Chặng đường nước rút, xuất khẩu cả nước đạt tăng trưởng 5,5%
Trong 11 tháng vừa qua, xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục duy trì mức tăng trưởng hơn 5% đã giúp thặng dư thương mại của cả nước cao kỷ lục, tăng gần gấp 2 lần so với cùng kỳ năm 2019
Sau 11 tháng, xuất khẩu nhóm công nghiệp chế biến đem về 216,35 tỷ USD. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam )
Mặc dù chịu tác động nặng nề của dịch COVID-19, song xuất khẩu vẫn là bệ đỡ quan trọng để thực hiện mục tiêu kép về kinh tế- xã hội
Đáng chú ý, xuất siêu đạt được trong 11 tháng vừa qua ở con số kỷ lục cho thấy hiệu quả trong chỉ đạo, điều hành và khai thác, tận dụng tốt các cơ hội mang lại nhằm thúc đẩy xuất khẩu.
Công nghiệp chế biến dẫn dắt tăng trưởng
Thống kê của Bộ Công Thương, cho thấy trong tháng 11, xuất khẩu đem về khoảng 25,14 tỷ USD, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu 11 tháng của cả nước lên con số 254,93 tỷ USD, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.
Có được kết quả trên là nhờ sự đóng góp tích cực của nhóm hàng công nghiệp chế biến với kim ngạch xuất khẩu đạt 20,97 tỷ USD trong tháng 11 (tăng 8,2% so với tháng 11/2019). Lũy kế 11 tháng, nhóm này đem về 216,35 tỷ USD, tăng 6,1% so với cùng kỳ năm trước.
Trong tháng 11 cũng chứng kiến sự hồi phục của nhóm hàng nông, lâm thủy sản với giá trị thu về đạt khoảng 2,22 tỷ USD, tăng 3,2% so với cùng kỳ.
Điểm nổi bật là giá nhiều mặt hàng trong nhóm nông, lâm thủy sản tăng trở lại cho thấy nhu cầu tiêu dùng mặt hàng này của Việt Nam khởi sắc sau thời gian dài chịu tác động của dịch COVID-19.
Đơn cử mặt hàng càphê, xuất khẩu bình quân trong tháng 11/2020 đạt 1.963 USD/tấn, tăng 5,7% so với tháng 10/2020 và tăng 12,2% so với cùng kỳ năm 2019.
Ngoài ra, giá xuất khẩu hạt tiêu tăng 3,6% so với tháng 10/2020 và tăng 8,1% so với cùng kỳ năm 2019 hay giá xuất khẩu cao su tăng 8,8% so với tháng 10/2020 và tăng 15% so với cùng kỳ năm 2019.
Video đang HOT
Riêng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ, sau 11 tháng đã đạt 10,883 tỷ USD, tăng 14,1% so với cùng kỳ năm ngoái và là 1 trong 10 mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với tỷ trọng chiếm 4,26% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng cho biết mặc dù tình hình kinh tế trong nước cũng như quốc tế chịu ảnh hướng không nhỏ từ dịch COVID-19 nhưng ngành chế biến và xuất khẩu gỗ của nước ta vẫn đạt được sự tăng trưởng mạnh mẽ, là điểm sáng trong bức tranh xuất khẩu của nước ta trong năm 2020, góp phần duy trì đà phát triển xuất khẩu trong bối cảnh trong nước và quốc tế đều gặp khó khăn.
- Cán cân thương mại của Việt Nam trong 11 tháng năm 2020:
Trong khi đó, ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) thông tin, nếu như các tháng đầu năm 2020 xuất khẩu thủy sản, đặc biệt là mặt hàng cá tra bị sụt giảm mạnh do tác động từ dịch bệnh thì tới nay xuất khẩu đã tăng tốc trở lại.
“Dự báo xuất khẩu thủy sản năm 2020 có thể đạt khoảng 8,4 tỷ USD và thị trường sẽ có nhiều triển vọng hơn trong năm 2021,” ông Trương Đình Hòe nói.
Xuất siêu lên cao kỷ lục
Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong tháng 11/2020 ước đạt 24,48 tỷ USD, tăng 14,7%. Tính chung 11 tháng năm 2020, tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam ước đạt 234,78 tỷ USD, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm 2019.
Một số mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu tăng cao, cụ thể: nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 22%; điện thoại các loại cũng tăng 9,3%; sản phẩm từ chất dẻo tăng 9,7%; sản phẩm hóa chất tăng 3,1%…
Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 11 tháng, với kim ngạch ước đạt 73,9 tỷ USD, tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp đến là Hàn Quốc đạt 42 tỷ USD (giảm 2,9%); thị trường ASEAN đạt 27,3 tỷ USD (giảm 6,9%); Nhật Bản đạt 18,6 tỷ USD, tăng 4,8%; thị trường EU đạt 13,2 tỷ USD, tăng 4,3%…
Với kết quả trên, tháng 11 ước tính cả nước xuất siêu 660 triệu USD. Tính chung 11 tháng năm 2020, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam đạt mức xuất siêu kỷ lục 20,16 tỷ USD, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm trước (năm 2019 xuất siêu 10,8 tỷ USD).
