Châu Á: “Ngôi sao mới” trong giáo dục đại học
Bảng xếp hạng các trường đại học trên thế giới của tổ chức giáo dục Times Higher Education (THE) chứng kiến lĩnh vực giáo dục đại học tại châu Á đang phát triển mạnh trong những năm gần đây.
Trường Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore.
Giáo dục đại học tại phương Tây đã mất dần vị thế trong khi ngôi vị dần được chuyển giao sang phương Đông.
Cụ thể, năm 2016, chỉ hai trường đại học tại Trung Quốc lọt vào bảng xếp hạng tốp 200 thế giới. Đến năm 2021, con số này tăng lên là 7. Dẫn đầu là Trường Đại học Thanh Hoa, thành phố Bắc Kinh, Trung Quốc, cũng là trường đại học đầu tiên của châu Á lọt tốp 20 thế giới.
Cùng thời gian, Hồng Kông đã góp tên mình với 5 cơ sở giáo dục đại học, trong khi Hàn Quốc là 7 trường. Singapore, một trong những quốc gia sở hữu lĩnh vực giáo dục đại học phát triển nhanh nhất thế giới, đã góp tên Trường Đại học Công nghệ Nanyang trong tốp 50.
Bảng xếp hạng các trường đại học trên thế giới của THE dựa trên phân tích hơn 13 triệu ấn phẩm nghiên cứu, 80 triệu bài báo khoa học và khảo sát 22.000 học giả trên thế giới. Bảng xếp hạng đưa ra cái nhìn mạnh mẽ về trạng chuyển dịch của nền kinh tế tri thức thế giới. Bức tranh hiện đang rất rõ ràng. Các trường đại học châu Á đã tăng từ 26% trong năm 2016 lên 32% trong năm 2021.
Các cường quốc phương Tây như Mỹ, Anh, Tây Âu vẫn chiếm ưu thế cả về tổng thể lẫn những vị trí cao nhất. Nhưng khi giáo dục đại học tại Đông Á phát triển, Anh đã đánh rơi 5 cơ sở giáo dục đại học trong khi Mỹ mất 3 trường trong tốp 200.
Đại dịch Covid-19 có khả năng thay đổi cán cân giáo dục đại học trong nhiều năm tới. Trước đó, trong nhiều thập kỷ, sinh viên châu Á nuôi tham vọng du học phương Tây. Nhiều người nỗ lực ở lại, góp phần không nhỏ vào nền kinh tế các quốc gia phương Tây.
Video đang HOT
Nhưng Trung Quốc, một trong những quốc gia đi đầu tại châu Á, đã tìm cách thu hút nhân tài quốc tế đến học tập và làm việc.
Quá trình này được đẩy nhanh bởi Covid-19. Trong khi các trường đại học phương Tây vật lộn vì nguồn thu học phí giảm, số lượng sinh viên quốc tế giảm, các trường đại học tại Đông Á vẫn tiếp tục phát triển.
Chẳng hạn tại Trung Quốc, ngân sách giáo dục đại học đã tăng thêm 12% từ năm 2019 đến năm 2020. Nhật Bản đạt mục tiêu huy động 10 nghìn tỷ yên cho một trường đại học vào năm 2022.
Đài Loan đã phân bổ thêm 83,6 tỷ đài tệ cho các trường đại học trong 5 năm tới. Tại Malaysia, chính phủ chi 20% ngân sách quốc gia năm 2021 cho lĩnh vực giáo dục.
Dữ liệu của THE cũng cho thấy các trường đại học trẻ, năng động tập trung nhiều tại Đông Á. Những trường này có tuổi đời dưới 50 năm nhưng được kỳ vọng sẽ phát triển nhanh chóng trong vài thập kỷ tới để cạnh tranh với các trường đại học lâu đời trên thế giới.
Danh sách này dẫn đầu bởi Trường Đại học Công nghệ Nanyang của Singapore, được thành lập vào năm 1991. 3 trường tiếp theo đến từ Hàn Quốc với Viện Khoa học và Công nghệ Quốc gia Ulsan (14 năm tuổi) và 2 trường đại học tại Hồng Kông (30 năm tuổi).
Kết quả này đang gióng lên hồi chuông cảnh báo với các trường đại học phương Tây. Khi Cách mạng Công nghiệp 4.0 xuất hiện, các trường đại học trẻ đã nhanh chóng thích nghi, nắm bắt xu hướng đào tạo lĩnh vực Trí tuệ nhân tạo, Vật liệu và Công nghệ sinh học.
Trung Quốc đã vượt qua Mỹ về số lượng ấn phẩm nghiên cứu trong lĩnh vực Khoa học và Kỹ thuật. Điều này đòi hỏi các trường đại học phương Tây phải thay đổi lĩnh vực giáo dục đại học sang hướng hợp tác, cởi mở và đa dạng hơn.
4 trường ĐH Việt Nam lọt top bảng xếp hạng nổi tiếng thế giới
ĐH Quốc gia Hà Nội đạt thứ hạng 401-600 thế giới trong Bảng xếp hạng THE. Tiếp sau là Trường ĐH Tôn Đức Thắng (401-600), Trường ĐH Bách khoa Hà Nội (601-800), và Trường ĐH Phenikaa (801-1000)
Tạp chí Times Higher Education (THE) tối 21-4 đã công bố kết quả xếp hạng của bảng xếp hạng THE Impact Rankings. Đây là bảng xếp hạng được công bố từ năm 2019 của Times Higher Education, tiên phong lấy việc thực hiện 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc làm tiêu chí xếp hạng các tổ chức giáo dục đại học trên toàn cầu.
