Châu Âu bắt đầu đánh giá thiệt hại kinh tế
Châu Âu bắt đầu đánh giá những thiệt hại về kinh tế do dịch Covid-19, trong bối cảnh châu Á đã ghi nhận những tín hiệu tích cực.
Phải đối mặt với những thiệt hại về kinh tế chưa từng có, châu Âu đã bắt đầu nới lỏng dần lệnh phong tỏa, dù số ca mắc và tử vong vẫn còn cao. Một loạt chỉ số kinh tế không mấy khả quan đã được công bố trong ngày 30/4.
Châu Âu bắt đầu đánh giá những thiệt hại về kinh tế do dịch Covid-19, trong bối cảnh châu Á đã ghi nhận những tín hiệu tích cực. (Ảnh: Reuters)
Pháp dự báo suy giảm kinh tế 5,8% trong quý 1, Tây Ban Nha là 5,2%, trong khi tại Đức, số người thất nghiệp tăng vọt 13,2%.
Người đứng đầu Cơ quan lao động Liên bang Đức Detlef Scheele thừa nhận: “Không có gì phải bàn cãi nữa, Đức đang trong thời kỳ suy thoái lớn nhất kể từ năm 1949. Cuộc khủng hoảng diễn ra tồi tệ và toàn diện hơn bao giờ hết. Mọi chỉ số tiêu cực đi cùng nhau: thất nghiệp gia tăng, thị trường lao động sụp đổ, số lượng việc làm mới đi xuống. Về cơ bản, thị trường lao động đã bị phá vỡ”.
Ở cấp độ Khu vực đồng tiền chung châu Âu ( Eurozone), hoạt động kinh tế chứng kiến mức sụt giảm chưa từng có 3,8%. Trước sự bế tắc của Liên minh châu Âu trong việc đạt được một kế hoạch phục hồi phối hợp, Ngân hàng trung ương châu Âu một lần nữa phải đóng vai trò “cứu hỏa” khi quyết định tăng cường hơn nữa chương trình mua nợ./.
"Đại dịch COVID-19 khiến các nước G20 đối mặt với suy thoái kinh tế"
Moody's ước tính Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của G20 sẽ suy giảm 0,5%, trong đó nền kinh tế Mỹ suy giảm 2% và kinh tế Khu vực Sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) sẽ suy giảm 2,2%.
Cửa hàng tại New York, Mỹ, đóng cửa ngày 23/3/2020, trong bối cảnh dịch COVID-19 lan rộng. (Ảnh: THX/TTXVN)
Hãng xếp hạng tín dụng Moody's đã dự báo các nước G20 sẽ có thể suy thoái kinh tế trong năm nay vì đại dịch COVID-19.
Trong dự báo công bố ngày 25/3, Moody's ước tính Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của G20 sẽ suy giảm 0,5%, trong đó nền kinh tế Mỹ suy giảm 2% và kinh tế Khu vực Sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) sẽ suy giảm 2,2%.
Tuy nhiên, Trung Quốc dù là nơi dịch COVID-19 hoành hành nghiêm trọng nhất thế giới, nhưng có thể chứng kiến tăng trưởng kinh tế ở mức 3,3%.
Con số này tất nhiên thấp hơn nhiều mức tăng trưởng trung bình thường thấy của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới./.
Bích Liên
Thế khó của EU trong xây dựng biện pháp tái thiết kinh tế hậu COVID-19 EC đang đối mặt với nhiều khó khăn trong việc xây dựng biện pháp tái thiết và thúc đẩy sự phục hồi của nền kinh tế châu Âu sau những thiệt hại nặng nề do đại dịch COVID-19. Biểu tượng đồng euro. (Ảnh: AFP/TTXVN) Ủy ban châu Âu (EC) đang đối mặt với nhiều khó khăn trong việc xây dựng biện pháp tái...