Chắp cánh ước mơ của học sinh nghèo
Thông qua chương trình “Nâng bước em tới trường”, LLVT tỉnh đã góp phần nuôi dưỡng ước mơ tới trường của nhiều học sinh nghèo, có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.
Ban CHQS huyện Tiên Yên nhận đỡ đầu, trao học bổng cho em Trần Đức Khiêm (thôn Đồng Và, xã Yên Than, huyện Tiên Yên).
Đầu tháng 6 vừa qua, Ban CHQS huyện Tiên Yên đã tới thăm, tặng quà cho em Trần Đức Khiêm (11 tuổi), ở thôn Đồng Và, xã Yên Than, huyện Tiên Yên. Ngoài các vật dụng sinh hoạt cần thiết, như tủ quần áo, tivi, em Khiêm còn rất thích thú với chiếc bàn học mới.
Sinh ra trong gia đình có hoàn cảnh khó khăn, hằng ngày, bố mẹ Khiêm đi làm thuê từ sáng sớm đến tối mịt mới về để kiếm tiền trang trải cuộc sống, lo cho anh em Khiêm ăn học. 5 năm qua, Khiêm luôn nỗ lực vượt khó, đạt thành tích cao trong học tập. Nhận thấy hoàn cảnh gia đình Khiêm khó khăn, Ban CHQS huyện đã nhận đỡ đầu em với mức hỗ trợ 500.000 đồng/tháng.
Em Khiêm tâm sự: “Nhờ sự hỗ trợ, giúp đỡ từ các chú bộ đội mà cháu không phải nghỉ học giữa chừng. ó là nguồn động viên to lớn để cháu tiếp tục phấn đấu. Cháu sẽ cố gắng học thật giỏi để không phụ lòng các chú”.
Từ tháng 5/2020, Ban CHQS TX Đông Triều cũng nhận hỗ trợ 500.000 đồng/tháng/học sinh đến khi học hết THPT đối với các em: Vương Tuấn Tú (lớp 3A, Trường Tiểu học Hưng Đạo); Nguyễn Thành Đạt (Trường Tiểu học Nguyễn Huệ); Trần Thiên Lý (lớp 8C, Trường THCS Mạo Khê 2); Nguyễn Văn Doanh (lớp 8B, Trường THCS Nguyễn Huệ). Việc làm này của Ban CHQS TX Đông Triều đã góp phần động viên các học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập; tô thắm thêm hình ảnh đẹp Bộ đội Cụ Hồ trong lòng nhân dân.
Chỉ huy Ban CHQS TX Đông Triều trao học bổng cho học sinh Trường Tiểu học, THCS Nguyễn Huệ. Ảnh: Văn Đảm (Bộ CHQS tỉnh)
Thượng tá Nguyễn Quốc Khánh, Chính trị viên Ban CHQS TX Đông Triều, cho biết: Nhiều hộ nghèo có hoàn cảnh khó khăn, thu nhập bấp bênh, nên việc học hành của con em thường không được quan tâm đúng mức. Để các em được đến trường, cán bộ, chiến sĩ đơn vị đã vận động bố mẹ, người thân trong gia đình đồng thuận cho các em đi học. Đồng thời, hỗ trợ kinh phí giúp các em đến trường. Năm 2020, đơn vị đang hỗ trợ 4 em, số tiền 24 triệu đồng/năm.
Chương trình “Nâng bước em tới trường” nhằm mục đích chia sẻ, hỗ trợ, động viên các học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được đến trường học tập, rèn luyện và trưởng thành. Thực hiện hiệu quả chương trình là minh chứng rõ rệt cho tình cảm gắn bó giữa lực lượng quân đội với nhân dân, góp phần xây dựng biên giới bình yên, vững chắc.
Nguồn lực để triển khai, thực hiện chương trình được vận động, quyên góp từ các cơ quan, đơn vị và cán bộ, chiến sĩ LLVT tỉnh; các tổ chức, cá nhân hảo tâm. Mỗi học sinh thuộc diện thụ hưởng chương trình được hỗ trợ 500.000 đồng/tháng. Ngoài hỗ trợ tiền, căn cứ tình hình thực tế, các cơ quan, đơn vị hỗ trợ thêm cho các em lương thực, thực phẩm, đồ dùng, phương tiện phục vụ học tập.
Triển khai chương trình “Nâng bước em đến trường”, từ đầu năm đến nay, LLVT tỉnh đang đỡ đầu 11 học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, mức hỗ trợ 500.000 đồng/cháu/tháng đến hết năm lớp 12. Các cơ quan, đơn vị LLVT tỉnh còn thường xuyên kết nối các nhà hảo tâm tổ chức các chương trình thiện nguyện, trao tặng quà cho các em học sinh khó khăn, có nghị lực vươn lên trong học tập tại các xã biên giới, vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.
