Chắt chiu yêu thương từ gian khó

Theo dõi VGT trên

Nằm cheo leo bên sườn núi, ngày ngày các bạn nhỏ người Mông ở điểm trường Pác Ruộc ( Cao Bằng) vẫn say mê học chữ. Những đứa trẻ ấy cơm chưa đủ ăn, áo chưa đủ mặc nhưng vẫn mong được đi học để thay đổi cuộc sống…

Băng rừng, vượt sông đến lớp

Cao Bằng là một trong những tỉnh nghèo, còn Bảo Lâm là huyện miền núi xa nhất của địa phương này. Mỗi ngày, cô và trò ở điểm trường Pác Ruộc (thuộc Trường Tiểu học Lý Bôn) phải nín thở đi qua cầu treo Nà Tốm vượt sông Gâm, sau đó lại men theo những con đường uốn lượn theo vách đá lên núi để đến lớp.

Theo tâm sự của cô giáo Nông Thị Hương, cuộc sống của đồng bào nơi đây còn nhiều vất vả nên hành trình mang con chữ lên non càng gian nan bội phần. Những ngày đầu nhận công tác, cô không khỏi băn khoăn, lo lắng vì cuộc sống nơi đây quá khắc nghiệt, đường sá hiểm trở. Thế nhưng, càng tiếp xúc với học sinh vùng cao, cô càng thấy gắn bó và yêu thương các em. Đến nay, cô Hương là chủ nhiệm của lớp mầm non với 19 học sinh ở độ tuổi 3,4,5.

“Khó khăn nhất là bất đồng ngôn ngữ giữa cô với trò, với phụ huynh”, cô Hương nhỏ nhẹ cho biết, vì cô là người dân tộc Tày trong khi tất cả các bạn trong lớp lại là người Mông. Chỉ tay lên sườn núi cao, thấp thoáng lô nhô những ngôi nhà lợp mái xi măng, cô Hương nói: “Trên đó là nhà của các con, ở lớp có bạn phải đi học 4km, toàn leo dốc đường trơn trượt và đồi núi đá. Mùa mưa xuống, cứ đến lớp là các bạn quần áo dính đầy bùn đất”, cô Hương chia sẻ.

Chắt chiu yêu thương từ gian khó - Hình 1

Điểm trường Pác Ruộc (thuộc Trường Tiểu học Lý Bôn, huyện Bảo Lâm, Cao Bằng) nằm lấp ló ở lưng chừng núi. Ảnh: Cao Tuân

Giờ buổi trưa, tranh thủ lúc các con ngủ, cô Hương lau dọn những vật dụng đồ chơi ngoài trời, xếp dép, giặt khăn, thu dọn lốp xe máy cũ. Rồi cô buộc những cây tre để làm cầu khỉ, như ở miền Tây sông nước cho các con chơi sau khi thức giấc.

Cô tâm sự: “Người dân nơi đây có thể còn nghèo về cái ăn cái mặc nhưng họ thương giáo viên lắm, từng bó củi, quả trứng gà bà con cũng sẻ chia. Chính những tình cảm yêu thương nồng hậu đó khiến mình thấy sự nghiệp gieo con chữ nơi rẻo cao này ý nghĩa hơn”.

Khát vọng gieo con chữ chốn thâm sơn

Phía trên lớp mầm non là lớp 1 với từng góc học tập được sắp xếp ngăn nắp. Từng chiếc chổi, giẻ lau bảng, bát nhựa đựng phấn, cục tẩy được đựng và treo ngay ngắn trong phòng học. Do chưa có điều kiện nên cả lớp cùng chung một bát phấn với đủ màu sắc.

Video đang HOT

Lúc chúng tôi đến là buổi trưa, nhóm học sinh đang mở những chiếc cặp lồng bằng sắt, nhựa hoặc túi nilon đựng cơm ra ăn. Bữa ăn phần lớn là cơm trắng, muối trắng và trứng rán; một số bạn khác thì ăn cơm trắng cùng trứng xào mỳ tôm.

