Chặng đường thành công của mỗi người không chỉ được quyết định bởi những tấm giấy khen ‘vô thưởng vô phạt’
Những ngày cuối năm học 2019 – 2020, cư dân mạng lại được một phen dậy sóng bởi những tờ giấy khen tưởng chừng như quá đỗi bình thường.
Năm học 2019 – 2020 quả thật là một năm vô cùng đặc biệt, 6 tháng đầu tiên của năm, cả thế giới lẩn quẩn trong vòng quay của đại dịch COVID-19. Vì lẽ đó, ngành giáo dục Việt Nam nói riêng và của thế giới nói chung đã bị ảnh hưởng vô cùng lớn. Thế nhưng không vì thế mà giáo dục thiếu đi những “điểm nóng” đáng chú ý.
Điển hình như hai hình ảnh hoàn toàn trái ngược nhau trong ít ngày gần đây đã tạo nên những tranh cãi vô cùng dữ dội.
Học sinh lần đầu nhận giấy khen đem khoe ‘khắp thế gian’
Hình ảnh cậu nam sinh lớp 12A8, trường THPT Lê Duẩn – Lê Quang Xuân Hiếu trong lần đầu tiên nhận được giấy khen học sinh tiên tiến trong suốt ba năm THPT đã đưa tờ giấy khen quý báu này “đi khắp thế gian” đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng.
Hình ảnh nam sinh Lê Quang Xuân Hiếu đem giấy khen “check in” khắp mọi nơi
Hỏi ra thì mới biết, nhiều năm liền, Xuân Hiếu đã khiến mẹ của mình buồn tủi khi đứa con trai liên tục đạt được những thành tích học tập không mấy khả quan.
Cũng chính vì điều đó, trong năm học cuối cùng của thời THPT và cũng là năm cuối cùng được khoác lên mình màu áo trắng học trò, anh chàng đã không ngừng nỗ lực để mang về kết quả thật tốt. Vì lẽ này, việc nhận được giấy khen học sinh tiên tiến được xem như là phần thưởng xứng đáng nhất trong cả một năm học.
Cậu học sinh lẻ loi giữa ‘rừng’ giấy khen
Ở một chiều hướng khác, hình ảnh cậu bé tiểu học lẻ loi giữa vô vàn các bạn cùng trang lứa đang giơ cao tờ giấy khen đã khiến cho dân mạng đưa ra nhiều ý kiến trái chiều. Và một trong số đó chính là câu hỏi: “Liệu việc trao thưởng giấy khen có thật sự mang lại những điều tích cực?”.
Video đang HOT
Hình ảnh cậu học trò nhỏ với khuôn mặt thất thần lạc lõng giữa bạn bè đều nhận được giấy khen
Xét về nguồn gốc xuất phát của hình ảnh học sinh “lạc lõng” này thì có thể dễ dàng nhận xét rằng, người chụp lại bức ảnh này thật sự thiếu đi sự tế nhị. Nếu đó là hành động của những người thầy, người cô, những người đang trực tiếp đảm nhận công việc giáo dục trong trường học thì thật sự càng đáng trách hơn, bởi chính những việc làm thế này sẽ tạo ra sự tổn thương không đáng có cho cậu bé trong bức ảnh. Mặt khác việc làm này cũng sẽ mang lại những hiệu ứng không hay, tạo nên sự kỳ thị giữa học sinh với học sinh trong các năm học sau này…
Những điều chưa nói về ‘tấm giấy khen’…
Trả lời câu hỏi “Liệu việc trao thưởng giấy khen có thật sự mang lại những điều tích cực?” hay không thì có thể nhiều nhà chuyên môn, những nhà hoạt động giáo dục lâu năm cũng khó có thể đưa ra câu trả lời chính xác nhất. Tuy nhiên bất cứ một chuyện gì cũng mang đến mặt tích cực và mặt tiêu cực, và vấn đề trao thưởng giấy khen trong nhà trường cũng tương tự.
“Nếu không được lợi ích gì, chắc hẳn nhiều trường đã bỏ hẳn việc trao thưởng giấy khen để tiết kiệm được một khoản ngân sách khá lớn”, một người dùng đã thể hiện quan điểm của mình bên dưới những hình ảnh.
Thật vậy, việc trao thưởng giấy khen, mặc dù là học sinh tiên tiến, giỏi hay xuất sắc thì chí ít cũng thúc đẩy nguồn động lực học tập trong mỗi cô cậu học sinh.
