Chàng trai thu nhập hơn 100 triệu đồng/tháng từ mo cau
Những chiếc mo cau tưởng chừng như bỏ đi, qua bàn tay của anh Tuyến đã tạo ra những chiếc chén, đĩa đẹp mắt và thân thiện với môi trường.
Biến mo cau thành sản phẩm thân thiện với môi trường
Trong một lần đi công tác tại Quảng Ngãi, anh Nguyễn Văn Tuyến (36 tuổi, quê Phú Yên) nhận thấy mo cau bị người dân đốt đi rất phí phạm lại không tốt cho môi trường. Vốn thích tìm tòi, anh trăn trở việc biến những mo cau trở thành sản phẩm có ích.
“Tôi đã từng thấy các nước trên thế giới tạo sản phẩm từ mo cau, ở Việt Nam thì chưa thấy nhiều nên quyết tâm bắt tay vào làm thử”, anh Tuyến chia sẻ.
Nghĩ là làm, anh cùng vài người bạn về Quảng Ngãi khảo sát, sau đó mở nhà máy chế tạo chén đĩa từ mo cau tại xã Hành Đức, huyện Hành Trung. Những ngày đầu làm công việc mới, anh Tuyến phải nghiên cứu triển khai mọi việc, từ lắp đặt máy móc, vận hành đến tìm đầu ra của sản phẩm. Máy sản xuất anh Tuyến tự lên ý tưởng, thiết kế và thi công vớichi phí hơn 100 triệu đồng.
Để đáp ứng nguồn nguyên liệu, anh chủ động liên hệ với bà con quanh vùng mang mo cau đến xưởng, mỗi cái mua vào với giá 750 đồng.
“Ngày xưa chưa có điện thì tôi dùng mo cau làm quạt, giờ thì chỉ đem đốt chứ có làm gì được, nay tự nhiên có người mua thì thấy lạ lắm”, bà Nguyễn Thị Nhâm (người dân) cho biết.
Anh Tuyến chỉ mua mo cau đảm bảo được độ trắng, không nấm mốc. Trong quy trình sản xuất, nguyên liệu sẽ được giặt sạch và phơi ráo nước; đem mo cau vào máy ép nhiệt để hình thành sản phẩm; chiếu tia UV để khử trùng; đóng gói sản phẩm thành từng lốc để mang ra thị trường.
Mỗi ngày, xưởng sản xuất hơn 1000 cái, anh Tuyến dự định sẽ thương thảo để đưa vào các siêu thị tại một số thành phố lớn, đồng thời đã có đơn hàng từ các nước Mỹ, Úc… Giá bán của sản phẩm mo cau dao động từ 1.000- 5.000 đồng. Mỗi tháng, anh Tuyến thu lợi nhuận khoảng 100 triệu đồng sau khi trừ các chi phí.
Những chiếc mo cau tưởng như vô dụng, qua bàn tay của anh Tuyến đã trở thành các sản phẩm thân thiện với môi trường, mang lại thu nhập cao.
Những chiếc mo cau được anh Tuyến thu mua của người dân bản địa, thuê người rửa sạch trước khi vào sản xuất.
Mỗi máy sản xuất sẽ có 5 khuôn để tạo ra 5 mẫu chén dĩa kích thước khác nhau.
Máy ép nhiệt được sử dụng để tạo khuôn.
Hiện tại xưởng của anh Tuyến có 1 quản lý và 3 nhân công.
Nguyên liệu được anh Tuyến thu mua của người dân với giá 750 đồng/mo cau.
Những chiếc đĩa đã tạo thành hình.
Sau khi qua máy ép nhiệt, các sản phẩm được chiếu tia UV khử trùng.
Sau đó đóng gói sản phẩm thành từng lô.
Những sản phẩm được hoàn thiện từ mo cau.
Trồng cây lá dài nhọn hoắt, chỉ bán lá cũng thu trăm triệu, còn dư tiền xây nhà
Vài năm trở lại cây, cây vạn tuế - loài cây cảnh có lá dài, cứng và nhọn hoắt đã giúp người dân một số xã của huyện Hải Hậu, Nam Định nâng cao thu nhập.
Dưới sự trợ sức của phân bón Lâm Thao, nhiều hộ trồng vạn tuế đã thu về hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ bán lá và bán cả cây.
Đếm lá thu tiền
Cây vạn tuế từ lâu đã gắn bó với người dân Hải Hậu. Ban đầu, cây vạn tuế được người dân địa phương trồng để làm cảnh, bán cho các công ty, cơ quan hoặc doanh nghiệp... và trồng tự phát mỗi hộ khoảng 5-6 gốc. Vài năm trở lại đây, nhu cầu thị trường lấy lá vạn tuế để trang trí lẵng hoa tăng mạnh nên diện tích trồng cây vạn tuế không ngừng được mở rộng, qua đó đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Đặc biệt là ở các xã Hải Cường, Hải Xuân, Hải Minh..., có không ít nông dân thu hàng trăm triệu đồng từ loài cây này.
Bà Nguyễn Thị Ngoan (SN 1966, ở xóm Trung, xã Hải Xuân), cho biết: "Từ năm 2008, tôi bắt đầu trồng 60 gốc vạn tuế. Lúc đó chỉ nghĩ trồng vạn tuế ngắm cho vui, chứ không nghĩ bán được tiền. Bẵng đi 2 năm, cây vạn tuế vươn mình lên cao, trổ thân, lá rất đẹp và có nhiều người đến hỏi mua lá".
