Chất gây ung thư được WHO cảnh báo “ẩn mình” trong nhiều món ăn khoái khẩu
Acrylamide có thể hình thành thông qua các phản ứng hóa học, trong quá trình chế biến ở nhiệt độ cao một số loại thực phẩm giàu tinh bột như khoai lang, khoai tây, ngũ cốc.
Acrylamide là loại hóa chất được sử dụng trong một số ngành công nghiệp như giấy, xây dựng, khoan thăm dò dầu khí, may mặc, chế biến thực phẩm, khai khoáng…
Tổ chức y tế thế giới (WHO) xếp Acrylamide vào nhóm 2A trong danh sách các chất có thể gây ung thư, tức là cùng nhóm với thịt đỏ. Mức xếp loại này dựa trên độ tin cậy, cũng như số lượng các nghiên cứu được thực hiện trên động vật, về khả năng gây ung thư của hóa chất này.
Nếu nghĩ rằng, mình không phải bận tâm đến hóa chất này bởi không làm việc trong các ngành nghề nêu trên thì bạn đã nhầm, bởi Acrylamide còn hiện diện trong thuốc lá và thậm chí là chính các món ăn ưa thích của nhiều gia đình.
Theo các chuyên gia, Acrylamide có thể hình thành thông qua các phản ứng hóa học, trong quá trình chế biến ở nhiệt độ cao một số loại thực phẩm giàu tinh bột như khoai lang, khoai tây, ngũ cốc. Do đó, khoai tây chiên, snack khoai tây hay thậm chí là thực phẩm làm từ các loại hạt khác như ngũ cốc ăn sáng, bánh quy, bánh mì nướng, cà phê… được xếp vào nhóm các món ăn nhiều Acrylamide nhất, và đây cũng chính là nguồn phơi nhiễm Acrylamide chính của phần đa dân số.
Vậy làm sao để hạn chế lượng Acrylamide từ bữa ăn?
Thông thường, hàm lượng Acrylamide sẽ tăng lên trong quá trình chế biến thực phẩm. Món ăn được chế biến càng lâu với nhiệt độ càng cao thì lượng Acrylamide được hình thành càng lớn. Dưới đây là cách hạn chế lượng Acrylamide hấp thu từ thực phẩm, theo khuyến cáo của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ:
- Hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều Acrylamide như: các món ăn từ khoai tây (khoai tây chiên, snack khoai tây), cà phê, món ăn được làm từ các loại hạt (ngũ cốc ăn sáng, bánh quy, bánh mì…).
- Hạn chế việc chế biến thức ăn ở nhiệt độ cao như chiên, nướng, cũng như không nấu thực phẩm qúa lâu. Ngoại lệ, chế biến bằng cách hấp và luộc không gây sản sinh Acrylamide.
Video đang HOT
- Ngâm các lát khoai tây trong nước khoảng 15-30 phút trước khi chiên hoặc nướng để giảm lượng Acrylamide hình thành trong quá trình chế biến.
- Nếu chiên khoai tây hay nướng bánh mì, không nên nấu đến khi chúng chuyển màu quá đậm, bởi lúc đấy lượng Acrylamide đã tăng cao.
- Tránh bảo quản khoai tây trong tủ lạnh, bởi việc này sẽ khiến lượng Acrylamide tăng lên cao hơn trong quá trình chế biến.
Cách ăn uống giúp phòng ngừa ung thư
Để phòng ngừa ung thư thực chất vẫn chưa có một biện pháp cụ thể nào. Tuy nhiên, để bảo vệ sức khỏe bạn có thể thay đổi một vài điểm như lối sống, cách ăn uống để giảm tối đa nguy cơ mắc ung thư.
1. Giảm thịt trong bữa ăn hàng ngày
Theo các nghiên cứu, không có loại thực phẩm nào có thể ngăn ngừa ung thư. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể bảo vệ sức khỏe, giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc ung thư bằng cách lựa chọn và kết hợp các loại thực phẩm, duy trì hoạt động thể chất mỗi ngày.
Nghiên cứu cho biết có đến 10% trường hợp mắc ung thư ruột ở Anh có thể được phòng ngừa bằng cách ăn ít thịt đã chế biến. Ngoài ra còn có bằng chứng cho thấy rằng việc ăn nhiều thịt đỏ sẽ gây ra nguy cơ mắc ung thư ruột cao hơn.
Để giảm nguy cơ mắc ung thư cần tuân thủ nguyên tắc không ăn quá 500g trọng lượng thịt đã nấu chín từ các loại thịt như: thịt lợn, thịt bò, thịt cừu mỗi tuần.
Lưu ý không nên sử dụng các loại thực phẩm được chế biến sẵn như: jambon, thịt xông khói, xúc xích. Do các loại thực phẩm này thường được cho thêm muối nitrat và nitrit để bảo quản và thịt đã qua quá trình hun khói, sấy khô do đó có thể sản sinh hợp chất gây ung thư.
