“Chất xơ” diệu kỳ
Người xưa có câu “cơm không rau như đau không thuốc” để diễn tả tầm quan trọng của rau củ quả – nguồn cung cấp chất xơ trong thực đơn hằng ngày.
Ảnh minh họa
Nhiều chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, chất xơ mang đến điều diệu kỳ đối với sức khỏe con người. Dưới đây là một số tác dụng của chất xơ:
Video đang HOT
“Thuốc” chống táo bón: Nhờ khả năng thẩm thấu nước làm tăng khối lượng bã thải, kích thích nhu động ruột non, ruột già, dạ dày co bóp mạnh, chất xơ là “liều thuốc” chống táo bón hiệu quả.
Hầu hết các loại rau xanh đều chứa nhiều chất xơ (xenlulô), lợi tiêu hóa, thích hợp cho người hay bị táo bón. Ngoài ra, chất xơ còn giúp tăng cường hoạt động của hệ vi khuẩn đường ruột, góp phần giảm nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, nhất là bệnh tiêu chảy.
Giảm cholesterol trong máu, chống béo phì: Chất xơ trong rau củ quả có khả năng làm giảm hàm lượng cholesterol trong máu, giữ hàm lượng đường glucose ở mức bình thường và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh đái tháo đường, tránh thừa cân béo phì. Dù rau củ quả cung cấp nhiều chất xơ, nhưng những người thừa cân, béo phì, rối loạn glucose máu, đái tháo đường cần chú ý tăng cường ăn rau xanh, hạn chế các loại quả chín ngọt như chuối, xoài, mít, vải…
Chống lão hóa, làm mịn da đẹp tóc: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng chất xơ có khả năng chống viêm, do đó, chế độ ăn giàu chất xơ có thể làm giảm nguy cơ viêm xương khớp, viêm da, giúp thải độc cơ thể và ngăn ngừa mụn trứng cá. Các chất ô xy hóa có nhiều trong rau xanh có tác dụng chống lão hóa, giúp cơ thể trẻ lâu, da tóc mịn màng. Các loại rau lá màu xanh sẫm và các loại rau, quả màu vàng, đỏ cung cấp nguồn vitamin phong phú, góp phần tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Ăn không đủ chất xơ, chuyện gì xảy ra cho cơ thể?
Chất xơ là một thành phần thiết yếu của một chế độ ăn uống lành mạnh.
Một nghiên cứu mới đây của Trường Đại học California (Mỹ) cho biết, sau khi thu thập các dữ liệu từ những người tham gia vào cuộc nghiên cứu với định lượng các món ăn giàu chất xơ trong vòng 10 ngày, thì thấy rằng hệ vi khuẩn đường ruột có sự thay đổi đáng kể, khi có sự gia tăng của một nhóm vi khuẩn có lợi là bifidobacterium. Loại vi khuẩn này có khả năng chống lại bệnh tiêu chảy giúp khôi phục lại hệ vi sinh vật đường ruột.
"Việc tăng cường lượng thức ăn giàu chất xơ trong một thời gian ngắn đã tác động lớn đến hệ tiêu hóa", nhóm nghiên cứu của Trường Đại học California đánh giá.
Theo Giáo sư Katrine Whiteson tại Viện UCI Microbiome Initiative (Mỹ), vào thời điểm khi dịch bệnh còn hoành hành thì mọi người cần sức khỏe miễn dịch tốt chúng tôi khuyến khích mọi người nghĩ về sự đa dạng thực vật trong chế độ ăn với nhiều loại đậu, quả mọng và bơ.
"Thiếu chất xơ có nghĩa là hệ vi sinh vật đường ruột không được tối ưu hóa và dẫn đến hệ quả sức khỏe xấu liên quan đến hệ thống vi sinh vật đường ruột, lẫn hệ miễn dịch", Giáo sư Katrine Whiteson nói.
Học viện Dinh dưỡng và Ăn kiêng Hoa Kỳ có lời khuyên, phụ nữ nên tiêu thụ khoảng 25 gam chất xơ và nam giới bổ sung khoảng 38 gam mỗi ngày. Những người theo chế độ ăn low carb rất dễ rơi vào bẫy thiếu chất xơ.
Theo Bệnh viện Vinmec chế độ ăn low carb thường được áp dụng với mục đích giảm cân. Theo đó, đây là chế độ ăn giới hạn lượng carbohydrate và tăng tỉ lệ protein cũng như chất béo trong khẩu phần, mà quên rằng nền tảng của kế hoạch low carb tốt nhất là dựa trên rau củ chứ không phải thịt và các protein động vật khác.
Cần làm gì để cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh Lạm dụng kháng sinh, ăn uống, sinh hoạt không hợp lý hoặc cơ thể bị stress là những nguyên nhân khiến hệ vi sinh vật đường ruột dễ bị mất cân bằng. Lúc này cần làm gì? Hệ vi sinh vật đường ruột của chúng ta là 1 quần thể vi khuẩn sống trong ống tiêu hóa và chứa hàng chục nghìn tỷ...