng tài”.
“Chúng tôi cần xuất khẩu ngũ cốc, bởi chúng tôi cần vốn”, ông Zelensky nói. “Nếu phải đấu tranh tại các tòa trọng tài, chúng tôi sẽ làm điều đó dù không muốn. Nếu chúng tôi cần đấu tranh trên nền tảng của các tổ chức quốc tế, chúng tôi sẽ chiến đấu ở đó”.
Ngũ cốc và khí đốt Chuyển động mới trong cuộc xung đột Nga, Ukraine
Hai vấn đề khiến châu Âu bế tắc liên quan xung đột ở Ukraine đã được tháo gỡ phần nào trong tuần qua.
Các nước liên quan đã đạt được thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc ở Ukraine và nhất trí kế hoạch tiết kiệm khí đốt.
Chuyến tàu ngũ cốc mang theo hy vọng
Theo hãng tin Reuters, sau khi xung đột ở Ukraine nổ ra cách đây 5 tháng, con tàu đầu tiên chở ngũ cốc Ukraine đã có thể đi qua Biển Đen an toàn, rời cảng Odessa ngày 1/8 để đến Liban theo một thỏa thuận có thể được coi là tia hy vọng trong cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu ngày càng trầm trọng.
Tàu Razoni chở ngũ cốc của Ukraine di chuyển trên vùng biển phía Tây Bắc Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ ngày 2/8. Ảnh: AFP/TTXVN
Chuyến tàu chở ngũ cốc đầu tiên rời Odessa sau khi Nga và Ukraine đạt được thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc và phân bón mà Thổ Nhĩ Kỳ cùng Liên hợp quốc làm trung gian. Đây là bước đột phá ngoại giao hiếm hoi trong cuộc xung đột ở Ukraine.
Theo hành trình, tàu Razoni chở trên 26.000 tấn ngô, mang cờ Sierra Leone sẽ đến cảng Tripoli (Liban). Trước khi tàu Razoni rời đi, các quan chức Ukraine cho biết 17 tàu đã cập cảng Biển Đen với gần 600.000 tấn hàng hóa, chủ yếu là ngũ cốc. Ukraine, được coi là vựa ngũ cốc của châu Âu, hy vọng sẽ xuất khẩu 20 triệu tấn hàng còn tồn trong các hầm chứa và 40 triệu tấn từ vụ thu hoạch đang diễn ra.
Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres cho biết ông hy vọng chuyến tàu rời Ukraine nói trên sẽ là chuyến đầu tiên trong nhiều chuyến tàu như vậy và LHQ sẽ thuê một con tàu để bổ sung nguồn hàng viện trợ. Ông Guterres nói với các phóng viên ở New York: "Những người đang ở bên bờ vực nạn đói cần có những thỏa thuận này để tồn tại. Các quốc gia bên bờ vực phá sản cũng cần những thỏa thuận này để giữ cho nền kinh tế tồn tại". Trước đó, LHQ đã cảnh báo về nguy cơ xảy ra nhiều nạn đói trong năm nay.
Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba gọi đây là "ngày cứu trợ cho thế giới", đặc biệt là cho những người ở Trung Đông, châu Á và châu Phi.
Về phần mình, ngày 1/8, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov đã hoan nghênh tin tức về chuyến tàu trên. Ông Peskov xem đây là thông tin tích cực, đồng thời bày tỏ hy vọng tất cả các bên liên quan sẽ thực thi đầy đủ thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc được ký tại Istanbul hồi tháng 7 vừa qua.
Từ Brussels, Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã hoan nghênh chuyến tàu chở ngũ cốc từ Ukraine là bước đầu tiên hướng tới từng bước giải quyết cuộc khủng hoảng lương thực hiện nay.
Tại Thổ Nhĩ Kỳ, Bộ trưởng Quốc phòng Hulusi Akar tuyên bố Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng hỗ trợ vận chuyển lương thực và phân bón đang đợi xuất khẩu tại các cảng của Nga ở Biển Đen. Trả lời phỏng vấn hãng tin Anadolu, ông nêu rõ hiện vẫn còn thực phẩm và nhiều mặt hàng hóa chất tại các cảng của Nga. Việc vận chuyển số hàng này là vấn đề tách biệt với thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine. Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng hỗ trợ cho công tác vận chuyển số hàng hóa này.
Xung đột giữa Nga và Ukraine từ ngày 24/2 đã dẫn đến cuộc khủng hoảng lương thực và năng lượng trên toàn thế giới. Hai nước đều là những nhà xuất khẩu nông sản hàng đầu. Từ hồi cuối tháng 2, hoạt động xuất khẩu ngũ cốc từ Ukraine đã bị gián đoạn nghiêm trọng. Nga đã phủ nhận trách nhiệm về cuộc khủng hoảng lương thực, cho rằng chính các lệnh trừng phạt của phương Tây và thủy lôi mà Ukraine rải ở Biển Đen mới là nguyên nhân cản trở xuất khẩu ngũ cốc.
