Chàng trai xếp hạng 146 toàn trường bỗng nhảy vào top 20, đậu ĐH Bắc Kinh trong sự ngỡ ngàng của bạn bè
Khi thấy ánh mắt chế giễu và sự khinh bỉ của những học sinh thuộc top 20 toàn trường, Thuần nghĩ rằng: ‘Nếu những kẻ kiêu ngạo đó có khả năng thi vào trường đại học top đầu cả nước thì mình cũng có thể làm được’.
Võ Hâm Thuần sống tại Trung Quốc, không phải là chàng học sinh có số điểm cao nhất thời trung học, cũng không nằm trong top 10 toàn trường. Bởi vậy, khi nghe tin anh đậu vào Đại học Bắc Kinh, bạn học đều tỏ vẻ kinh ngạc.
Được biết, khi thi vào trường trung học, thành tích của Thuần xếp hạng 146 toàn trường. Năm lớp 11, thành tích của Thuần xếp hạng 100 và chưa bao giờ lọt top 50 toàn trường.
Có lần, Thuần tham dự kỳ thi ở trường và có thành tích thụt lùi. Giáo viên đã gọi Thuần đến và bảo rằng, kỳ thi tiếp theo nếu thành tích của cậu học sinh không tiến bộ, không thể lọt top 50 thì Thuần bắt buộc phải chuyển sang lớp khác. Thuần sợ hãi ‘cắm đầu cắm cổ’ học trong suốt 1 tháng, sau đó cậu thành công lọt top 50 toàn trường và không cần phải chuyển lớp.
Năm lớp 12, Thuần đặt mục tiêu mỗi lần thi phải nằm trong top 50 toàn trường. Khi đó, cậu học sinh nghĩ rằng với phong độ như vậy, cậu có thể yên tâm tham gia kỳ thi đại học và đậu vào trường Đại học Trung Sơn.
Cho đến một hôm, Thuần tham dự kỳ thi và đạt thành tích xếp hạng 25 toàn trường, cậu tin rằng đó là thành tích tốt nhất mà cậu có thể phát huy. Tuy nhiên, khi thấy ánh mắt chế giễu và sự khinh bỉ của những học sinh thuộc top 20 toàn trường, Thuần nghĩ rằng: ‘Nếu những kẻ kiêu ngạo đó có khả năng thi vào trường đại học top đầu cả nước thì mình cũng có thể làm được’.
Thuần thay đổi mục tiêu chọn trường, thay vì chọn trường Đại học Trung Sơn như dự định ban đầu, cậu đặt mục tiêu thi đỗ vào trường đại học Bắc Kinh thuộc top đầu cả nước.
Muốn thi đỗ vào trường đại học Bắc Kinh là chuyện không hề đơn giản. Thuần đã thay đổi cách học và tổng kết những lỗi sai thường gặp khi giải đề thi. Cứ như vậy, 2 tháng cuối cùng gần kỳ thi đại học, Thuần giữ vững trong top 20 toàn trường và sau đó đỗ vào trường đại học Bắc Kinh trong sợ ngỡ ngàng của bạn bè.
Video đang HOT
Để có được thành tích cao trong kỳ thi đại học, Thuần đã trải qua những thời khắc chán nản, tuyệt vọng… Bởi trong suốt quá trình học, bình ổn cảm xúc và chú tâm vào việc học là điều không dễ dàng.
Có lần, Thuần phát hiện trong khi những bạn học khác trốn giờ thể dục đi chơi, một số bạn học khác đã lặng lẽ về phòng giải đề thi. Tiết thể dục sau đó, Thuần bắt chước bạn học trốn giờ thể dục và trở về phòng học.
Khi bước vào phòng học, Thuần sửng sốt khi thấy cậu bạn trước đó rêu rao vào nhà vệ sinh hóa ra đang túm tụm ngồi giải đề thi với bạn bè. Khoảnh khắc đó, Thuần nhận ra bản thân thua kém bạn học về mức độ chăm chỉ.
Sau đó, cậu học sinh cũng nhập hội giải đề, khi giải được một nửa, Thuần nhận ra có một số đề cậu không biết làm. Thuần lập tức nhờ bạn học bên cạnh giải đáp và ‘điếng người’ khi biết bạn học ấy giải rất nhiều đề thi mà cậu không làm được. Thời khắc đó, Thuần cảm thấy suy sụp, chán nản và tuyệt vọng.
Thuần chia sẻ: ‘Sau đó, tôi nhận ra lo lắng cũng vô ích và không nên gây rối nhịp học của bản thân. Chúng ta cần phải biết rằng, giải nhiều đề thi là điều kiện cần thiết để đạt thành tích xuất sắc, nhưng quan trọng hơn là bạn phải hiểu được cách thức của mỗi dạng đề bài’. Thuần đã suy nghĩ cách giải đề, hệ thống lại toàn bộ những dạng đề bài mà học sinh thường gặp và mắc lỗi.
Năm lớp 12, Thuần có niềm say mê với một trò chơi điện tử, cậu có cảm giác như tìm được niềm vui duy nhất trong biển học khổ sở. Tuy nhiên, Thuần nhanh chóng ý thức được rằng thời điểm đó không phải là thời khắc mà cậu có thể hưởng thụ cuộc sống. Mê đắm vào game sẽ chỉ khiến kết quả thi của cậu sa sút.
