Cháo cá chép an thai cho mẹ bầu
Ngày tôi mang bầu con gái nhỏ, mẹ tôi tuần nào cũng nấu cho một nồi cháo cá chép.
Mẹ bảo: Bà chửa mà ăn cháo cá chép thì sau con sinh ra sẽ thông minh, trắng trẻo. Tôi nghe mẹ nói vậy, lần nào cũng an nhàn thưởng thức món ăn vừa ngon miệng mẹ lại vừa bổ con.
Thường mẹ sẽ đi chợ buổi sáng, chọn con cá chép tươi, mình dày, dài, bụng nhỏ dẹp là cá chép ngon. Về nhà, mẹ vừa làm cá vừa ngâm gạo. Cá được mổ bụng, bỏ ruột, làm sạch, bóp muối gừng cho hết mùi tanh. Nước đã được thêm vài lát gừng đun trên bếp đến khi sôi mới thả cá vào luộc với mấy nhánh thì là làm dậy lên mùi thơm ngọt mát. Cá chép luộc chín.
Trong lúc chờ cá nguội, mẹ đem gạo tẻ, gạo nếp, thêm nhúm đỗ xanh vo sạch, ngâm nở. Mẹ mang gọng kính tỉ mẩn ngồi gỡ hết xương sống xương dăm vì sợ cô “bé con” hai mươi mấy tuổi của mình bị hóc. Thịt cá lọc hết xương được tẩm ướp với chút nước mắm và hạt tiêu cho vừa thấm. Sau đó, phi thơm hành khô, bột nghệ, cho thịt cá khéo léo xào trên chảo để cá không bị nát.
Phần xương cá sau khi gỡ hết thịt, mẹ cũng tiếc chẳng bao giờ bỏ đi. Mẹ cho vào cối giã nhỏ, lọc lấy nước cốt trộn cùng với nước luộc cá để hầm cháo. Nước cốt không chỉ giúp nồi cháo thêm ngon, ngọt mà còn tận dụng được tối đa lượng can xi.
Chiều chiều, mẹ luôn canh thời gian gần lúc tôi đi làm về, cho thịt cá vào nồi cháo đun lên cho nóng để khi tôi về đến nhà là kịp ăn. Múc cháo ra bát, mẹ còn để mấy cọng thì là lên trên vừa “đúng bài” vừa trang trí.
Mẹ tôi, cũng như bao bà mẹ khác được truyền lại từ những bà mẹ thời trước đều tin rằng cháo cá chép là một bài thuốc an thai.
Về sau, tôi – bà mẹ sống trong thời kỳ phổ cập thông tin, có điều kiện đọc tài liệu nhiều hơn mẹ thì biết thêm rằng món cháo này ngoài tác dụng an thai, còn giúp thông sữa, bồi bổ sức khỏe, điều hòa khí huyết, làm giảm mệt mỏi cho mẹ. Đồng thời, các dưỡng chất trong cá chép còn có lợi cho sự phát triển trí não của trẻ.
Video đang HOT
Và bà mẹ của hai cô gái là tôi bây giờ lại ngồi viết những dòng này để lưu lại công thức cháo mẹ nấu ngày nào, sau này lại nấu cho hai cô gái của mình.
Theo Thanhnien
Bầu bí, người xưa kiêng gì?
Những quan niệm kiêng cữ này tuy chưa được khoa học chứng minh nhưng vẫn được khá nhiều mẹ bầu tin tưởng.
Mang thai có lẽ là khoảng thời gian thiêng liêng nhất của mỗi người phụ nữ. Chính vì vậy chị em thường rất cẩn trọng và giữ gìn cẩn thận. Lẽ đương nhiên, các mẹ cũng không hề bỏ qua những lời khuyên từ các bà, các mẹ về việc kiêng cữ khi mang thai để giữ thai kỳ được trọn vẹn. Những quan niệm kiêng cữ này tuy chưa được khoa học chứng minh nhưng chúng được đúc kết qua nhiều đời nên không thể phủ nhận tính thực tế. Tuy nhiên, chúng cũng không đúng hoàn toàn. Vì vậy, các mẹ có thể đọc để tham khảo và chắt lọc những quan niệm đúng nhé!
