Chất lượng đội ngũ giáo viên là nền tảng quan trọng nhất của mỗi ngôi trường
Chia sẻ quan điểm dưới góc độ một nhà quản lý, cô giáo Huần nhận định việc xây dựng đội ngũ chất lượng cao là nền tảng quan trọng của mỗi ngôi trường.
Từ khi còn trẻ, nuôi dưỡng ước mơ trở thành cô giáo Mầm non, cô giáo Đỗ Thị Huần luôn ý thức rèn luyện cho bản thân tính kiên trì, nỗ lực học tập và rèn luyện.
Thành công theo đuổi ước mơ khi vừa ra trường năm 1988, cô nhận công tác tại Trường Mần non Nam Sơn và bắt đầu hành trình cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”.
Đến năm 2002, nhận được sự tín nhiệm của các cấp lãnh đạo, cô giáo Đỗ Thị Huần được bổ nhiệm làm Phó hiệu trưởng trường mầm non An Hưng rồi làm Hiệu trưởng Trường Mầm non An Hồng và gắn bó với nhà trường đến hiện tại.
Trong cương vị mới với nhiều khó khăn, thử thách mới, cô luôn trăn trở làm sao để xây dựng một môi trường giáo dục toàn diện cho trẻ.
Đúc kết từ kinh nghiệm của bản thân, cô nhận định để trẻ có chất lượng giáo dục tốt thì phải có đội ngũ giỏi về chuyên môn, tâm huyết, sáng tạo và trách nhiệm.
“Với độ tuổi trẻ mầm non còn rất nhỏ nên giáo viên phải luôn ân cần, tỉ mỉ, coi trẻ như chính con của mình để mang tình yêu thương chăm sóc trẻ hàng ngày.
Khẳng định chất lượng giáo dục nhà trường sẽ là đòn bẩy trong mọi phong trào và tạo niềm tin cho phụ huynh học sinh, là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để nâng cao chất lượng giáo dục trong mỗi nhà trường” cô giáo Huần nhấn mạnh.
Chia sẻ quan điểm dưới góc độ một nhà quản lý, cô giáo Huần nhận định việc xây dựng đội ngũ chất lượng cao là nền tảng quan trọng của mỗi ngôi trường (Ảnh: NVCC)
Chia sẻ thêm về ‘bí quyết’ nâng cao chất lượng đội ngũ, cô giáo Huần cho biết: “Điều quan trọng nhất là xây dựng đội ngũ đoàn kết nhất trí cao, lớn về số lượng, đảm bảo chất lượng giáo dục hiệu quả.
Đã nhiều năm nay, nhà trường luôn có đội ngũ ổn định, đoàn kết nhất trí cao và có chuyên môn chắc chắn.
Để làm được điều đó, hàng năm Ban giám hiệu nhà trường luôn rà soát, tạo điều kiện động viên cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường tham gia các lớp đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn.
Video đang HOT
Chỉ đạo, tổ chức công tác bồi dưỡng thường xuyên, thực hiện nghiêm túc, đảm bảo chất lượng tốt, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non.
Bồi dưỡng đội ngũ bằng nhiều hình thức thiết thực, phù hợp với nhận thức khả năng từng cán bộ, giáo viên.
Trong các dịp hè các cô giáo còn được học bồi dưỡng công nghệ thông tin để ứng dụng giảng dạy hiệu quả, vận dụng kiến thức khai thác công nghệ thông tin trong thời đại tiếp cận 4.0 cho phù hợp hiệu quả.
Đến nay nhà trường đã có đội ngũ chắc về chuyên môn, tâm huyết và luôn chăm sóc giáo dục trẻ hiệu quả trong một ngôi trường đầy ắp tiếng trẻ thơ.
Bên cạnh việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tôi tích cực tổ chức tốt các Hội thi giáo viên giỏi, cô nuôi giỏi cấp trường với nội dung phong phú đa dạng.
Tạo cho giáo viên, nhân viên nhà trường cơ hội được cọ sát, mạnh dạn, chủ động và có nhiều kinh nghiệm quý trong giáo dục.
Từ đó rất nhiều giáo viên, nhân viên tích cực, tự tin tham gia các hội thi do Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức và đạt được kết quả cao.
