Chàng trai xương thủy tinh làm trụ cột gia đình
Dù mắc bệnh xương thủy tinh và chỉ cao 0,8 m, Liêu Hồng, chàng trai ở tỉnh Hồ Nam, vẫn làm đủ nghề để nuôi sống gia đình.
Sinh ra ở làng Bạch Long, thị trấn Nguyệt Sơn, thành phố Tương Hương, tỉnh Hồ Nam, Liêu Hồng được chẩn đoán mắc bệnh xương thủy tinh bẩm sinh. Đây là một dạng đột biến gene khiến các sợi collagen trong xương của bệnh nhân thấp hơn nhiều so với người bình thường, khiến xương rất dễ gãy và bị chấn thương.
Liêu Hồng chống nạng bên xe bán hoa quả ở thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam, hôm 8/9. Ảnh: Sina
Gia đình Liêu Hồng có 5 người, nhưng chỉ có bố và chị hai mạnh khỏe, mẹ và chị cả bị bệnh như anh. Gia đình kinh tế eo hẹp nên ba mẹ con chưa bao giờ đến viện khám, chỉ cố gắng không ra khỏi nhà để tránh bị thương.
Mọi việc trong nhà dồn lên vai bố của Liêu Hồng. Vào một đêm giông bão năm 2013, bố anh ra đồng bơm nước, ngã xuống sông chết đuối. Từ đó, Liêu Hồng trở thành trụ cột của gia đình.
Video đang HOT
Người đàn ông 32 tuổi này quyết định rời nhà, bắt xe buýt đến thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam tìm việc, khi trong túi chỉ có vài đồng lẻ.
Vạ vật ngoài đường vì không nơi nào nhận người tàn tật như anh vào làm việc, Liêu Hồng vẫn không nản chí. “Chỉ cần chịu khó là sẽ tìm ra cách kiếm tiền”, anh tâm sự hôm 8/9.
Anh học nghề đánh giày, bắt đầu làm việc từ 6h mỗi sáng. Liêu Hồng cẩn thận, dùng nhiều xi hơn bình thường, nên có nhiều khách quen. Anh còn học chỉnh sửa ảnh, bán khoai lang và hoa quả để kiếm tiền.
Chứng kiến nghị lực của Liêu Hồng, thầy hiệu trưởng miễn học phí khóa chỉnh ảnh, còn bạn bè mua tặng anh một xe máy điện để tiện đi lại. “ Thế giới này còn có rất nhiều người tốt”, Liêu Hồng nói.
Liêu Hồng cùng mẹ và chị gái trong căn hộ thuê ở Trường Sa hôm 8/9. Ảnh: Sina
Liêu Hồng thuê một căn nhà rộng chưa đầy 17 m2 ở thành phố, đón mẹ, hai chị gái và cháu lên để tiện chăm sóc. Hàng ngày anh đi bán hoa quả, chị gái ở nhà giúp anh đánh và khâu giày, kiếm tiền nuôi gia đình.
Liêu Hồng lúc nào cũng lạc quan, cảm thấy may mắn vì có nhiều bạn bè giúp đỡ. Anh trở thành tình nguyện viên của trung tâm từ thiện cho người khuyết tật ở Trường Sa để giúp đỡ người khác.
“Cơ thể tàn tật không có gì đáng sợ, cái sợ là mình buông xuôi. Chỉ cần kiên trì đi về phía trước, chắc chắn sẽ nhìn thấy ánh sáng”, anh nói.
Mất cả cha lẫn mẹ trong vài ngày, cậu bé bấu chặt tay ngăn nước mắt chảy: Đại dịch COVID-19 bẻ gãy tuổi thơ em
Bức ảnh không có giọt nước mắt nào, nhưng đủ để thấy tận cùng nỗi đau của đứa trẻ phút chốc trở thành mồ côi trong đại dịch COVID-19.
Gần hai năm qua, đại dịch COVID-19 đã thay đổi cách chúng ta sống. Có những điều không bao giờ có thể bình thường như trước. Khi tất cả trở lại, có thể một quán cafe quen, một hàng ăn gắn bó với bạn đã phá sản; có thể những niềm vui trong việc tiêu dùng sẽ trở thành xa xỉ; có thể là ai đó quan trọng trong cuộc đời bạn đã vắng bóng... Nhưng có lẽ không gì sánh được với tâm trạng của những đứa trẻ bỗng chốc trở thành mồ côi.