Cô giáo Lý Thị Mến, người đã 20 năm gắn bó với điểm trường Pác Ruộc tâm sự: “Học sinh ở đây không có bán trú nên vất vả lắm, có bạn toàn mang cơm và muối vừng lên lớp. Chưa kể, ở đây nước sinh hoạt phải bắc ống dẫn xin của dân. Nhưng nguồn nước này nhiễm đá vôi nên không đảm bảo. Chúng tôi dự định sau này sẽ góp tiền mua một chiếc máy lọc nước để các con uống cho sạch”.

“Ngày trước không có cầu qua sông, mọi người phải đi mảng (nhiều cây tre hoặc nứa ghép, buộc chặt vào nhau thành mảng). Mùa lũ tháng 5, tháng 6, mỗi lần sang sông, ai nấy đều sợ hãi. Có lần cô Yên bị rơi xuống sông, may có người phát hiện kịp thời và cứu”, cô Mến nhớ lại.

Người bị rơi xuống sông được cô Mến vừa nhắc đến là cô giáo Tô Thị Yên. Trò chuyện với chúng tôi, cô Yên run run kể: “Hôm đó mình phải đi mảng qua sông sang trường, đến giữa dòng thì va vào tảng đá và rơi xuống sông. May lúc đó có học sinh đi qua nhìn thấy vội gọi người đến kéo lên bờ…”.

Theo tâm sự của các cô ở điểm trường Pác Ruộc, do phần lớn học sinh là người Mông nhỏ tuổi, không biết tiếng phổ thông, đến mùa vụ lại bỏ học theo bố mẹ lên nương rẫy nên cứ thỉnh thoảng các cô lại phải cắt cử nhau đi tìm… trò. Từ những đôi chân trần quanh năm nương rẫy đến những đôi chân được trang bị dép tổ ong để đến trường kiếm con chữ cũng là kỳ tích đối với các bạn nhỏ vùng cao.

Không chỉ dạy chữ, giáo viên còn dạy các em cả kiến thức về an ninh, chủ quyền biên giới, lãnh thổ quốc gia. Ánh mắt cô Yên bỗng sáng lên khi nhắc về một học sinh lớp 3 nhà có 7 chị em, thiếu gạo ăn nhưng vẫn đến lớp không vắng buổi nào. Hạnh phúc của các cô đôi khi chỉ là lúc điểm danh đầu buổi, lớp học không vắng học sinh nào…

Cao Bằng vẫn còn nhiều lắm những trường học vùng cao khó khăn, những điểm trường heo hút, nhưng ánh sáng con chữ vẫn luôn nảy nở từng ngày ở Pác Ruộc. Con đường đến các điểm trường ở Lý Pôn vẫn còn đó những dốc núi cheo leo, những vùng đất khô cằn sỏi đá… Nhưng những khó khăn ấy không làm cằn cỗi mầm chữ vùng cao mà sự học vẫn đang nảy nở từng ngày. Chỉ một nắm rau rừng mà phụ huynh gửi tặng nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam cũng đủ để những giáo viên bám bản như cô Hương, cô Mến, cô Yên… chấp nhận mọi vất vả, tiếp tục chắt chiu yêu thương để mang ánh sáng tri thức đến với học sinh chốn thâm sơn.

Thầy giáo Lương Hà Lý, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lý Bôn chia sẻ: “Từ nhà đến trường rất xa nên buổi trưa, các em được ở lại trường cho đỡ vất vả. Do ở đây học sinh còn nhiều thiếu thốn nên mỗi khi có cơ hội, nhà trường đều xin quần áo, sách vở, giày dép cho các em. Tuổi thơ những đứa trẻ vùng cao bị cuốn theo vòng mưu sinh của gia đình khó khăn nên giấc mơ của các em cũng trở nên mộc mạc hơn bao giờ hết. Các em chỉ mong tiếp tục được đi học, để thoát khỏi nghèo đói bủa vây bao đời nay”.

