Chàng trai bị bố mẹ phản đối kịch liệt vì quyết không vào đại học
Từ năm lớp 11, Duy Trường đã quyết định sẽ không theo học đại học. Bố mẹ phản đối kịch liệt, nhưng em vẫn kiên trì để chứng minh mình đúng.
Chúng ta vẫn thường nói rằng: “Đại học không phải là con đường duy nhất”. Mặc dù vậy, thực tế cho thấy đa số học sinh và cả phụ huynh hiện nay vẫn muốn con em mình vào được đại học, dù nhiều người không trả lời được câu hỏi: Vào đại học để làm gì?
Chia sẻ với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Nguyễn Duy Trường (sinh năm 2002, quê ở Hà Tĩnh), hiện đang làm việc tại Hà Nội cho biết: “Bản thân em không theo học đại học vì em đã định hướng rất rõ con đường tương lai cho chính mình. Nếu vào đại học mà không có mục tiêu rõ ràng, có thể bạn sẽ phải lãng phí thời gian 4 năm quý giá”.
Nguyễn Duy Trường quyết định không theo học đại học dù bị bố mẹ phản đối. (Ảnh: NVCC)
Từ khi đang là học sinh Trường Trung học phổ thông Nguyễn Văn Trỗi, cuối năm lớp 11, Duy Trường đã quyết định không theo học đại học. Thời điểm đó, bố mẹ Trường kịch liệt phản đối.
“Từ khi học tiểu học, em luôn đứng đầu khối về thành tích học tập. Khi lên phổ thông, em học ở mức khá, em thi tốt nghiệp theo tổ hợp Khoa học xã hội với 38 điểm, trong đó 3 môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý em đạt 21,5 điểm, em đã có thể đỗ vào một trường đại học theo đúng kỳ vọng của bố mẹ.
Tuy nhiên, em đã không đăng ký nguyện vọng nào. Trước đó, khi em chia sẻ ý định của mình, bố mẹ đã vô cùng bất ngờ, sửng sốt, tuyệt đối không đồng ý. Cũng như bao phụ huynh khác, bố mẹ vẫn nghĩ chỉ có đại học mới là con đường giúp em thành công.
Song, em rất kiên định với lựa chọn của mình, em cố gắng thuyết phục và chứng minh cho bố mẹ thấy con đường của mình đi hoàn toàn đúng. Một thời gian, em đã có nguồn thu nhập ổn định, từ đó bố mẹ dù không hoàn toàn đồng thuận nhưng không còn phản đối gay gắt như trước. Nhưng về sau, bố mẹ đã tin tưởng và cho em quyền quyết định tương lai của mình”, Trường tâm sự.
Từ những năm học phổ thông, Duy Trường đã tự học cách tạo các giải pháp quảng cáo (thông qua mạng xã hội như Facebook, Google…), nhận thấy bản thân yêu thích và phù hợp với lĩnh vực này nên quyết định tiếp tục tự học hỏi thêm và theo đuổi.
Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, Nguyễn Duy Trường tiếp tục làm quảng cáo, chàng trai này còn tập tành kinh doanh, học thêm kiến thức đầu tư chứng khoán. Trường cho biết, khó khăn và cơ hội là hai thứ luôn song hành tồn tại trên chặng đường của mỗi người. Dù bạn lựa chọn học tập ở đâu, làm công việc gì, hãy luôn nỗ lực vượt qua khó khăn và biết tìm kiếm, nắm bắt cơ hội để tiến về phía trước.
“Em cảm thấy may mắn vì mình có cơ hội học tập, được trải nghiệm từ sớm. Nhờ đó, em nhận ra công việc mình yêu thích và có định hướng rõ ràng sau khi tốt nghiệp cấp 3. Tuy nhiên, đa số các bạn học sinh hiện nay không được định hướng nghề nghiệp nên các bạn sẽ rất mơ hồ trong việc chọn ngành nghề. Đa số học sinh, phụ huynh đều đổ xô vào đại học cũng là điều dễ hiểu, bởi vì họ tin đó là con đường tốt nhất.