2. Phòng ngừa ung thư bằng cách giảm muối trong thức ăn
Khi ăn thức ăn có chứa nhiều muối là thói quen gây hại cho sức khỏe. Những loại thức ăn này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày và tăng huyết áp. Do đó để bảo vệ sức khỏe bạn chỉ nên ăn 5g muối mỗi ngày.
Giảm muối khi nấu ăn sẽ giúp làm giảm phòng ngừa ung thư hiệu quả - Ảnh Internet
Giảm muối hiệu quả bằng cách từ từ giảm lượng muối ăn vào cơ thể cho đến mức thấp nhất có thể. Không nên thêm muối khi nấu ăn hoặc tại bàn ăn, cần kiểm tra nhãn thực phẩm và lựa chọn các loại thực phẩm chứa hàm lượng natri thấp hơn.
Cần chế biến thực phẩm khi còn tươi, sử dụng gia vị và thảo mộc thay thế cho muối để tạo hương vị cho món ăn.
3. Tăng sản phẩm thực vật, giảm ăn thực phẩm nhiều calo
Mỗi loại thực phẩm đều chứa calo nhất định. Một số loại thực phẩm chứa nhiều năng lượng hơn so với các loại thực phẩm có cùng trọng lượng khác. Các loại thực phẩm chứa nhiều calo hay còn gọi là thực phẩm chứa nhiều năng lượng có xu hướng chứa nhiều chất béo và đường nên dễ khiến bạn tăng cân.
Các loại sản phẩm từ thực vật như gạo nguyên hạt, đậu, trái cây, rau đều giúp ích trong việc giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư.
Thực hiện chế độ ăn thực vật gồm nhiều rau, trái cây, đậu, ngũ cốc sẽ làm giảm nguy cơ mắc các bệnh như: ưng thư miệng, cổ họng, thực quản, dạ dày,... Các loại thực phẩm này cũng chứa các chất phytochemical giúp bảo vệ các tế bào trong cơ thể khỏi hư hại và tổn thương dẫn đến ung thư.
Không chỉ vậy, các loại rau còn chứa ít calo giúp cơ thể có thể duy trì được trọng lượng khỏe mạnh. Ngoài ra, một số loại rau quả có khả năng phòng ngừa và kiểm soát các chứng ung thư nhất định như: cà chia, khổ qua, táo xanh, bông cải xanh,... Các vitamin và khoáng chất có trong thực phẩm từ thực vật sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch và giữ cho cơ thể của chúng ta khỏe mạnh.
4. Cách chế biến thực phẩm
Ngoài việc lựa chọn thực phẩm thì cách chế biến thực phẩm cũng là cách giúp phòng ngừa ung thư đạt hiệu quả cao hơn như:
- Không nấu thịt ở nhiệt độ quá cao như chiên ngập dầu, nướng hoặc quay thịt, hải sản trực tiếp trên lửa vì sẽ gây chất ung thư.
Không nên nướng hoặc quay thịt, hải sản trực tiếp trên lửa vì sẽ gây chất ung thư - Ảnh Internet
- Lưu ý không ăn các thực phẩm đã mốc vì những loại thực phẩm này chứa nhiều độc tố như aflatoxin, fumonisin, đây là những chất có thể gây ung thư.
- Cần lựa chọn và sử dụng các nguyên liệu tươi ngon, tự nhiên để nấu nướng thay vì các loại thực phẩm chế biến sẵn vì chúng thường chứa chất bảo quản hoặc phụ gia.
5. Hạn chế đồ uống có cồn
Đồ uống có cồn được các chuyên gia khuyến cáo rằng nếu uống nhiều có thể gây ung thư. Hạn chế đồ uống có cồn chính là cách tốt nhất để phòng ngừa ung thư.
Đối với các loại đồ uống có cồn có thể sản sinh ra oxy phản ứng làm tổn thương ADN và protein, lipid, chất béo trong quá trình oxy hóa. Chất này cũng có thể làm yếu khả năng phá vỡ và hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng liên quan đến nguy cơ ung thư.
Ngoài ra, đồ uống có cồn còn làm tăng lượng oestrogen, đây là hormone làm tăng nguy cơ ung thư vú. Không chỉ vậy đồ uống có cồn còn chứa nhiều chất ung thư gây ảnh hưởng đến quá trình thụ thai và sinh sản.
3 kiểu nấu ăn có thể tạo ra chất độc gây ung thư: Tiếc rằng nhiều người vẫn vô tư làm Nếu bạn là người nội trợ thì hãy lưu ý rằng những thói quen nấu ăn này có thể gây ung thư và nhiều bệnh tật khác. Hãy nhanh chóng thay đổi sau khi đọc để gia đình khỏe mạnh. Trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta không thể thiếu cơm cà mắm muối, nấu ăn từ sáng đến chiều mỗi ngày...