Khâm phục cô giáo ung thư, con dị tật bẩm sinh vẫn dạy 11 lớp

Con trai bị bệnh câm điếc bẩm sinh, bản thân đang điều trị căn bệnh ung thư nhưng cô Nông Thị Tuyến (SN 1984, dân tộc Tày, giáo viên Trường Tiểu học Minh Cầm, xã Đội Bình, Yên Sơn, Tuyên Quang) vẫn đội tóc giả đến trường, dạy thể dục cho các học sinh...

Quên bệnh ung thư hết mình vì sự nghiệp trồng người

Cô giáo Nông Thị Tuyến là một trong 63 gương mặt thầy cô giáo tiêu biểu đến từ 26 dân tộc thiểu số vừa được tôn vinh trong Chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô" năm 2020 do Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Bộ GD&ĐT, Ủy ban Dân tộc phối hợp tổ chức.

Mang trong mình sự đau đớn của bệnh ung thư, thế nhưng điều mà ai cũng vô cùng khâm phục ở cô Tuyến là nghị lực vượt lên bệnh tật để cống hiến cho sự nghiệp giáo dục nơi vùng sâu, vùng xa. Ngay từ khi còn nhỏ, cô Tuyến đã luôn ý thức việc học là con đường thoát nghèo. Sau 3 năm theo học tại khoa Giáo dục thể chất, Trường Cao đẳng Sư phạm Tuyên Quang, ước mơ trở thành cô giáo của cô Tuyến đã thành hiện thực.

Khâm phục cô giáo ung thư, con dị tật bẩm sinh vẫn dạy 11 lớp - Hình 1

Cô Nông Thị Tuyến tại buổi lễ tuyên dương "Chia sẻ cùng thầy cô 2020". Ảnh: P.T

Xây dựng gia đình vào tháng 10/2008, không lâu sau, vợ chồng cô Tuyến vui mừng đón con đầu lòng và nhận quyết định trúng tuyển viên chức ngành Giáo dục ở địa phương. Thế nhưng niềm vui chưa được bao lâu, bác sĩ phát hiện cháu bị teo thực quản bẩm sinh. Hai ngày tuổi, con trai cô phải phẫu thuật ở Bệnh viện Nhi Trung ương. Ít ngày sau, cháu lại bị vàng da nhân nên kéo theo câm điếc bẩm sinh.

Bệnh tật, ốm đau liên miên khiến con trai của cô dù 2 tuổi vẫn không thể tự cất cổ. Thời điểm đó, cô công tác xa nhà 50km. Để tiện cho việc chăm sóc con nhỏ, cô xin chuyển công tác về làm việc tại Trường tiểu học Minh Cầm cách nhà 10km. Ngoài thời gian lên lớp, mỗi ngày cô lại đưa đón con đến Trung tâm Phục hồi chức năng tỉnh để luyện tập. Sự kiên trì của cô đã được đền đáp khi con trai dần biết tự cất được cổ và tập đi lúc 3 tuổi.

Trong thời gian đó, chồng cô vẫn đang học ở Hà Nội nên mọi công việc gia đình và chăm sóc hai con nhỏ cô đều gánh.

Khâm phục cô giáo ung thư, con dị tật bẩm sinh vẫn dạy 11 lớp - Hình 2

Cô Nông Thị Tuyến.

Năm 2015, cô phát hiện mắc căn bệnh ung thư vú. Đúng ngày 20/11 năm đó, cô phải vào viện phẫu thuật, điều trị hóa chất. Từ một người khỏe mạnh 51kg, sau khi hoàn thành 6 đợt truyền hóa chất, cô xuống còn 44kg, da xanh xao, người gầy vẫn phải tự chăm sóc bản thân và lo cho con nhỏ. Tuy vậy, cô luôn cố gắng để thi đại học liên thông và thậm chí đã đội tóc giả nhận bằng tốt nghiệp.