Ở quê em ngày trước, mọi người thường quan niệm rằng, nếu không vào đại học, con em họ chỉ có thể đi làm công nhân, hoặc đi xuất khẩu lao động. Và họ hoàn toàn bị ‘đóng khung’ trong suy nghĩ đó, người người, nhà nhà cho con đi học đại học để tương lai tươi sáng hơn, để thoát khỏi cảnh nghèo.
Nhưng dường như thực tế không như vậy, rất nhiều anh chị tốt nghiệp đại học vẫn đi làm công nhân, vẫn đi xuất khẩu lao động. Vậy 4 năm đại học liệu có lãng phí quá chăng”, Trường bày tỏ.
Video đang HOT
Nguyễn Duy Trường (bên trái) cùng bạn học thời phổ thông. (Ảnh: NVCC)
Theo Nguyễn Duy Trường, đại học là một môi trường lý tưởng để tiếp tục sự nghiệp học tập, phát triển bản thân. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng với những ai có định hướng và mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng.
Trước khi vào đại học phải hiểu ngành nghề mình chọn, phải biết mình có đam mê và thực sự phù hợp với lĩnh vực này không. Và trong 4 năm học đó, bạn phải đặt ra mục tiêu, chủ động, nỗ lực học tập để thực sự làm chủ tương lai, cuộc đời mình.
“Em từng kinh doanh bán hàng và có thuê các anh chị sinh viên hỗ trợ công việc. Điều đáng buồn em thấy là đa số sinh viên chỉ học ở trường, về nhà lướt web, chơi game, xem phim. Một số sinh viên đi làm thêm nhưng những công việc đó không bổ trợ gì cho ngành học, chỉ giúp họ có thêm một mức thu nhập trang trải cuộc sống.
Nếu 4 năm học cứ trôi qua như vậy thì rất khó để họ thành công trong tương lai. 4 năm đại học quý giá đó, sinh viên nên vừa học tập ở trường, vừa học thêm, rèn luyện kỹ năng, tìm hiểu ngành nghề.
Theo em, kể cả đã vào đại học như dự kiến nhưng sau 1 năm nếu cảm thấy không phù hợp, các bạn hãy dũng cảm lựa chọn một con đường khác, cơ hội luôn ở phía trước nếu chúng ta cố gắng tìm kiếm và nắm bắt nó mà thôi”, Trường khẳng định.
Chủ động học tập, đi tìm đam mê cho chính mình
Qua những câu chuyện của bạn bè và những người xung quanh, Duy Trường cho biết, đa số học sinh phổ thông không được định hướng nghề nghiệp rõ ràng, không tìm thấy được đam mê, không hề biết mình thích làm công việc gì.
Do đó, việc lựa chọn ngành học hay trường đại học cũng thiếu định hướng, đa số chỉ tìm một trường đại học làm điểm đến cho chặng đường tiếp theo nhưng không biết rõ công việc, không biết rõ môi trường giáo dục đó như thế nào.
Duy Trường cho rằng, quá trình học tập, trải nghiệm thực tế sẽ giúp mỗi người tìm thấy đam mê. (Ảnh: NVCC)
Với sự trải nghiệm khá sớm khi còn học phổ thông, Trường đưa ra nhận định: “Tại sao mọi người vẫn nghĩ nếu không học đại học thì chỉ có thể làm công nhân và đi xuất khẩu lao động? Suy nghĩ này hoàn toàn sai lầm, hiện nay có vô vàn lựa chọn, nhiều công việc mới với cơ hội vô cùng lớn. Điều quan trọng là các bạn đã tìm hiểu chưa, đã học hỏi và thử trải nghiệm hay chưa?
Cơ hội của chúng ta chính là có môi trường học tập không giới hạn trên Internet, có hàng ngàn trang web để chúng ta học tập. Bản thân em cũng học quảng cáo từ chính kênh youtube, từ một số trang web trên mạng.
