Chàng trai xóm Lẻ có biệt tài ép lạc ra dầu, thu trăm triệu đồng/năm
Anh Phạm Ngọc Đĩnh (SN1987) mới nổi lên với nghề ép dầu lạc độc đáo ở xóm Lẻ, xã Yên Cường, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Nhờ nghề này mà gia đình anh có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.
Cận cảnh máy ép dầu lạc tại gia đình anh Đĩnh ở Nam Định.
Từng có thời gian học tập và công việc làm ổn định tại Hà Nội. Về sau, do điều kiện công việc, sinh hoạt ở nội thành gò bó, anh Đĩnh đã quyết định bỏ việc thành phố để về quê lập nghiệp với nghề ép dầu lạc.
“Ban đầu đưa ra ý tưởng về việc này, nhiều người đã cản tôi vì họ cho rằng, trên thị trường đã có hàng chục hãng dầu nổi tiếng, bán rất chạy, giá phải chăng nên sợ sản phẩm dầu lạc sau khi ra lò sẽ không cạnh tranh được. Thế nhưng, tôi vẫn có niềm tin mãnh liệt đối vớ đứa con tinh thần của mình và quyết tâm thực hiện bằng được”, anh Đĩnh nhớ lại.
Với số vốn hiện có và vay mượn thêm, anh Đĩnh đã bàn với vợ mua, nhập máy ép dầu lạc hiện đại về làm nghề. “Khi đưa máy về nhà, trong lòng lo lắng không yên song để các thành viên trong gia đình an tâm, tôi bắt tay ngay vào việc, ra chợ tìm mua nguyên liệu sạch về ép thử và sản phẩm ra lò đã được người tiêu dùng đón nhận.
Nhất là thời gian gần đây, thông tin về nhiều sản phẩm không an toàn vệ sinh thực phẩm trên thị trường khiến cơ sở của tôi càng thu hút đông khách hơn”, anh Đĩnh chia sẻ.
Để đưa sản phẩm vươn xa hơn, anh Đĩnh đã xây dựng được thương hiệu cho sản phẩm với tên “Dầu lạc An nhiên”, tên cô con gái đầu của anh, chị với mong muốn “an nhiên là nơi khởi điểm của hạnh phúc, là món quà quý giá dành cho mọi người”.
Sau một thời gian khá dài gặp khó khăn, đến giờ vợ chồng anh Đĩnh đã tự tin sản xuất và cung cấp sản phẩm cho các cửa hàng thực phẩm sạch tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước, chủ yếu là thị trường Hà Nội và TP.HCM.
Chỉ sau 2 năm vào nghề đến nay gia đình anh Đĩnh đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. Hiện, vợ chồng anh Đĩnh đang có dự định đầu tư mua thêm máy móc hiện đại để mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao sản lượng phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng trong cả nước.
Chia sẻ thêm về quy trình ép dầu lạc, anh Đĩnh cho biết, công việc đầu tiên là phải chọn nguyên liệu sạch (lạc không dùng thuốc trừ sâu, không thuốc diệt cỏ, không chất kích thích tăng trưởng, không phân bón hóa học), loại bỏ hạt lạc mốc, lép. Nếu cho hạt bị hỏng vào ép sẽ làm máy bị dính, cháy mùi khét làm hỏng cả mẻ lạc nên công đoạn loại bỏ hạt xấu rất quan trọng.
Tiếp đến đưa lạc vào khay và bật công tắc, điều chỉnh chế độ hoạt động phù hợp, chừng 15-20 phút lạc được rang chín rồi chuyển sang bộ phận ép. Nửa tiếng sau, lạc cho ra những giọt dầu nguyên chất vàng ươm, đặc quánh chảy xuống thùng lắng cặn làm bằng inox. Phần bã có hình như chiếc bánh đa thu nhỏ sẽ được phân loại trong thùng chứa khác và được bán cho nhà vườn bón cho cây ăn quả hoặc chăn nuôi.