Đến nay, tỷ lệ giáo viên nhà trường có trình độ chuyên môn đạt chuẩn là 100% và trên chuẩn là 93%. Hàng năm nhà trường có từ 8 – 10 giáo viên Giỏi các cấp”.
Để khuyến khích giáo viên nhà trường không ngừng đổi mới, sáng tạo trong công tác nuôi dạy trẻ, cô giáo Huần chú trọng đẩy mạnh phong trào viết sáng kiến giáo dục, đề tài nghiên cứu khoa học.
Với vai trò người “truyền lửa” cho tập thể giáo viên, cô giáo Huần đã có nhiều sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học đóng góp cho ngành giáo dục thành phố và đã được áp dụng tại nhà trường mang lại hiệu quả thiết thực.
Trong đó, có 3 sáng kiến được được Hội đồng khoa học của huyện, Hội đồng khoa học thành phố đánh giá cao (xếp loại A).
Theo đánh giá của giáo viên của nhà trường, cô giáo Đỗ Thị Huần luôn có những chỉ đạo kịp thời và sát sao các nhiệm vụ trọng tâm của ngành đến từng giáo viên trong trường.
Đến nay, tỷ lệ giáo viên của Trường Mầm non An Hồng có trình độ chuyên môn đạt chuẩn là 100% và trên chuẩn là 93% (Ảnh: NVCC)
“Từ khi tôi còn là giáo viên, cô Huần đã dìu dắt, giúp đỡ rất nhiều từ chuyên môn kỹ năng quản lý. Cô cũng rất quan tâm đến đời sống của mỗi giáo viên trong trường từ những việc nhỏ nhất.
Sau 16 năm quản lý, cô Huần đã quy tụ được toàn bộ cán bộ, giáo viên cùng nhau đoàn kết, nỗ lực phát triển nhà trường.
Sự linh hoạt trong lãnh đạo của tập thể Ban Giám hiệu nhà trường, đặc biệt là đóng góp của cô Huần đã góp phần đưa chất lượng giáo dục Trường Mầm non An Hồng năm sau luôn cao hơn năm trước” Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non An Hồng chia sẻ.
Song song với việc xây dựng đội ngũ chất lượng, cô giáo Huần còn tích cực tham mưu xây dựng cơ sở vật chất nhà trường khang trang hiện đại, đáp ứng cho công tác tuyển sinh hàng năm.
Cô giáo Đỗ Thị Huần cho biết thêm: “Ban đầu, nhà trường có 4 điểm trường lẻ với 4 khu nhà cấp 4 đến nay đã quy hoạch lại 1 khu trường tại trung tâm xã An Hồng với những dãy lớp học khang trang, xanh – sạch – đẹp và an toàn.
Hàng năm, nhà trường vẫn chú trọng đầu tư sửa chữa và mở rộng các khu vui chơi cho trẻ.
Bên cạnh đó, nhà trường tăng cường phối kết hợp các đơn vị doanh nghiệp xin hỗ trợ các điều kiện bổ sung giàn cây bóng mát, đồ chơi trên sân trường, phối kết hợp tổ chức ngày hội, ngày lễ, hoạt động trải nghiệm cho trẻ tại các đơn vị bộ đội hiệu quả.
Nhà trường luôn chỉ đạo thực hiện tốt công tác an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích cho trẻ, đồ dùng, đồ chơi luôn được sửa chữa cải tạo an toàn và đẹp mắt”.
Năm 2013, Trường Mầm non An Hồng đủ điều kiện được công nhận trường Mầm non đạt Chuẩn quốc gia mức độ I, đạt kiểm định chất lượng cấp độ III.
Ghi nhận những cống hiến của cô giáo Đỗ Thị Huần, từ năm 2000 đến năm 2021 liên tục được công nhận là “Chiến sĩ thi đua” cấp cơ sở và thành phố. Năm 2019, cô vinh dự được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
Đến năm 2020, cô là một trong 11 cá nhân xuất sắc được trao tặng danh hiệu “Nhà giáo Ưu tú” và Bằng khen của Uỷ ban nhân dân thành phố.
Chỉ có 1 học sinh đến trường, lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội lên tiếng
Dù Hà Nội cho học sinh lớp 12 trở lại trường học trực tiếp (từ ngày 6/12) nhưng số lượng đi học khiêm tốn, có trường chưa được10 em đến lớp.