EU quyết tâm tiết kiệm 15% tiêu thụ khí đốt
Ngoài thỏa thuận về ngũ cốc, thỏa thuận về tiết kiệm năng lượng cũng là một diễn biến quan trọng nữa tại châu Âu liên quan tới cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine.
Trạm trung chuyển khí đốt OGE ở Werne, miền Tây Đức ngày 24/3. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, tại hội nghị bất thường diễn ra ngày 26/7 ở Brussels (Bỉ), bộ trưởng năng lượng 27 nước thành viên EU đã đạt được thỏa thuận cắt giảm 15% lượng khí đốt tiêu thụ.
Theo đó, các nước EU sẽ tự nguyện cắt giảm 15% lượng khí đốt tiêu thụ trong khoảng thời gian từ tháng 8/2022 đến tháng 3/2023 so với mức tiêu thụ trung bình giai đoạn 2017-2021. Mục tiêu cắt giảm này có thể trở thành bắt buộc trong trường hợp khẩn cấp về nguồn cung. So với đề xuất ban đầu, thẩm quyền quyết định trường hợp khẩn cấp không thuộc về EC mà sẽ do đa số các quốc gia thành viên quyết định.
Bên cạnh đó, mục tiêu cắt giảm 15% sẽ không áp dụng đối với tất cả các nước EU và các ngành công nghiệp mà sẽ có những trường hợp ngoại lệ. Các quốc gia được miễn trừ bao gồm Ireland, Malta và CH Síp. Các nước này không được kết nối với hệ thống khí đốt của những quốc gia thành viên khác nên không thể được chia sẻ khí đốt dự phòng trong trường hợp khẩn cấp về nguồn cung.
Ngay sau khi kết thúc hội nghị, Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck cho biết thỏa thuận vừa đạt được chứng minh EU không thể bị chia rẽ và vẫn đoàn kết khi phải đối mặt với đợt cắt giảm nguồn cung khí đốt mới nhất của Nga. Bộ trưởng Năng lượng Malta Miriam Dalli ca ngợi thỏa thuận là thông điệp mạnh mẽ về đoàn kết.
Nhưng cơ sở cho những tuyên bố này có vẻ không thực sự chắc chắn bởi ngay trước và sau khi thỏa thuận được thông qua, nhiều nước thành viên EU đã bày tỏ phản đối hoặc hoài nghi.
Trước thềm cuộc họp ngày 26/7, giới chức EU thừa nhận ít nhất 12 trong số 27 quốc gia thành viên đã nêu quan ngại về đề xuất cắt giảm lượng khí đốt tiêu thụ. Còn sau khi thỏa thuận được thông qua với mục tiêu được đánh giá là thấp hơn kỳ vọng, đại diện một số nước tiếp tục thể hiện thái độ hoài nghi hoặc tìm cách giải thích theo cách riêng đối với mục tiêu cắt giảm.
Bất đồng giữa các quốc gia thành viên EU không phải là điều hiếm gặp, nhất là trong bối cảnh liên minh này phải đối mặt với nhiều cuộc khủng hoảng nghiêm trọng những năm gần đây. Cuộc chiến nội bộ của EU liên quan tới vấn đề khí đốt có thể sẽ cam go hơn nhiều bởi sức nặng của tình đoàn kết khó có thể so sánh với lợi ích quốc gia của từng nước EU khi đặt lên bàn cân.
Khí đốt được sử dụng trong quy trình sản xuất của hàng loạt ngành công nghiệp. Giá năng lượng, trong đó có khí đốt, liên tục tăng cao khiến châu Âu đứng bên bờ vực suy thoái kinh tế với mức lạm phát cao kỷ lục ở nhiều quốc gia. Trong bối cảnh đó, việc cắt giảm khí đốt có thể giáng đòn nặng nề hơn nữa vào nền kinh tế nhiều nước EU vốn đang gặp không ít khó khăn.
Ủy viên Năng lượng EU Kadri Simson đánh giá thỏa thuận đạt được ngày 26/7 có thể giúp EU vượt qua một mùa đông "bình thường", nhưng nếu mùa Đông lạnh "bất thường", có thể đòi hỏi các biện pháp khắc nghiệt hơn nữa.
Phiến quân chiếm giữ hai doanh trại quân đội ở Mali Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, giới chức địa phương Mali cho biết những đối tượng có vũ trang đã chiếm giữ 2 doanh trại quân đội ở miền Bắc Mali vào ngày 17/9. Hiện trường một vụ tấn công tại Kati, Mali, ngày 22/7/2022. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Quân đội Mali xác nhận trên mạng xã hội rằng thị trấn Lere,...