Lần đầu tham gia trong kỳ xếp hạng củaImpact Rankings của Times Higher Education năm 2021, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) đã được đánh giá cao về các hoạt động phát triển, đặc biệt là việc cung cấp dịch vụ giáo dục chất lượng, góp phần thực hiện các nhiệm vụ quốc gia liên quan đến các mục tiêu phát triển bền vững với thứ hạng 401-600, trở thành 1 trong 2 cơ sở giáo dục đứng đầu ở Việt Nam trong bảng xếp hạng này.
Trường ĐH Phenikaa lọt top 801-1000 trong bảng xếp hạng THE
THE Impact Rankings công bố kết quả xếp hạng lần đầu năm 2019, hướng tới đo lường sự thành công của tổ chức giáo dục đại học trong việc thực hiện 17 mục tiêu phát triển bền vững (Sustainable Development Goals - SDGs) của Liên Hiệp Quốc (có hiệu lực kể từ năm 2016), kêu gọi hành động toàn cầu với mục tiêu xây dựng xã hội hoà bình, công bằng và thịnh vượng. Nói cách khác, Bảng xếp hạng này đánh giá tầm ảnh hưởng (Impact) và đóng góp của các cơ sở giáo dục đối với sự phát triển xã hội, phát triển con người, bảo vệ môi trường sống.
Trong kỳ xếp hạng năm 2021, trong số 1.115 cơ sở giáo dục đại học tham gia xếp hạng THE Impact Rankings, ĐHQGHN lần đầu tham gia tại 7 SDGs (bao gồm: Hợp tác để hiện thực hóa các mục tiêu phát triển, Sức khỏe và cuộc sống tốt, Bình đẳng giới, Giáo dục có chất lượng, Tăng trưởng kinh tế và việc làm bền vững, Giảm bất bình đẳng, Hòa bình, công bằng và thể chế vững mạnh) và đã có thứ hạng nổi bật ở 4 SDG. Cụ thể:
SDG 4: Giáo dục chất lượng (Quality Education): ĐHQGHN ở vị trí 92/966 cơ sở giáo dục tham gia xếp hạng. Đây là mục tiêu có thứ hạng cao nhất và ĐHQGHN đã đạt vào nhóm 100 thế giới ở mục tiêu này.
SDG 5: Bình đẳng giới (Gender Equality): ĐHQGHN thuộc nhóm 101-200/776 cơ sở giáo dục tham gia xếp hạng.
SDG 8: Việc làm và tăng trưởng kinh tế (Decent work and economic growth): ĐHQGHN thuộc nhóm 201-300/685 cơ sở giáo dục tham gia xếp hạng.
SDG 17: Hợp tác để hiện thực hoá các mục tiêu (Partnership for the goals): ĐHQGHN thuộc nhóm 401-600/1154 cơ sở giáo dục tham gia xếp hạng.
Ngoài ra, ĐHQGHN còn được xếp hạng ở các SDG khác như SDG 3 (Sức khoẻ và cuộc sống hạnh phúc) với vị trí 601-800, SDG 10 (Giảm bất bình đẳng) với vị trí 301-400, SDG 16 (Hoà bình, công bằng và thể chế vững mạnh) ở vị trí 301-400. Như vậy, trong 7 hạng mục/mục tiêu tham gia xếp hạng, 5 mục tiêu của ĐHQGHN có thứ hạng thuộc nhóm 400 trở lên.
Bên cạnh ĐH QGHN, 3 trường ĐH khác của Việt Nam cũng lọt bảng xếp hạng. Đó là Trường ĐH Tôn Đức Thắng (401-600), Trường ĐH Bách khoa Hà Nội (601-800), và Trường ĐH Phenikaa (801-1000).
Thứ hạng các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam trong BXH THE Impact Rankings (Nguồn: timeshighereducation.com)
Cả 4 cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam đều được xếp hạng cao ở SDG số 8 (Tăng trưởng kinh tế và việc làm bền vững). Tuy nhiên, duy nhất ĐHQGHN có thứ hạng cao ở SDG 4 (Giáo dục có chất lượng), với 71,4 điểm, đứng thứ 92 thế giới. Đây cũng là mức điểm cao nhất mà các cơ sở giáo dục của Việt Nam đạt được. Chỉ số về Bình đẳng giới (SDG 5) cũng là thế mạnh của ĐHQGHN và Trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Trong khi đó SDG 11 (Thành phố và cộng đồng bền vững) là 1 trong 3 chỉ số nổi bật của Trường ĐH Tôn Đức Thắng và Trường ĐH Phenikaa.
Đứng đầu Bảng xếp hạng THE Impact Rankings 2021 là Đại học Manchester (Vương quốc Anh), 3 vị trí kế tiếp là các trường đại học thuộc Úc (University of Sydney, RMIT, và La Trobe University).
Tại khu vực Đông Nam Á, Thái Lan có 25 trường đại học nằm trong Bảng xếp hạng này. Malaysia có 19 trường, Indonesia có 18 trường, Philippines có 5 trường có mặt trong Bảng xếp hạng này.
Những trường đại học hàng đầu ở châu Á năm 2021 Đại học Quốc gia Singapore là trường đại học được xếp hạng đầu tiên trong khu vực châu Á về danh tiếng học thuật cũng như chất lượng giảng viên. 1. Đại học Quốc gia Singapore (NUS) Đại học Quốc gia Singapore là trường được xếp hạng đầu tiên trong khu vực châu Á về danh tiếng học thuật cũng như về giảng...