Bên cạnh việc sản xuất của gia đình, anh Đĩnh còn nhận ép dầu lạc thuê cho bà con nông dân trong khu vực, với giá thành rất rẻ từ 3.000 – 4.000 đồng/kg lạc.
Bên cạnh việc ép dầu lạc, anh Đĩnh đã và đang thử sức, nhận ép thêm các loại nông sản khác như mè, hạt óc chó, đậu nành,… và bước đầu rất hiệu quả.
Lạc được đưa vào máy tách vỏ trước khi đưa vào ép lấy dầu
Lạc được dùng để ép dầu được anh Đĩnh tuyển chọn rất kỹ lượng với các sản phẩm chất lượng tốt nhất.
Công nhân vận hành máy ép dầu lạc tại cơ sở của anh Đĩnh.
Anh Đĩnh vận hành máy ép dầu lạc tại xưởng sản xuất của gia đình.
Lạc sau khi ép sẽ được lọc qua và chuyển tới công đoạn tiếp theo là lọc dầu.
Dầu sau khi ép thô từ lạc sẽ được cho vào máy ép hơi để lọc.
Dầu thành phẩm được anh Đĩnh đóng chai, dãn nhãn mác và vận chuyển đi tiêu thụ tại các cửa hàng thực phẩm sạch ở các tỉnh, thành.
4 năm chơi lan đột biến, chàng trai Vĩnh Phúc có trong tay vườn lan khủng với 30 giống, cho thu nhập 1 tỷ/năm
Cũng theo người đàn ông trẻ tuổi này, anh chơi lan đột biến vì vừa thỏa đam mê vừa có thể làm kinh tế tốt.
Khoảng mấy năm trở lại đây, cơn sốt chơi lan đột biến gene tự nhiên có màu sắc và hình dáng độc lạ đã khiến nhiều người ráo riết săn lùng.
Rất nhiều người đam mê hoa phong lan có điều kiện đã "bạo tay" chi vài chục triệu đến hàng trăm triệu đồng hay cả chục tỷ để săn lùng một giò lan hay một chậu lan đột biến tùy loại.
Thực tế, có nhiều thương vụ mua bán, giao dịch lan đột biến đã được diễn ra thời gian qua khiến nhiều người "ngoại đạo" không khỏi trầm trồ.
Cũng là một dân chơi lan, anh Nguyễn Hoàng, 28 tuổi ở Văn Quán, Lập Thạch, Vĩnh Phúc cuối tháng 6/2020 cũng vừa đặt mua 02 giò lan Bạch Tuyết 5 cánh trắng trị giá 2,6 tỷ của một nhà vườn ở Hưng Yên.
Anh Nguyễn Hoàng, 28 tuổi ở Văn Quán, Lập Thạch, Vĩnh Phúc.
Theo anh Hoàng cho biết, anh bắt đầu đam mê chơi lan đột biến khoảng 4 năm nay: " Cách đây 4 năm, khi ấy mình chưa biết tới lan đột biến thì một lần đi Phú Thọ chơi, thấy có một nhà vườn bán giò lan trắng đẹp quá. Vì thế mình quyết định mua chúng với giá 41 triệu đồng. Nói chung lúc đầu chỉ nhìn thấy chúng đẹp mà chơi thôi".
Khi mua chậu lan trắng 41 triệu về chăm, để cây sinh trưởng tốt và cho ra mặt hoa đẹp, Hoàng buộc phải tìm hiểu, học cách chăm sóc. Dần dần, anh cũng sưu tầm, mua bổ sung thêm các giống lan đẹp và độc khác cho vườn nhà.
Đến giờ sau 4 năm đam mê chơi lan đột biến, vườn nhà anh Hoàng đã có hàng trăm chậu lan với khoảng 30 giống lan khác nhau: " Vườn lan nhà mình số lượng chậu và giống lan còn khá khiêm tốn so với nhiều nhà vườn khác. Thế nhưng cũng đủ để chia sẻ với mọi người đam mê yêu loại lan độc đáo này", Hoàng khẳng định.