Tuy nhiên, sau những đợt chạy hóa chất và điều trị bằng phác đồ ở Bệnh viện K (Hà Nội), cô lại trở về và tiếp tục công việc của mình. Cả trường chỉ có một giáo viên thể dục dạy cho 11 lớp (từ lớp 1 đến lớp 5) nên cô gần như không có lúc nào được nghỉ. Tuy nhiên, cô chưa bao giờ làm ảnh hưởng đến công việc, lúc nào cũng tham gia đầy đủ các tiết dạy trên lớp.

Qua những năm giảng dạy thể dục ở trường, cô nhận thấy từng khối lớp đều có các đối tượng học sinh khác nhau về thể lực, chiều cao, cân nặng... Vì vậy mà trong từng tiết học cô luôn sáng tạo cho các em được vận động tốt nhất.

Hơn 11 năm gắn bó với công tác giáo dục, trong đó có 9 năm công tác tại Trường Tiểu học Minh Cầm, cô giáo Nông Thị Tuyến đã vinh dự nhận danh hiệu "Lao động tiên tiến" nhiều năm liền, "Chiến sĩ thi đua" cấp huyện...

"Gieo chữ" trên vùng đất khát nước

Khâm phục cô giáo ung thư, con dị tật bẩm sinh vẫn dạy 11 lớp - Hình 3

Cô Lan đang dạy học sinh.

Bản thân là người dân tộc ít người Bố Y, cô Lồ Thị Lan (SN 1990) đã 9 năm làm giáo viên "cắm bản" ở vùng đất Dìn Chin còn nhiều khó khăn của huyện Mường Khương, Lào Cai.

Vùng đất Dìn Chin thiếu thốn đủ bề, đặc biệt là nước sinh hoạt. Nhớ lại thời gian đầu đến Dìn Chin công tác, cô Lan chia sẻ: "Dù mình cũng là người dân tộc thiểu số nhưng khi đến điểm trường công tác vẫn thấy vô cùng hoang mang vì nơi đây còn thiếu thốn hơn ở nhà. Nước không có, mọi người phải đi lấy nước mà thực tế là đi hứng từng giọt. Nhiều khi các cô phải tận dụng dùng nước vo gạo để rửa rau, rồi lại dùng nước đó rửa bát... Sau rồi thấy mọi người vẫn sinh sống ở đó, nhất là học sinh đang đói chữ nên chẳng nỡ rời xa".

Không chỉ thiếu thốn vật chất, việc dạy học trò của cô Lan cũng phải nỗ lực hơn, bởi các em ở đây phần nhiều chưa biết nói tiếng phổ thông. Để dạy tốt, cô vừa làm bạn, vừa học tiếng của các em để trò chuyện. Khi hiểu được học sinh, cô khuyến khích, động viên và hướng dẫn cho các em được tốt hơn.

Khâm phục cô giáo ung thư, con dị tật bẩm sinh vẫn dạy 11 lớp - Hình 4

Cô Lan đi hứng nước đêm. Ảnh: Lâm Hải

9 năm gắn bó với những điểm trường sau khi tốt nghiệp đại học, cô Lan nhận thấy rằng, những đứa trẻ nơi đây cũng chính là hình ảnh của cô năm xưa. Cô Lan hiểu rằng học vấn, kiến thức là con đường duy nhất để các em không bị mù chữ, lớn lên không phải suốt đời làm nương, làm rẫy mà vẫn bị đói nghèo đeo đẳng.

Dẫu vất vả là thế, cô giáo người Bố Y này chưa khi nào có ý định bỏ dở ước mơ "gieo chữ" nơi rẻo cao. Cô Lan bảo, điều cô sợ nhất trong quá trình giảng dạy của mình chính là các em bỏ học. Không ít lần cô đã phải tới tận nhà vận động đồng bào cho trẻ đi học. Khi huy động đủ số lượng tới lớp, cô lại phải làm đủ cách để giữ chân các em không bỏ học giữa chừng, theo bố mẹ lên nương. Mỗi buổi đi vận động phụ huynh cho con em tới trường ấy lại thêm một lần cô Lan hun đúc thêm quyết tâm dạy dỗ học sinh nên người.