Theo thống kê sơ bộ của ngành giáo dục TP.HCM, có 1.517 học sinh mồ côi vì COVID-19, 1/3 trong số đó là học sinh tiểu học. Cuộc sống êm đềm của những đứa trẻ trong tuổi ăn chưa no, lo chưa tới bỗng bị đảo lộn hoàn toàn khi cha mẹ chúng - những trụ cột gia đình - gục ngã trước trận chiến với virus. Những đứa trẻ bị bẻ gãy tuổi thơ, phải dựa vào những người khác để tiếp tục cuộc sống của mình, để được đến trường và vượt qua cú sốc lớn nhất, khoảng trống to lớn nhất trong cuộc đời: Mồ côi.
Nhiếp ảnh gia Quỷ Cốc Tử, mới đây đã chia sẻ bức ảnh mà anh gọi tên "tận cùng nỗi đau", được chụp khi anh đến thăm những đứa trẻ mồ côi cha mẹ vì COVID-19. Có một trường hợp làm anh đau lòng quá mức. Mẹ em nhiễm bệnh rồi mất, ba em quá sốc trước sự cố đó, quẫn trí rồi "đi theo" vợ chỉ mấy ngày sau. Trong phút chốc, hai tai họa giáng xuống đầu đứa trẻ 12 tuổi. Em phải đón nhận nỗi đau kép chỉ trong vài ngày: Trở thành trẻ mồ côi cả mẹ lẫn ba.
Bàn tay vặn xoắn của cậu bé 12 tuổi khi nhắc về ba mẹ. (Ảnh: Quỷ Cốc Tử)
" Khi nhìn em để bấm máy, đôi mắt ấy quá ám ảnh, mình không nỡ đăng lên. Xin dùng tấm ảnh em bấu chặt 2 tay giấu sau lưng, ngăn nước mắt khi nhắc về ba mẹ. Chỉ đôi tay thôi đã quá nghẹn ngào! Em là một trong hàng trăm đứa trẻ từ nay mất vòng tay ấm của ba mẹ " - anh chia sẻ.
Bức ảnh ấy không hề có nước mắt, nhưng lại khiến nhiều người đổ lệ. Ngôn ngữ cơ thể của cậu bé, cái vặn xoắn, hai tai bấu chặt vào nhau ấy đã tiết lộ cách em đối diện với nỗi đau, đầy kìm nén và cô đơn.
" Vấn đề đau đớn nhất là dịch bệnh tấn công quá mạnh vào những người không có sức tự vệ như trẻ em và người già, cả về sức khỏe lẫn nguy cơ cao mất đi người chăm sóc. Thương quá chừng. COVID-19 làm thay đổi hoàn toàn cuộc đời một đứa trẻ. Tiếc là ba em cũng không vượt qua được nỗi đau, để em lại một mình, thiệt thòi biết bao nhiêu! Cầu mong em luôn được yêu thương chăm sóc từ người thân họ hàng... " - một người đọc bình luận.
Sau khi khống chế dịch bệnh, điều mà chúng ta cần quan tâm tiếp theo, có lẽ là "sức đề kháng" tinh thần của cộng đồng. Theo chuyên gia tâm lý Trần Kim Thành, những trẻ em đột ngột mất người thân, đặc biệt là cha mẹ vì COVID-19 phải gánh chịu nỗi đau rất lớn và sẽ trải qua những khủng hoảng tâm lý sâu sắc trong ngắn hạn và dài hạn. Các em còn phải đối mặt lâu dài với những vấn đề mới phát sinh trong cuộc sống hiện tại và tương lai khi không còn nơi nương tựa cả về tinh thần lẫn vật chất.
Chuyên gia băn khoăn: " Cảm giác đau khổ vì chia cắt, mất mát đột ngột quá lớn; cảm giác bất lực vì không thể làm gì để giúp người thân; cảm giác tội lỗi, cay đắng, chia tay không lời gửi gắm; đám tang hoang vắng, không người đưa tiễn; nỗi lo sợ về tương lai... sẽ gây ra khủng hoảng tâm lý với con trẻ ".
Cô gái không đồng tình quan điểm phụ nữ phải gắn với việc nhà liền bị bảo là "tư tưởng của single mom", lập tức cô nàng đáp trả "nghe sướng cả tai" "Phụ nữ rửa bát là phong tục tập quán của Việt Nam", bạn nghĩ sao!? Nhiều ngày qua, MXH đã dậy sóng trước quan điểm của một TikToker khi nói rằng " Phụ nữ rửa bát là phong tục tập quán của Việt Nam... Đàn ông lo việc nước, đàn bà đảm việc nhà..." . Ý kiến này của chàng trai nhận được...