Sau khi tốt nghiệp, em vẫn tiếp tục con đường học tập bằng con đường tự học, học qua các trang web, youtube. Khi là học sinh cấp 3, em chỉ biết làm quảng cáo, nhưng giờ đây em đã học thêm về kinh doanh, học thêm về chứng khoán,… Chính vì vậy, điều quan trọng là sự chủ động học tập và tìm kiếm đam mê của mỗi người. Nếu bạn không làm gì, bạn sẽ chẳng thể biết mình yêu thích công việc gì”.
Đến thời điểm hiện tại, Nguyễn Duy Trường đã có nguồn thu nhập ở mức khá, em phụ giúp bố mẹ về kinh tế, còn đưa bố mẹ đi du lịch. Ngoài ra, Duy Trường còn thường ủng hộ giúp đỡ một số hoàn cảnh khó khăn ở ngôi trường cũ. Trường cho biết, em đang tiếp tục học thêm, chú trọng hướng đến học hỏi về kỹ năng, trau dồi bản thân. Trong tương lai, Trường sẽ mở rộng kinh doanh và nếu thuận lợi sẽ mở công ty riêng, hướng đến phát triển theo mô hình doanh nghiệp.
Theo chàng trai này, ngay cả khi kết quả thi không như mong đợi, ngay cả khi không đỗ vào trường đại học như kỳ vọng thì mỗi người cũng đừng quá tự ti, đừng trói buộc mình trong suy nghĩ rằng mình thất bại, rằng mình chỉ có thể làm công nhân.
Nếu bạn muốn, hãy lựa chọn học nghề, hãy lên trên các trang mạng để tìm hiểu và thử sức với một số ngành nghề mới.
Trường bày tỏ: “Không vào đại học không có nghĩa là ngừng học, cũng không có nghĩa là hết cơ hội thành công. Em luôn muốn khuyến khích mọi người phải có tinh thần tự học và chủ động học tập.
Em cũng tự học quảng cáo từ youtube, học chứng khoán qua các kênh online miễn phí. Hiện tại, trên mạng có rất nhiều kênh học tập miễn phí mà bất cứ ai cũng có thể học tập. Ngoài ra, em còn học thêm các kỹ năng bổ sung cho ngành nghề, lĩnh vực của mình.
Chỉ cần các bạn dành thời gian tìm tòi, học hỏi, chắc chắn bạn sẽ tìm thấy công việc mình yêu thích, nếu kiên trì theo đuổi, bạn sẽ có được thành công.
Chính vì vậy, đừng bao giờ nghĩ đại học là con đường duy nhất để thành công, thành công được tạo dựng từ lòng quyết tâm và sự chủ động học tập, tìm tòi, sáng tạo, học ở mọi lúc, mọi nơi”, Duy Trường cho biết.
Tiếp tục làm tốt các khâu của Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021
Sáng 8-7, thí sinh tỉnh Thanh Hoá bước vào buổi thi thứ 3 - Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 với bài thi Tổ hợp Khoa học tự nhiên (KHTN) và bài thi Tổ hợp Khoa học xã hội (KHXH).
Đồng chí Trần Văn Thức, Giám đốc Sở GD&ĐT, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 tỉnh Thanh Hoá cùng các thành viên trong đoàn kiểm tra công tác thi tại điểm thi Trường THPT Tĩnh Gia 2.
Trong buổi thi thứ 3, đồng chí Trần Văn Thức, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 tỉnh Thanh Hoá cùng các thành viên trong đoàn kiểm tra của Ban Chỉ đạo thi đã đi kiểm tra công tác thi tại một số điểm thi thuộc huyện Quảng Xương và thị xã Nghi Sơn.
Thi sinh làm bài thi tại điểm thi Trường THPT Tĩnh Gia 1.