Chương trình “Nâng bước em tới trường” đã tạo dấu ấn, lan tỏa mạnh mẽ; là điểm tựa để các em học sinh có thêm nghị lực vươn lên, trở thành con ngoan, trò giỏi, tiếp tục thắp sáng ước mơ tuổi trẻ.
Học sinh nghèo năm nào cũng phải mua sách giáo khoa, đồ dùng học tập mới
Tại huyện Xín Mần, đối tượng học sinh nghèo theo Nghị định 86/2015/NĐ-CP, năm nào cũng phải trích phân nửa tiền Nhà nước hỗ trợ để mua sách giáo khoa mới.
Học sinh càng nghèo, sách vở phải mới, đồ dùng phải "xịn"
Nhiều năm nay, có một chuyện lạ đang xảy ra tại huyện Xín Mần (Hà Giang) khiến phụ huynh và chính các nhà trường bức xúc: Học sinh nghèo năm nào cũng phải trích phân nửa tiền được Nhà nước hỗ trợ để mua toàn bộ sách giáo khoa, đồ dùng học tập mới. Trong khi đó học sinh có gia cảnh tốt hơn thì không bị bắt buộc.
Nguồn cơn xuất phát từ một công văn của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Xín Mần gửi các trường đầu năm học.
Theo nguồn tin phản ánh, phóng viên hiện đang có 4 công văn trong các năm học: 2016-2017; 2017-2018; 2018-2019; 2019-2020. Về cơ bản 4 công văn này có nội dung tương tự nhau nên chúng tôi chỉ đưa ra công văn mới nhất (năm học 2019-2020).
Video đang HOT
Công văn số 91/CV-PGDĐT: Về việc chuẩn bị sách giáo khoa, vở viết, đồ dùng học tập năm học 2019-2020 do ông Trần Đức Bảo, phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Xín Mần ký.
Nội dung của công văn này đề cập đến 4 vấn đề: Trong đó điểm quan trọng nhất là việc sử dụng Ngân sách theo Nghị định 86/2015/NĐ-CP, để mua sách giáo khoa, sách bài tập, đồ dùng học tập cho học sinh nghèo được hỗ trợ. Cụ thể:
Đối với học sinh thuộc đối tượng được hưởng chế độ hỗ trợ chi phí học tập theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 2/10/2015 của Chính phủ
1.Căn cứ vào danh sách học sinh được hưởng chế độ chi phí học tập kỳ II, năm học 2018-2019; các trường tổ chức họp và thống nhất với phụ huynh học sinh bằng văn bản, ủy quyền cho nhà trường mua sách giáo khoa, vở viết, đồ dùng học tập cho học sinh từ khoản tiền được hỗ trợ chi phí học tập của học kỳ II năm học 2018-2019 và học kỳ I năm học 2019-2020.
2.Chỉ tiêu về sách và đồ dùng học tập
_Cấp Tiểu học và Trung học cơ sở: Đảm bảo mỗi học sinh có đủ 1 bộ.
_Sách mẫu giáo: 1 bộ/ học sinh
_Vở viết:
Lớp 1: 12 quyển/ học sinh/ năm
Lớp 2,3: 14 quyển/ học sinh/ năm
Lớp 4,5: 16 quyển/ học sinh/ năm
Lớp 6,7: 22 quyển/ học sinh/ năm
Lớp 8,9: 24 quyển/ học sinh/ năm
_Về đồ dùng học tập: Đảm bảo 100% học sinh thuộc đối tượng được hưởng phải có đủ đồ dùng học tập tối thiểu theo quy định của từng lớp học và cấp học.
Công văn này cũng nói rõ: Danh mục đồ dùng học tập trong năm học 2019-2020 do hội đồng lựa chọn của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện chọn và thống nhất thực hiện chung trong toàn huyện cho từng cấp học, bậc học.
Đi kèm công văn là danh mục sách giáo khoa, đồ dùng học tập và vở viết cho từng khối học.
Kinh phí học sinh phải đóng trích từ nguồn tiền được hỗ trợ khoảng 900.000 đồng/ năm. Cụ thể số tiền học sinh bỏ ra để mua sách giáo khoa, sách bài tập và đồ dùng học tập như sau:
Học sinh khối lớp 1: 500.000 đồng / em
Học sinh khối lớp 2: 501.000 đồng/ em
Học sinh khối lớp 3: 558.000 đồng/ em
Học sinh khối lớp 4: 557.000 đồng/em
Học sinh khối lớp 5: 574.000 đồng/em (số liệu năm 2019 và áp dụng dành cho các lớp học Tiếng Anh, tin học).