Cô Lan chia sẻ: "Niềm vui đối với tôi và cũng là món quà quý giá nhất của những người đứng trên bục giảng là các em không bỏ trường, bỏ lớp. Thầy cô nào cũng vậy, sẽ thật hạnh phúc và cảm thấy ấm áp khi các em biết đọc, biết viết, biết tính toán, trở thành người tử tế".

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Sự thật về việc Á hậu Phương Nhi âm thầm xây dựng biệt thự khủng như lâu đàiSự thật về việc Á hậu Phương Nhi âm thầm xây dựng biệt thự khủng như lâu đài
17:31:41 17/01/2025
Nam ca sĩ Việt đăng ký kết hôn với quản lý sau 7 năm yêuNam ca sĩ Việt đăng ký kết hôn với quản lý sau 7 năm yêu
16:26:23 17/01/2025
Thông tin cực hiếm về mẹ Song Hye Kyo, nhìn cách nuôi dạy con mà ai cũng ngưỡng mộThông tin cực hiếm về mẹ Song Hye Kyo, nhìn cách nuôi dạy con mà ai cũng ngưỡng mộ
14:27:09 17/01/2025
MV Tết của Đen quá hot: Đạt Top 1 Trending sau hơn 1 ngày, kéo dài chuỗi kỷ lục suốt 6 năm!MV Tết của Đen quá hot: Đạt Top 1 Trending sau hơn 1 ngày, kéo dài chuỗi kỷ lục suốt 6 năm!
14:19:51 17/01/2025
Cụ bà ở Đồng Nai bước sang tuổi 120, con cháu tiết lộ bí quyết giúp cụ sống thọCụ bà ở Đồng Nai bước sang tuổi 120, con cháu tiết lộ bí quyết giúp cụ sống thọ
16:06:02 17/01/2025
Sự thật bất ngờ về clip "thầy tặng mỗi học sinh 1 triệu đồng để ăn Tết"Sự thật bất ngờ về clip "thầy tặng mỗi học sinh 1 triệu đồng để ăn Tết"
19:08:37 17/01/2025
Éo le: Vô tư nhờ người lạ chụp ảnh trên Hồ Gươm nhưng không hề nhận ra đó là 1 sao nam nổi tiếng VbizÉo le: Vô tư nhờ người lạ chụp ảnh trên Hồ Gươm nhưng không hề nhận ra đó là 1 sao nam nổi tiếng Vbiz
17:43:11 17/01/2025
Lê Tuấn Khang chia sẻ 8 chữ giữa tâm điểm tranh luậnLê Tuấn Khang chia sẻ 8 chữ giữa tâm điểm tranh luận
18:11:31 17/01/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Động thái mới của Hoa hậu Lương Thùy Linh giữa lúc bất ngờ bị réo tên liên tục

Động thái mới của Hoa hậu Lương Thùy Linh giữa lúc bất ngờ bị réo tên liên tục

Sao việt

20:32:46 17/01/2025
Trong loạt ảnh vừa đăng tải, Lương Thùy Linh xuất hiện với diện mạo rạng rỡ, thần thái tươi tắn, cùng dòng chia sẻ xuýt xoa trước khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp.
5 cách phục hồi tóc hư tổn trong thời tiết hanh khô

5 cách phục hồi tóc hư tổn trong thời tiết hanh khô

Làm đẹp

20:31:00 17/01/2025
Quy trình ủ tóc nên được thực hiện mỗi tuần một lần để đạt hiệu quả tối ưu. Sau khi thoa mặt nạ dưỡng tóc, hãy quấn tóc trong một chiếc khăn ấm hoặc đội mũ ủ trong 20-30 phút.
Chặng đường khó khăn của kinh tế Trung Quốc