Còn xét ở mặt tiêu cực thì sẽ như thế nào? Câu trả lời chính là cảm xúc của bạn khi đặt vào trường hợp của cậu nam sinh tiểu học “lạc lõng” trong bức ảnh phía trên. Sẽ thật khó để nói được chính xác việc này, tuy nhiên giả sử rằng, nếu không may cậu bạn suy nghĩ lạc hướng, chán nản thì những sự việc xảy ra trong các năm tiếp theo chắc chắn sẽ không mấy gì tốt đẹp, nếu không muốn nói là tương lai của cậu học trò nhỏ này sẽ rẽ sang một hướng khác.
Quay trở lại với hai hình ảnh trái ngược gây xôn xao mạng xã hội ít ngày gần đây, thử đặt ra một câu hỏi, rằng có ai dám chắc chắn tương lai của những cô cậu nhỏ đạt được giấy khen sẽ thật sự thành công? Không ai dám chắc chắn điều này bởi suy cho cùng, giấy khen không phải là “tấm thẻ quyền lực” để đảm bảo cho sự thành công của cuộc đời mỗi người mà nó chỉ là sự ghi nhận cho thành tích một thời điểm nhất định nào đó.
Một điều cần phải nhớ rằng, để có được sự thành công thì cần rất nhiều yếu tố khác nhau mà một phần nhỏ trong trong này là thành tích học tập ở quá khứ. Cái tên danh tiếng trong làng âm nhạc toàn cầu Simon Cowell gần như thất bại trong mọi kỳ thi và rời trường học năm 16 tuổi chỉ với một chứng chỉ giáo dục phổ thông trung học O-level (tương đương với việc tốt nghiệp THCS).
Ít ai ngờ rằng, Simon Cowell thất bại trong mọi kỳ thi và rời trường học ở năm 16 tuổi
Ông trùm kinh doanh Richard Branson vốn ngay từ nhỏ đã không hứng thú với việc đến trường thì đến năm 16 tuổi đã bỏ học vì nhiều lý do, trong đó có những kết quả không như mong muốn. Theo Telegraph, ông Robert Drayson, Hiệu trưởng cũ của Branson từng phỏng đoán Branson sẽ thành kẻ phạm tội hoặc tỷ phú. Và thật may mắn, Branson đã thực hiện vế sau. Hiện tại, Richard Branson sở hữu tập đoàn Virgin với hơn 200 công ty đặt tại 30 quốc gia và không ai để ý rằng, trong quá khứ, Branson đã nhận được bao nhiêu tờ giấy khen.
Không ai đặt ra câu hỏi rằng, “ông trùm” khởi nghiệp Richard Branson từng đạt bao nhiêu tờ giấy khen trong quá khứ?
Chốt lại, thành công hay không điều nằm ở định hướng cá nhân và quyết định của mỗi người. Yếu tố chính để tạo nên sự thành công nằm ở cách giáo dục một đứa trẻ, việc đi đúng hướng, chọn đúng đường đôi khi đều nằm ở hành động, cách cư xử của người lớn, những người sẽ quyết định trực tiếp đến tương lai của một đứa trẻ.
Dù thế nào đi chăng nữa thì các cô cậu học trò cũng đã nỗ lực hết sức mình, đừng nên đánh giá một người thông qua thành tích học tập ở quá khứ hay những tấm giấy khen “vô thưởng vô phạt” mà hãy nhìn vào chặng đường mà người đó đã và đang đi…
Đừng biến khen thưởng thành hình phạt đối với học sinh
Mấy ngày qua, mạng xã hội chia sẻ chóng mặt một bức ảnh cả lớp học sinh giơ giấy khen lên khoe trong khi đó có một học sinh ngồi bàn đầu bơ vơ, lạc lõng vì không có giấy khen.
Nhiều ý kiến bày tỏ sự thông cảm, chia sẻ với em học sinh không có phần thưởng và tỏ ra bức xúc với việc trưng khoe giấy khen như thế.
Ảnh minh họa.
Đã đến lúc nhà trường, thầy cô giáo và các cấp quản lý giáo dục cần nhìn nhận lại việc khen thưởng sao cho đúng với ý mục đích, ý nghĩa, động cơ để tránh khỏi những hệ lụy không đáng có của công tác thi đua khen thưởng đối với người được khen cũng như cộng đồng xung quanh họ.
Khen thưởng là cần thiết
Từ xa xưa, loài người đã biết sử dụng khen thưởng để khuyến khích những tập thể và cá nhân có thành tích, đóng góp xuất sắc cho xã hội, cộng đồng; đồng thời có hình phạt nhằm để răn đe, ngăn chặn những hành vi (hành động) đi ngược lại lợi ích xã hội hoặc ảnh hưởng xấu đến cộng đồng.
Xã hội văn minh tiếp tục duy trì và phát triển hệ thống thưởng phạt đảm bảo tính công khai, minh bạch với các tiêu chí cụ thể, thậm chí được luật hóa để giúp các cá nhân nỗ lực phấn đấu đóng góp, giúp ích cho cộng đồng, quê hương, đất nước đồng thời biết để phòng tránh những việc làm có hại, nguy hiểm cho xã hội.