Đối với học sinh không thuộc đối tượng được hưởng chế độ hỗ trợ chi phí học tập theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP
Trên cơ sở danh mục của Phòng Giáo dục và Đào tạo, các trường tổ chức tuyên truyền để phụ huynh học sinh tự mua sách giáo khoa, vở viết, đồ dùng học tập năm học 2019-2020 (Không ép học sinh nộp tiền mua tập trung khi phụ huynh không có yêu cầu).
Phát động phong trào quyên góp sách giáo khoa cũ tặng lại cho các nhà trường đồng thời tổ chức kiểm kê số sách giáo khoa cũ và vở viết được cho, tặng còn tồn để đưa vào kế hoạch sử dụng năm học 2019-2020, tránh gây lãng phí.
Thông báo cho học sinh mượn lại sách giáo khoa nếu có nhu cầu, ưu tiên cho số học sinh con hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo không được hưởng Nghị định 86/2015/NĐ-CP của Chính phủ hoặc học sinh có hoàn cảnh khó khăn không có điều kiện mua Sách giáo khoa và vở.
Công văn của Phòng giáo dục huyện Xín Mần gửi các trường đầu năm học (Ảnh:V.N)
Dựa trên công văn này, phụ huynh và ngay cả chính những giáo viên cũng thắc mắc: Tại sao đối tượng học sinh nghèo năm nào cũng phải mua sách giáo khoa và đồ dùng học tập mới? Trong khi những học sinh có hoàn cảnh tốt hơn lại không bắt buộc, có thể tận dụng sách giáo khoa cũ để tránh lãng phí.
Theo phản ánh, mỗi tháng học sinh nghèo sẽ được hỗ trợ 100.000 đồng/ tháng. Như vậy một năm học các em sẽ nhận được 900.000 đồng. Số tiền này phải trích quá nửa để mua sách giáo khoa, đồ dùng học tập mới.
Trong khi hoàn cảnh của gia đình chẳng dư dả gì, số tiền này đối với phụ huynh không phải là một con số nhỏ.
Ngoài ra, danh mục sách giáo khoa và đồ dùng học tập cũng do Phòng giáo dục quyết định.
Với một huyện vùng cao như Xín Mần, đời sống người dân còn nhiều khó khăn, việc học sinh nghèo bỏ ra số tiền nửa triệu bạc mỗi năm để mua sách giáo khoa, đồ dùng mới. Như vậy có phải quá lãng phí hay không?
Các trường bức xúc: Bao nhiêu tội nợ đổ hết lên đầu chúng tôi
Sau khi công văn được gửi về, các trường tổ chức cho phụ huynh viết cam kết. Bản cam kết này có nội dung: Phụ huynh ủy quyền cho trường và Phòng Giáo dục giữ lại số tiền để mua sách giáo khoa, vở viết, đồ dùng học tập cho con học sinh trong năm học thông qua bưu điện xã (Tổng số tiền 900.000 đồng).
Trên lý thuyết, việc làm này hoàn toàn đúng quy trình. Nhưng thực tế, bản cam kết trên do Phòng giáo dục gửi đến các trường. Sau đó các trường in ra và cho phụ huynh ký.
Mặc dù cam kết dựa trên tinh thần tự nguyên nhưng trong công văn của Phòng giáo dục lại ghi rõ: "Đồ dùng học tập đảm bảo 100% học sinh thuộc đối tượng được hưởng phải có đủ đồ dùng học tập tối thiểu theo quy định của từng lớp học, từng cấp học".
Một số hiệu trưởng tại huyện Xín Mần đã làm rõ toàn bộ quy trình trên và khẳng định: Chúng tôi hoàn toàn bị Phòng giáo dục giật dây, bao nhiêu tội nợ đều đổ lên đầu các trường.
Cụ thể, sau khi các trường nhận được công văn từ Phòng giáo dục sẽ làm một động tác đó là triệu tập phụ huynh của học sinh thuộc đối tượng hưởng trợ cấp theo Nghị định 86/2015/NĐ-CP và cho phụ huynh viết cam kết: Uỷ quyền cho nhà trường mua sách giáo khoa, đồ dùng học tập. vở viết.