Chỉ có 1 học sinh đến trường, lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội nói gì? (Nguồn: Vietnamnet)
Tại Trường THPT Trần Nhân Tông có tất cả 681 học sinh khối 12 chia làm 15 lớp. Theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội, mỗi buổi học chỉ có 50% số lớp 12 đến trường, cụ thể, trường chia 7 lớp học trực tiếp vào các ngày Thứ Hai - Thứ Tư- Thứ Sáu; 8 lớp còn lại đến trường vào Thứ Ba - Thứ Năm - Thứ Bảy. Như vậy, theo kế hoạch, mỗi ngày trường sẽ đón khoảng hơn 300 học sinh khối 12.
Bà Phạm Thị Kiều Oanh, Phó Hiệu trưởng nhà trường cho hay, do thực tế tình hình dịch bệnh tại địa bàn nên trong ngày đầu tiên 6/12, chỉ có 33 học sinh đến trường, đạt khoảng 10% tổng số học sinh của nhóm học ngày chẵn.
Thế nhưng, đó chưa phải là con số thấp nhất. Bởi ngày 7/12, số học sinh đến trường chỉ là 9. Như vậy, tổng cộng cả 2 buổi đầu tiên trở lại trường chỉ có 42/681 học sinh đi học trực tiếp, chỉ hơn 6,1% trên tổng số học sinh khối 12 của trường.
Ngày 8/12, có 27 học sinh (tức đã giảm 6 em, từ 33 xuống 27 ở nhóm học sinh học ngày chẵn) đến trường.
Còn ngày hôm nay 9/12, được biết, chỉ có duy nhất 1 em (tức đã giảm 8 em, từ 9 xuống 1 ở nhóm học sinh học ngày lẻ) đến trường.
Ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho rằng, chuyện này là bình thường vì một bộ phận cha mẹ học sinh còn tâm lý e ngại nên không dám cho con trở lại trường.
Tuy nhiên, theo ông Tiến, Sở GD&ĐT Hà Nội vẫn đánh giá rất cao các trường dù có rất ít học sinh đi học nhưng vẫn tổ chức dạy học trực tiếp và linh hoạt các hình thức để đáp ứng nhu cầu đa dạng của học sinh trong bối cảnh dịch bệnh.
Theo ông Tiến, cách làm của Trường THPT Trần Nhân Tông là điển hình cho nỗ lực để trường học có thể dần mở cửa trở lại.
Với những trường hiện dựa trên ý kiến của phụ huynh chưa tổ chức dạy học trực tiếp, ông Tiến cho hay, tại cuộc họp với lãnh đạo các trường THPT sáng 8/12, Sở GD&ĐT đã quán triệt chỉ đạo hiệu trưởng các trường cần thể hiện rõ trách nhiệm.
Theo đó, một mặt cần tăng cường công tác tuyên truyền tới phụ huynh về phòng, chống dịch của nhà trường để giúp họ yên tâm; mặt khác, phải giúp gia đình và học sinh hiểu giá trị của việc đi học trực tiếp.
Ông Tiến cho hay, khi UBND thành phố đã quyết định cho học sinh trở lại trường thì các cơ sở giáo dục cần thực hiện nghiêm túc và đáp ứng nhu cầu được đến trường của học sinh, dù ở đâu đó số lượng này là rất nhỏ: "Tôi cho rằng hiệu quả của việc đi học trực tiếp cũng như công tác phòng dịch nghiêm túc ở trường sẽ lan tỏa và giúp thay đổi quan điểm đối với những phụ huynh và học sinh còn e ngại".
Nữ hiệu phó "mát tay" luyện học sinh giỏi Ở Trường THCS Quán Toan (quận Hồng Bàng, TP Hải Phòng) cô Cao Thị Hằng- Phó Hiệu trưởng luôn là tấm gương sáng về tinh thần tận tuỵ, yêu nghề. Hơn 30 năm công tác, cô Hằng nổi tiếng "mát tay" rèn học sinh giỏi. Cô Hằng (thứ 3 từ phải sang trái) chụp hình lưu niệm với đồng nghiệp và học trò....