Bà Ngoan cho hay: "Hồi đó, tôi bán lá vạn tuế với giá chỉ 1.000 đồng/lá, sau tăng lên 2.000 đồng/lá, có lúc còn cao hơn. Mỗi đợt bán lá, tôi thu được 2 triệu đồng, có đợt được 4 - 5 triệu đồng. Mỗi năm tôi cắt tỉa vài đợt bán lá vạn tuế. Cứ cần tiền cho các con ăn học là tôi lại ra vườn cắt lá vạn tuế để bán".
Bà Nguyễn Thị Ngoan (ở xóm Trung, xã Hải Xuân, huyện Hải Hậu, Nam) Định chăm sóc vườn vạn tuế của gia đình
Thấy trồng vạn tuế cho thu nhập khá, bà Ngoan đã cải tạo hết mấy sào vườn trồng rau màu để trồng 700 cây vạn tuế. Chỉ thu hoạch bán lá, mỗi năm bà có thu nhập 40 - 50 triệu đồng. Năm 2018, cần tiền để xây nhà, bà bán gần hết vườn vạn tuế được vài trăm triệu đồng. Hiện trong vườn nhà bà còn hơn 60 gốc vạn tuế từ 10 năm tuổi trở lên và hơn 200 gốc vạn tuế nhỏ.
Ngoài trồng vạn tuế, bà Ngoan còn dành 2 sào vườn trồng hoa sam, hoa mười giờ với hơn 30 màu khác nhau và bán theo kg. Mỗi kg hoa sam, hoa mười giờ được bán với giá từ 20.000 - 30.000 đồng. Thoạt nghe thì tưởng ít, nhưng khách hàng thường mua từ vài kg đến cả chục kg cây giống hoa trở lên. Bình quân mỗi sào trồng hoa sam, hoa mười giờ, gom các đơn hàng lại, mỗi đợt bà cắt hái bán từ vài chục cân đến cả vài tạ, mỗi năm bán được chục đợt như thế.
Bí quyết chăm cây với phân Lâm Thao
Bà Ngoan bộc bạch: "So với lúa thì trồng cây vạn tuế, hoa sam, mười giờ nhàn hơn và thu nhập cao hơn nhiều. Tuy nhiên, những năm đầu trồng vạn tuế, hoa sam, hoa mười giờ, tôi cũng băn khoăn chưa biết bón loại phân gì cho tốt. Trước đó khi trồng lúa, tôi hay bón phân NPK của Công ty Lâm Thao và thấy rất hiệu quả. Sau khi đọc hướng dẫn trên bao bì phân bón Lâm Thao, tôi cũng thử bón cho cây vạn tuế và hoa sam, hoa mười giời, ấy vậy mà hiệu quả không ngờ. Bình quân mỗi năm gia đình tôi mua 2-3 tạ NPK và lân Lâm Thao để bón cho cây vạn tuế và hoa".
Theo bà Ngoan, thời vụ thích hợp nhất để trồng vạn tuế khoảng tháng 3, tháng 4, hoặc tháng 8, tháng 9 (lúc thời tiết mát mẻ). Trước khi trồng phải làm đất rất kỹ và sạch cỏ, sau đó đánh luống, mỗi luống cao từ 25-30cm, rộng 1,2m. Khi làm đất phải bón lót phân chuồng và phân NPK Lâm Thao 5.10.3-8, trộn thêm vỏ trấu để tăng độ tơi xốp, tránh cỏ mọc ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây.
Sau khi trồng thì tưới nước cho cây để rễ cây bám vào đất, tưới từ từ, tránh tưới mạnh sẽ làm trôi hết đất ở phần gốc.
"Khi cây vạn tuế phát triển ổn định thì không đỏi hỏi chăm sóc quá cầu kỳ. Cây vạn tuế có tốc độ sinh trưởng chậm, nhu cầu dinh dưỡng không lớn, chỉ cần bón lót một lượng vừa phải phân NPK Lâm Thao 5.10.3-8 là được. Nếu muốn lá xanh mượt, bón thúc cho cây bằng phân lân Lâm Thao" - bà Ngoan cho biết thêm.
Không chỉ ở xã Hải Xuân mà ở xã Hải Cường, huyện Hải Hậu cũng có nhiều hộ dân có được thu nhập khá từ bán lá và cây vạn tuế. Ông Nguyễn Mạnh Hà (ở xóm 1, xã Hải Cường), là 1 trong những hộ đầu tiên trồng cây vạn tuế ở địa phương. Hiện với diện tích 450m2, ông Hà đang trồng 300 cây vạn tuế, mỗi năm gia đình có thu nhập hàng chục triệu đồng từ việc bán lá cây. Nếu bán cả cây trưởng thành thì thu nhập có thể đến hàng trăm triệu đồng/năm.
Từ hiệu quả bước đầu của mô hình trồng cây vạn tuế của gia đình ông Hà, nhiều hộ dân trong xã đã mạnh dạn đầu tư, mở rộng diện tích. Theo ước tính của ông Hà, hiện toàn xã Hải Cường có khoảng 300 hộ dân trồng cây vạn tuế, tập trung nhiều nhất ở các xóm 1, xóm 2. Một số gia đình trồng nhiều như: hộ gia đình bà Trực xóm 1, bà Quynh, bà Kiều ở xóm 2...
Ngọn su su chỉ còn 2.000 đồng/kg, nông dân xót xa vì bán không ai mua Khoảng một tuần trở lại đây, ngọn su su rớt giá chưa từng thấy, chỉ còn 1.000-2.000 đồng/kg, tệ hơn nữa,khi không thấy bóng dáng thương lái đến mua rau khiến hàng trăm hộ dân trồng su su tại Tam Đảo không khỏi xót xa. Ở độ cao 1.500m so với mực nước biển, Tam Đảo được thiên nhiên ban tặng cho khí...