Đoàn đã đến kiểm tra tại điểm thi Trường THPT Tĩnh Gia 1 và THPT Tĩnh Gia 2 (thị xã Nghi Sơn); điểm thi Trường THPT Quảng Xương 4 và THPT Đặng Thai Mai (Quảng Xương). Ghi nhận từ công tác kiểm tra cho thấy, do làm tốt khâu chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, đồng thời quán triệt nghiêm túc quy chế thi nên việc làm bài của thí sinh, công tác coi thi tại các điểm thi diễn ra nghiêm túc, an ninh, trật tự được bảo đảm. Các hoạt động phòng, chống dịch COVID-19 cũng được lực lượng làm nhiệm vụ thi, thí sinh thực hiện nghiêm túc.
Kiểm tra phòng thi dự phòng tại điểm thi Trường THPT Tĩnh Gia 1.
Điểm thi Trường THPT Tĩnh Gia 1 đã kích hoạt 1 phòng thi dự phòng cho 1 thí sinh liên quan đến dịch COVID-19 dự thi; điểm thi Trường THPT Tĩnh Gia 2 cũng kích hoạt 1 phòng thi dự phòng cho 2 thí sinh liên quan đến dịch COVID-19 dự thi. Các phòng thi này đều thực hiện nghiêm khâu phòng, chống dịch cũng như quy chế thi theo yêu cầu của Bộ GD&ĐT và Bộ Y tế.
Thí sinh liên quan đến dịch COVID-19 dự thi tại điểm thi Trường THPT Tĩnh Gia 1.
Qua kiểm tra, đồng chí Giám đốc Sở GD&ĐT, Phó Trưởng Ban chỉ đạo Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 tỉnh Thanh Hóa Trần Văn Thức đánh giá cao công tác chuẩn bị cũng như thực hiện nhiệm vụ thi của các điểm thi, của Ban Chỉ đạo thi các địa phương, đồng thời lưu ý các điểm thi quán triệt cán bộ, lực lượng làm nhiệm vụ thi thực hiện nghiêm quy chế thi, bảo đảm an toàn các khâu của kỳ thi cũng như an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19 và an toàn trước diễn biến của hời tiết, áp thấp nhiệt đới.
Giám đốc Sở GD&ĐT Trần Văn Thức cùng các thành viên trong đoàn kiểm tra công tác thi tại điểm thi Trường THPT Quảng Xương 4.
Đồng chí nhấn mạnh, buổi thi thứ 3 diễn ra với 2 bài thi tổ hợp có nhiều môn thi thành phần, vì vậy, các điểm thi, cán bộ làm công tác thi cần nêu cao vai trò trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Các điểm thi cần siết chặt quản lý phòng thi, song không tạo áp lực, căng thẳng cho thí sinh trong quá trình làm bài thi. Đồng chí Phó Trưởng Ban Chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT năm 2021 tỉnh cũng lưu ý các điểm thi quan tâm thực hiện tốt khâu phòng, chống dịch COVID-19 trong thời gian diễn ra kỳ thi; làm tốt khâu bảo quản đề thi, bài thi và vận chuyển bài thi sau khi kết thúc kỳ thi...
Thu bài thi tại điểm thi Trường THPT Đặng Thai Mai (Quảng Xương)
Thí sinh làm bài thi tại điểm thi Trường THPT Tĩnh Gia 2.
Chiều nay, 8-7, thí sinh dự thi môn Ngoại ngữ - môn cuối của Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021, thời gian làm bài 60 phút.
Kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2021: Đề thi tổ hợp khó đạt điểm tối đa Sáng 8-7, kết thúc các môn thi Tổ hợp Khoa học xã hội, Khoa học tự nhiên (theo hình thức tự chọn), phần lớn các thí sinh đánh giá đề thi năm nay không quá khó nhưng đạt được điểm cao không phải dễ. Bài thi tổ hợp Khoa học Xã hội vừa sức, bài Khoa học Tự nhiên khó ở môn Vật...