Có những trường, hơn 50% thuộc diện nghèo. Việc ủy quyền trên danh nghĩa tự nguyện nhưng hiệu trưởng thẳng thắn: Bản thân các trường cũng bị sức ép từ Phòng giáo dục (Công văn của Phòng giáo dục nêu rõ: "Quá thời hạn, đơn vị nào không thực hiện phải báo cáo bằng văn bản nêu rõ lý do, tránh việc phải đôn đốc nhiều lần). Từ đó các trường phải nghĩ cách đảm bảo 100% phụ huynh ký bản cam kết.
Danh mục sách giáo khoa và đồ dùng học tập do Phòng giáo dục huyện Xín Mần quyết định (Ảnh:V.N)
Sau khi có bản cam kết của phụ huynh học sinh, các trường sẽ tổng hợp danh sách gửi lên Phòng giáo dục gồm: Danh sách các phụ huynh ủy quyền cho nhà trường mua sách giáo khoa, đồ dùng học tập trong năm học và danh sách đăng ký mua sách giáo khoa, đồ dùng học tập cấp tiểu học. Số tiền mua sách giáo khoa và đồ dùng học tập sẽ trích từ số tiền học sinh được hỗ trợ (900.000 đồng/năm học).
Vậy việc lựa chọn nhà cung ứng sách do ai quyết định? Các trường không được phép lựa chọn nhà cung ứng sách, việc này đã do Phòng giáo dục huyện quyết định.
Một hiệu trưởng bức xúc: "Bao nhiêu tiếng ác đổ hết sang đầu các trường. Chúng tôi bị mang tiếng là bớt xén tiền của học sinh. Tuy nhiên có mấy ai hiểu rằng trường chỉ làm theo chỉ đạo của Phòng giáo dục.
Từ ngày có công văn chúng tôi phải tổ chức họp phụ huynh, lấy bản cam kết sau đó đăng ký danh mục sách và đồ dùng về cho trường.
Đến đây Phòng giáo dục tự ý chỉ định cũng như lựa chọn đơn vị cung cấp đồ dùng, sách vở mà chúng tôi không hề hay biết. Chỉ đến ngày nhận được sách thì mới cầm được tờ hợp đồng trong tay.
Như vậy chẳng khác nào Phòng đứng sau giật dây trường. Họ không hề ló mặt nhưng chúng tôi là những người đứng mũi chịu sào, tội vạ đâu các trường phải chịu".
Nghịc lý: Học sinh càng nghèo, sách vở càng mới, đồ dùng phải xịn (Ảnh:V.N)
Ngoài ra, các hiệu trưởng cũng phản ánh chất lượng sách giáo khoa và đồ dùng học tập không được đảm bảo, bị đội giá so với giá mặt bằng chung.
Qua những điều phân tích ở trên có thể thấy khâu đấu thầu và mua bán sách giáo khoa đang diễn ra tại huyện Xín Mần có nhiều vấn đề.
Phụ huynh và nhà trường mong muốn cơ quan chức năng sớm vào cuộc và làm rõ, tránh hiện tượng lãng phí và xảy ra các vấn đề tiêu cực, ảnh hưởng đến học sinh.
Thông tư liên tịch: Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021:
"Sở giáo dục và đào tạo chịu trách nhiệm chi trả, quyết toán kinh phí hỗ trợ chi phí học tập trực tiếp bằng tiền mặt cho cha mẹ học sinh (hoặc học sinh) trung học phổ thông, học viên học ở các trung tâm giáo dục thường xuyên và học sinh học tại các cơ sở giáo dục khác do Sở giáo dục và đào tạo quản lý hoặc ủy quyền cho cơ sở giáo dục chi trả, quyết toán với Sở giáo dục và đào tạo".
Như vậy việc ủy quyền là ủy quyền cho cơ sở giáo dục chi trả, quyết toán chứ không phải Phòng được ủy quyền như trong bản cam kết có ghi.
Phòng giáo dục huyện Xín Mần ban hành công văn sau đó gửi mẫu cam kết cho các trường và tự ý thêm câu: "Tôi sẽ ủy quyền cho trường và Phòng giáo dục giữ lại số tiền để mua sách giáo khoa, vở viết, đồ dùng học tập cho con tôi trong năm học thông qua bưu điện" điều này có thỏa đáng không?
Vũ Ninh
Sách giáo khoa tăng giá, hiệu trưởng thương học sinh nghèo Nhiều hiệu trưởng cho rằng: Nếu tăng giá sách giáo khoa các nhà xuất bản cần có chính sách hỗ trợ học sinh nghèo tại các tỉnh vùng sâu, vùng xa. Có một sự thật là việc tăng giá sách giáo khoa sẽ chỉ làm lợi cho một nhóm người trong khi đó các trường và đặc biệt là học sinh sẽ chịu...