Thuần hạ quyết tâm trước kỳ thi đại học không chơi game, đồng thời thề rằng nếu thi đậu vào trường Đại học Bắc Kinh thì cậu sẽ tận hưởng niềm vui chơi game suốt cả mùa hè. Hệ quả của việc tránh xa game khiến Thuần đau khổ, chán nản, nhưng cậu chẳng còn cách nào khác là trò chuyện với bạn bè để qua cơn nghiện game.
Trải lòng về những khó khăn, mệt nhọc khi chuẩn bị cho kỳ thi và sau đó đặt chân vào ngôi trường đại học top đầu cả nước, Thuần cho biết: ‘Đôi khi chúng ta phải nhẫn tâm với bản thân, phải dồn bản thân đến đường cùng thì mới có thể khai phá tiềm năng và thực hiện mục tiêu đã đặt ra’.
Tú Uyên
Theo baodatviet
Sinh viên Singapore học cách nói 'không' với lời 'gạ sex'
Trong bối cảnh nhiều người trẻ bị quấy rối, tấn công tình dục trong môi trường sư phạm, các trường đại học top đầu ở Singapore buộc phải can thiệp để bảo vệ sinh viên của mình.
Một cô gái phải lòng một chàng trai. Hai người hẹn nhau tại phòng riêng và bắt đầu hôn nhau. Nhưng khi chàng trai có những cử chỉ đi quá giới hạn, cô gái quyết liệt đẩy anh ta ra. Anh ấy tức giận và bỏ đi.
Đó chỉ là một trong nhiều ví dụ được đưa ra cho sinh viên đang theo học tại Đại học Quốc gia Singapore (NUS), trong tiết học dạy về sự đồng ý, ranh giới và tôn trọng lẫn nhau trong hoạt động tình dục.
Các giờ học về cách bảo vệ bản thân trong việc hẹn hò, yêu đương dần trở thành học phần bắt buộc tại nhiều trường đại học top đầu tại Singapore, trong bối cảnh các trường hợp tấn công, đe dọa bằng tình dục diễn ra trong môi trường sư phạm có xu hướng gia tăng trong các năm gần đây.
Năm ngoái, Monica Baey (23 tuổi), sinh viên của trường NUS, phát hiện mình bị một bạn học nam quay lén khi cô đang tắm trong ký túc xá. Sự việc được Monica công khai rộng rãi trên mạng với lý do cô gái muốn "thủ phạm phải lãnh hậu quả thực sự cho hành vi của mình và nhà trường cần có biện pháp mạnh tay".
Tuy nhiên, sinh viên nam phạm tội chỉ phải hưởng án treo, khiến nhiều sinh viên bức xúc với quyết định và cảm thấy mình "không có tiếng nói".
Trong một tuyên bố được đưa ra vào ngày 10/6, Ban giám hiệu của NUS tuyên bố nhà trường sẽ đưa ra nhiều hình phạt cứng rắn hơn và giúp các nạn nhân vượt qua nỗi đau. Các khóa học dạy cách sinh viên bảo vệ mình khỏi các hành vi tấn công tình dục được coi là một phần của nỗ lực này.
Các khóa học về hành vi tình dục được coi là nỗ lực của nhiều trường đại học trong việc bảo vệ sinh viên. Ảnh: BBC.
Học phần có tên "Văn hóa đồng ý và tôn trọng đối phương" tại NUS chủ yếu dạy dưới hình thức video, với nội dung cơ bản về hoạt động tình dục và các hành động được coi là phù hợp trong khuôn viên trường đại học.
Các sinh viên sẽ tham dự một hội thảo trực tiếp kéo dài 90 phút, hoặc tham gia vào những lớp học trực tuyến.
"Các vấn đề được thảo luận mang tính nhạy cảm, phức tạp và có nhiều sắc thái", đại diện của trường nói với tờ The Straits Times.
Giống như với ví dụ được nói đến, mục đích của các khóa học này nhằm nhấn mạnh với sinh viên rằng "tình dục là chuyện tự nguyện và một nụ hôn không nhất thiết phải dẫn đến các hành động đi quá giới hạn".
Ngoài NUS, các đại học hàng đầu tại đảo quốc sư tử gồm Đại học Công nghệ Nanyang (NTU) và Đại học Quản lý Singapore (SMU) cũng bắt đầu đưa các học phần giảng dạy về an toàn tình dục vào chương trình trên giảng đường của họ.
Các sinh viên phải tham gia và nếu không qua được bài kiểm tra cuối khóa, họ bắt buộc phải học lại.
Các khóa học dạy sinh viên, đặc biệt là nữ giới, được tăng cường trong tình hình các trường đại học thắt chặt quy định về hành vi tình dục sai trái trong nhà trường, đồng thời phát triển hệ thống hỗ trợ cho các nạn nhân bị quấy rối, đe dọa.
Trong 3 năm qua, 56 vụ việc liên quan đến vấn đề này được báo cáo tại các trường đại học top đầu tại Singapore. Riêng năm 2018, cảnh sát ghi nhận con số cao nhất, với 21 trường hợp.
Theo Zing
Cha mẹ nào cũng nên học hỏi "4 điều cấm và 4 điều cần" khi dạy con của danh sĩ Kỷ Hiểu Lam - con không thành tài cũng thành nhân Có lẽ, con cái không nhất thiết phải thành thiên tài, chỉ cần chúng nên người và có ích cho xã hội đã là thành công lớn của người làm cha mẹ. Dù có bận rộn cũng không lơ là giáo dục con cái Kỉ Hiểu Lam là một trọng thần của nhà Thanh, vì chuyện triều chính bận rộn mà thường xuyên...