Việc thưởng phạt có ý nghĩa giáo dục không chỉ đối với loài người mà còn được áp dụng cho việc thuần hóa các con vật. Các huấn luyện viên xiếc động vật sử dụng hài hòa cả khen thưởng lẫn hình phạt để buộc con thú phục tùng, phụ thuộc vào hiệu lệnh của mình.
Tuy nhiên, huấn luyện viên phải hết sức khéo léo và linh hoạt vì mỗi loài vật khác nhau thì tiếp nhận và phản ứng của chúng cũng khác nhau. Nguyên tắc cơ bản là con vật phải cảm thấy thật sự thoải mái, hưng phấn, không sợ hãi; nếu không, chúng sẽ có những phản ứng tiêu cực và hậu quả sẽ khôn lường.
Trong giáo dục và đào tạo, khen thưởng cần làm thường xuyên, không nhất thiết bằng hiện vật mà còn bằng cả lời nói, cử chỉ, thái độ, tình cảm. Xét về khoa học hành vi, não bộ con người hoạt động dựa trên hai quá trình hưng phấn và ức chế. Tác dụng của hưng phấn là làm diễn biến những phản xạ có điều kiện; trong khi đó ức chế là làm giảm cường độ hoặc xoá bỏ những phản xạ có điều kiện. Do đó, nếu học sinh được tạo hưng phấn thì chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo sẽ cao hơn.
Nhưng cần phải cẩn trọng
Mặc dù khen thưởng có ý nghĩa rất lớn trong giáo dục và đào tạo, nhưng để khen như thế nào cho đúng với mục đích, ý nghĩa, động cơ thì lại là việc cần bàn. Thiết nghĩ, việc khen thưởng học sinh nên cân nhắc những nội dung sau:
Thứ nhất, không nên đồng nhất tiêu chí khen thưởng học sinh. Einstein từng nói: "Mỗi người sinh ra đều là thiên tài. Nhưng nếu bạn bắt một con cá thể hiện khả năng qua việc trèo cây, thì cả đời của nó sẽ sống và tin rằng nó chỉ là một đứa ngốc". Vì vậy, khi khen thưởng học sinh, nhà trường và giáo viên cần tìm ra được một mặt mạnh nào đó của các em để khen.
Ví dụ, những học sinh giỏi thể thao thì khó có thể học tốt các môn văn hóa vì các em dành phần lớn thời gian luyện tập trên sân. Do đó, không thể đánh đồng tiêu chí khen thưởng là tất cả học sinh phải đạt học sinh khá hay giỏi về các môn văn hóa. Nếu không, sẽ dễ nảy sinh những tiêu cực về điểm đối với những học sinh giỏi thể thao.
Thứ hai, khen thưởng không nhằm mục đích so sánh học sinh này với học sinh khác. Nếu việc khen thưởng gây ra sự so đo trong học sinh thì sẽ gây ra những phản ứng tiêu cực, tự ti, khoảng cách cho những em không được khen thưởng.
Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT năm 2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định rõ rằng mục đích của việc khen thưởng học sinh là để động viên, khích lệ sự tiến bộ của học sinh, để các em tự tin, hứng thú hơn trong học tập và rèn luyện, chứ không nhằm so sánh, xếp hạng giữa các học sinh.
Thứ ba, việc khen thưởng học sinh là để ghi nhận những việc đã làm chứ không được tạo ảo tưởng về một năng lực nào đó. Do đó phải hết sức cẩn trọng khi khen thưởng những học sinh có thành tích xuất sắc đột xuất như cứu người chết đuối, bắt cướp,... Sẽ rất nguy hiểm cho học sinh khi các em ảo tưởng về một năng lực mà mình không có.
Thứ tư, việc khen thưởng phải vô tư, khách quan, không vì những động cơ khác. Vẫn còn đó hiện tượng học sinh, phụ huynh xì xào bàn tán về một bạn nào đó được khen thưởng vì bạn là con ông nọ, bà kia hay vì những lý do tế nhị khác. Nếu vì bệnh thành tích mà khen thưởng thì chắc chắn rằng "khen nhau như thế bằng mười hại nhau".
Vui - Buồn chuyện "khoe" thành tích học tập Thời điểm cuối năm học, câu chuyện về những tấm giấy khen lại nóng trên các diễn đàn, mạng xã hội. Mấy hôm nay, bức ảnh cậu học sinh lẻ loi không giấy khen giữa cả lớp giơ giấy khen hay hình ảnh cậu học trò lần đầu tiên nhận được giấy khen check-in khắp nơi khiến mạng xã hội dậy sóng. Theo...