Kiêng cắt tóc
Điều kiêng kị này chắc chắn đã rất nhiều mẹ được các bà, các mẹ nhắc nhở ngay từ những ngày đầu mang thai. Các cụ xưa nói rằng nếu bạn cắt tóc, bạn sẽ rút ngắn cuộc đời của đứa trẻ. Thực ra điều kiêng kỵ này có lẽ phát xuất từ một quan niệm xưa cổ: mái tóc dài thể hiện vẻ đẹp và phẩm chất của người phụ nữ. Người ta cũng coi mái tóc là biểu hiện của sức khỏe.
Thực tế thì người phụ nữ có thai vẫn cần phải làm đẹp và có vẻ ngoài được chăm sóc kỹ lưỡng. Như thế thì việc ghé tiệm làm đầu chẳng hề có hại gì cả với họ. Chỉ có một điều duy nhất không thuận tiện là mùi thuốc nhuộm tóc, duỗi, hấp... có thể làm bạn khó chịu. Nếu thế, mẹ nên chọn những tiệm làm tóc rộng, có không gian thông thoáng là được.
Nhưng còn vấn đề nhuộm tóc thì có lẽ mẹ bầu sẽ phải suy nghĩ và cân nhắc hơn. Mặc dù người ta vẫn thường khẳng định rằng thuốc nhuộm tóc tốt sẽ không gây hại gì, thế nhưng do sự thay đổi hoocmon trong cơ thể mà màu tóc có thể sẽ khác với mong muốn của bạn đó. Các chuyên gia luôn khuyên chị em không nên nhuộm tóc trong 3 tháng đầu mang thai để đảm bảo an toàn nhất cho con yêu.
Kiêng ăn trứng vịt lộn
Nhiều mẹ quan niệm rằng, ăn trứng vịt lộn khi mang thai con sẽ bị ho hen? Trứng vịt lộn cung cấp nhiều đạm, tốt cho phụ nữ mang thai. Bệnh hen xảy ra khi phế quản bị mẫn cảm hay tăng mẫn cảm với các dị nguyên (rất nhiều, có hàng trăm, hàng nghìn dị nguyên, ví dụ phấn hoa, lông chó mèo, bụi, sôi vôi quét nhà, khói thuốc lá...). Vì vậy bệnh hen và việc ăn trứng không có liên quan đến nhau. Vì vậy mẹ bầu vẫn có thể ăn thoải mái trứng vịt lộn nhé!
Kiêng thông báo tin vui
Nếu như ngày nay, hầu hết các mẹ đều thông báo tin vui với người thân hay trên các trang mạng xã hội để chia sẻ cùng bạn bè ngay khi que thử thai hiện lên hai vạch thì các cụ ngày xưa lại cấm tuyệt đối điều này. Người xưa thường kiêng thông báo tin vui càng lâu càng tốt. Điều này có thể xuất phát từ việc ngày xưa trẻ sơ sinh và thai nhi tử vong khá nhiều. Việc thông báo sớm hay trễ tùy vào quyết định của chính người mẹ. Nhưng không có lý do gì để bạn phải lo lắng như thế. Tất nhiên, dù sao bạn cũng chẳng nên loan báo ầm ĩ ngay ngày đầu có thai, nhưng cũng chẳng nên âm thầm giấu diếm cho đến tận khi sinh nở.
Kiêng đan len
Khi vừa thông báo tin vui, bạn đã được mẹ dặn phải kiêng đan len, sợi? Bạn đang băn khoăn không biết lý do vì sao? Người xưa thường quan niệm mẹ bầu không nên đan len, sợi hay bất cứ cái gì nếu không trẻ sẽ bị dây rốn quấn cổ.