Chặng đường khó khăn của kinh tế Trung Quốc

Thế giới

20:23:49 17/01/2025
Trong những tháng gần đây, Trung Quốc đã công bố các biện pháp hỗ trợ mạnh mẽ nhất trong nhiều năm nhằm vượt qua những khó khăn từ tình trạng khủng hoảng nợ kéo dài trên thị trường bất động sản và chi tiêu tiêu dùng chậm.
Nhạc sĩ nghèo bất ngờ lĩnh hơn 1 tỷ đồng nhờ một bài hát

Nhạc sĩ nghèo bất ngờ lĩnh hơn 1 tỷ đồng nhờ một bài hát

Nhạc việt

19:54:49 17/01/2025
Từ hoàn cảnh khó khăn, cuộc sống nhạc sĩ, NSƯT Xuân Ba thay đổi tích cực nhờ lĩnh hơn 1 tỷ đồng tiền bản quyền từ 1 bài hát vô tình xuất hiện trong phim Mỹ.
'Đi về miền có nắng' tập 10: Phong quên cuộc hẹn với Vân vì lo cho mẹ con Dương

'Đi về miền có nắng' tập 10: Phong quên cuộc hẹn với Vân vì lo cho mẹ con Dương

Phim việt

19:50:24 17/01/2025
Trong Đi về miền có nắng tập 10, vì phải đưa con trai của Dương đi cấp cứu nên Phong hoàn toàn không nhớ gì về buổi hẹn hò với Vân.
Khởi tố 4 đối tượng về tội tổ chức khai thác đất trái phép

Khởi tố 4 đối tượng về tội tổ chức khai thác đất trái phép

Pháp luật

19:01:37 17/01/2025
Ngày 17/1, thông tin từ Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Trị cho biết vừa ban hành các quyết định khởi tố bị can đối với 4 đối tượng do có hành vi phạm vào tội Vi phạm quy định về khai thác tài nguyên .
"Song Hye Kyo thừa nhận ly hôn Song Joong Ki vì bất đồng sinh con", có gì đó sai sai!

"Song Hye Kyo thừa nhận ly hôn Song Joong Ki vì bất đồng sinh con", có gì đó sai sai!

Sao châu á

18:32:48 17/01/2025
Song Hye Kyo chia sẻ qua show truyền hình You Quiz on the Block lên sóng hôm 8/1 rằng, cô và chồng cũ Song Joong Ki có quan điểm trái ngược trong việc sinh con, khiến hôn nhân tan vỡ.
Hà Thanh Xuân khoe sắc với áo dài, tiết lộ kế hoạch đón tết tại Việt Nam

Hà Thanh Xuân khoe sắc với áo dài, tiết lộ kế hoạch đón tết tại Việt Nam

Thời trang

18:32:18 17/01/2025
Ca sĩ Hà Thanh Xuân gây chú ý khi diện trang phục truyền thống do nhà thiết kế Võ Việt Chung thực hiện, tôn nhan sắc dịu dàng, khi dạo chơi, chụp ảnh tết ở TP.HCM.
Hôm nay nấu gì: Cơm tối nóng hổi, vừa ăn vừa thổi

Hôm nay nấu gì: Cơm tối nóng hổi, vừa ăn vừa thổi

Ẩm thực

16:30:13 17/01/2025
Cơm tối nóng hổi, vừa ăn vừa thổi. Món ăn nào cũng ngon, đậm đà đặc biệt thích hợp cho những ngày mùa đông lạnh.
Khương 'liều' - Duy Hưng lần đầu đóng Táo quân

Khương 'liều' - Duy Hưng lần đầu đóng Táo quân

Tv show

16:20:18 17/01/2025
Chương trình Gặp nhau cuối năm - Táo quân 2025 đang tiến hành ghi hình trong ba buổi, tối 15/1 - 17/1 tại Cung Văn hóa lao động Hữu nghị Việt - Xô (Hà Nội).