Bạch Tuyết 5 cánh trắng 2,2 tỷ được anh Vũ Minh Thắng chuyển nhượng lại cho anh Hoàng.
Thương vụ chuyển giao lan Bạch Tuyết mà anh Hoàng vừa tham gia tại Hưng Yên.
Suốt 4 năm chơi lan, bản thân Hoàng dù rất cẩn thận và giàu kinh nghiệm chăm sóc nhưng anh cũng không tránh khỏi việc để cây chết: " Chết cây là điều người chơi lan nào cũng không tránh khỏi, nhất là với những người mới tìm hiểu về nuôi trồng phong lan. Song dần dần, khi có kinh nghiệm và hiểu đặc tính của từng loài thì việc chăm lan khá dễ dàng. Nhất là từ khi mình biết tới bài thuốc có thể chữa được những cây lan thối gốc hoặc sắp chết thì việc chăm lan đột biến trở nên dễ dàng như khi chăm lan thường".
Theo ông chủ vườn lan tiền tỉ ở Lập Thạch, Vĩnh Phúc này chia sẻ, anh đang sở hữu những giò lan đột biến gene giá trị từ vài chục triệu đến trăm triệu đồng và thậm chí cả tỉ: " Vườn nhà mình có nhiều giống lan đột biến. Nhưng giá trị nhất là chậu lan Bạch Tuyết 5 cánh trắng trị giá gần 3 tỷ và chậu lan 5 cánh trắng 2,2 tỷ mới tậu hôm trước".
Cũng theo người đàn ông trẻ tuổi này, anh chơi lan đột biến vì vừa thỏa đam mê vừa có thể làm kinh tế tốt: " Hiện nay thị trường nhiều người có nhu cầu sở hữu những cây lan đột biến quý hiếm, có mặt bông đẹp. Vì thế mình cũng muốn đầu tư làm kinh tế vì có thể cho lợi nhuận tốt", anh Hoàng khẳng định.
Ngoài có một vườn lan với đa dạng các giống lan, người thanh niên trẻ này còn có một kênh riêng với 6,37k người theo dõi. Đây là nơi anh Hoàng thường xuyên cập nhật các giống lan mới cũng như chia sẻ cách chăm lan, diệt côn trùng được nhiều người tin tưởng chia sẻ.
Chậu lan Bạch Tuyết 5 cánh trắng trị giá gần 3 tỷ của anh Hoàng.
Cũng theo anh Hoàng khẳng định, nhờ chơi lan đột biến mà thu nhập mỗi năm trung bình của anh cũng được khoảng 1 tỷ đồng: " Khi mua cây về chơi và chăm một thời gian, nếu có khách mua mình sẽ bán lại để tiếp tục đầu tư các giống lan khác. Khách mua lan đột biến thường là những người chơi ở khắp mọi miền đất nước hoặc là những người muốn mua về nhân giống và chia sẻ cây giống cho nhiều người khác".
Đặc biệt, người đàn ông trẻ tuổi này cũng khẳng định, chơi lan đột biến không bao giờ lỗ: " Bởi vì thời điểm bán ra giá có thể bị giảm so với hiện nay do ít được ưa chuộng hơn nhưng cây đã lớn nên sẽ vẫn ra tiền".
Chàng trai thu nhập hơn 100 triệu đồng/tháng từ mo cau Những chiếc mo cau tưởng chừng như bỏ đi, qua bàn tay của anh Tuyến đã tạo ra những chiếc chén, đĩa đẹp mắt và thân thiện với môi trường. Biến mo cau thành sản phẩm thân thiện với môi trường Trong một lần đi công tác tại Quảng Ngãi, anh Nguyễn Văn Tuyến (36 tuổi, quê Phú Yên) nhận thấy mo cau...