Có lẽ điều kiêng kỵ này bắt nguồn từ nỗi lo khi người phụ nữ đan, họ thường rất chăm chú tập trung, họ quên hết mọi chuyện quan trọng khác. Thực ra đan lát là một công việc hoàn toàn bình thường trong thời gian mang thai. Thậm chí nó còn có ích là giúp cho người mẹ thoải mái và là thú vui nhỏ để đan đồ cho con yêu sắp chào đời. Chỉ có điều khi đan lát, bạn đừng nên ngồi chết cứng trong một tư thế. Chính tư thế này sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ của mẹ và có thể gây hại cho em bé!
Mẹ bầu khi đan nên chọn tư thế ngồi thoải mái, nên kê gối quanh người để tạo cảm giác dễ chịu và cần thay đổi tư thế liên tục để tránh mỏi mệt.
Kiêng mua sắm cho bé
Ngay cả thời nay, rất nhiều bà mẹ quan niệm rằng không được mua đồ cho bé trước tháng thứ 8 thai kỳ. Có nhiều người còn kiêng không mùa đồ đến tận khi bé chào đời. Thực ra đây là một điềm báo từ xa xưa. Có một số phụ nữ vì lo lắng nên đã giao hết việc này cho chồng, và anh ta chỉ bắt đầu mua sắm khi vợ đã vào bệnh viện. Thế nhưng đàn ông vốn không được sinh ra để cảm nhận xem cái gì nên mua và cái gì không nên. Thêm vào đó, việc mua sắm cho em bé chắc chắn sẽ làm người mẹ tương lai cảm nhận tình mẫu tử thiêng liêng sớm hơn.
Ngoài ra, việc mua đồ sớm cho con là rất cần thiết để người mẹ còn có thời gian để giặt đồ mới sạch sẽ, cắt những sợi chỉ thừa, sẵn sàng hành trang ở túi đồ riêng để chuẩn bị đi đẻ. Vì vậy, các mẹ không nên quá tin tưởng vào quan niệm này.
Không mua đồ màu sắc cho bé
Thậm chí các bà ngày xưa còn khuyên cả về màu sắc đồ dùng sơ sinh khi mua cho trẻ trước khi sinh. Các cụ quan niệm không nên mua đồ màu vàng cho trẻ sơ sinh vì màu vàng gắn liền với quỷ dữ. Chuyện này rõ ràng là không có cơ sở khoa học, không những thế màu vàng còn là màu tươi sáng dễ thương có thể dùng được cho cả bé gái và bé trai nên bạn có thể dễ dàng để dành lại cho lần sinh con sau.
Cấm chụp hình
Các cụ xưa còn cấm cả chuyện chụp ảnh khi mang bầu. Tuy nhiên, người phụ nữ khi mang thai là lúc tuyệt vời nhất và thật đáng tiếc nếu người phụ nữ ấy không lưu giữ lại khoảnh khắc bầu bí này. Hãy thử nhìn những tấm hình bầu bí xinh đẹp của các ngôi sao nổi tiếng xem, trông họ thật đẹp đúng không? Ngày nay xu hướng chụp ảnh khi mang bầu không còn quá xa lạ. thậm chí người ta còn chụp cả ảnh nude, ảnh bán nude, ảnh dưới nước và thậm chí thuê cả ekip chụp hình suốt quá trình sinh nở nữa.
Theo Eva.vn
Mách mẹ bầu cách cung cấp đầy đủ Folate cho cơ thể trong thai kỳ. Để em bé phát triển khỏe mạnh trong cơ thể mẹ bầu cần điều chỉnh chế độ ăn uống cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Sau đây là chia sẽ của chúng tôi giúp mẹ bầu cung cấp đủ Folate cho cơ thể thông qua bữa ăn hàng ngày. Folate có một cách tự nhiên trong các loại rau...