Như vậy chỉ còn gần 1 tháng là kết thúc năm 2020 và để hoàn thành cao nhất các mục tiêu đề ra, lãnh đạo Bộ Công Thương chỉ đạo các đơn vị chức năng triển khai đồng loạt các giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất-kinh doanh.
Giải pháp trọng tâm được ưu tiên triển khai là các hoạt động xúc tiến xuất khẩu vào các thị trường sớm khôi phục sau đại địch COVID-19.
Các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất nhằm giảm thiểu những tác động do dịch COVID-19. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam )
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng tập trung theo dõi sát tình hình từng thị trường để rà soát, xác định các chủng loại hàng hóa mà các nước đang có nhu cầu nhập khẩu để khai thác, thúc đẩy xuất khẩu, cũng như khai thác hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do, đa dạng hoá thị trường xuất, nhập khẩu.
“Lãnh đạo bộ đã yêu cầu các đơn vị bám sát yêu cầu thực tiễn để tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh; nắm bắt kịp thời tình hình thực tiễn, xác định rõ những vướng mắc, khó khăn cụ thể đối với từng ngành, lĩnh vực, từng doanh nghiệp và trên từng địa bàn để có biện pháp, đối sách cụ thể; tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế,” ông Cao Quốc Hưng cho hay./.
Năm 2020 - 2021: Ngành Ngân hàng vẫn "nặng gánh" nợ xấu
Một trong những mối lo lớn của ngành Ngân hàng trong năm 2020 và cả năm 2021 là sự phình to của khối nợ xấu, đặc biệt là khối nợ xấu tiềm ẩn đang được "che đậy lại" dưới "lớp vỏ" cơ cấu lại nợ. Bởi vậy, trước mắt các ngân hàng cần đặt vấn đề kiểm soát rủi ro nợ xấu lên hàng đầu.
Mức tăng trưởng tín dụng đến cuối tháng 10/2020 khoảng 6,15%.
Đây là chia sẻ của PGS.TS Đỗ Hoài Linh - Viện Ngân hàng - Tài chính, Đại học Kinh tế quốc dân với phóng viên TBTCVN.
* PV: Tính đến cuối tháng 10, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống ngân hàng (NH) vẫn ở mức khá thấp, khoảng 6,15%. Theo bà, có nên ép tăng trưởng tín dụng trong những tháng cuối năm?
- Bà Đỗ Hoài Linh: Nhìn nhận khách quan có thể thấy, mức tăng trưởng tín dụng 6,15% hiện tại là rất đáng ghi nhận, vì con số này 6 tháng đầu năm 2020 chỉ đạt mức 3,65%, trong đó tín dụng cho các ngành ưu tiên như xuất khẩu, nông nghiệp, doanh nghiệp (DN) vừa và nhỏ đều ghi nhận mức tăng đáng khích lệ.
Bà Đỗ Hoài Linh
Theo tôi, việc ép tăng trưởng tín dụng trên thực tế là bất khả thi, vì tăng trưởng tín dụng chỉ có được khi có sự vận hành hài hòa của cả cung - cầu tín dụng. Hiện nay, mặc dù mặt bằng lãi suất cho vay đã giảm khá mạnh, nhưng nhu cầu tín dụng giảm vẫn đang là khó khăn không nhỏ đối với ngành NH trong những tháng cuối năm 2020.
Theo tôi, từ giờ đến hết năm 2020, nếu Việt Nam không xảy ra sự bùng phát dịch Covid-19 lần thứ 3, đà phục hồi hiện tại vẫn được giữ vững, thì có thể đạt được mức tăng trưởng tín dụng cả năm là 10%.
* PV: Nhiều ý kiến cho rằng khả năng ngành NH không hoàn thành mục tiêu đưa tổng nợ xấu về dưới 3% vào cuối năm 2020. Quan điểm của bà về nhận định trên như thế nào? Theo bà, Ngân hàng Nhà nước có nên nới trần tỷ lệ nợ xấu cho các tổ chức tín dụng (TCTD) năm 2020 và cả năm 2021 không?
- Bà Đỗ Hoài Linh: Chỉ thị số 01/CT-NHNN về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành NH trong năm 2020 có đặt ra mục tiêu đưa tỷ lệ nợ xấu nội bảng xuống dưới 2%; tỷ lệ nợ xấu nội bảng của các TCTD, nợ xấu đã bán cho Công ty TNHH MTV Quản lý tài sản các TCTD Việt Nam (VAMC) và nợ đã thực hiện các biện pháp phân loại nợ xuống dưới 3%. Theo số liệu mới nhất của Ngân hàng Nhà nước, đến cuối tháng 8/2020, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống TCTD được kiểm soát ở mức dưới 2%. Tuy nhiên, con số này chỉ phản ánh phần nào tình hình thực tế, bởi theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN, các NH được phép cơ cấu lại nợ, giãn thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ của khách hàng, do đó, nợ xấu thực tế sẽ cao hơn con số báo cáo. Ngoài ra, theo báo cáo tài chính của nhiều NH công bố trong quý III/2020 cho thấy tỷ lệ nợ xấu tăng đáng kể so với trước đó. Khảo sát của tôi từ 14 NH niêm yết công bố kết quả kinh doanh quý III cho thấy, tỷ lệ nợ xấu quý III tăng trung bình 30% so với quý II/2020.
Về ý kiến Ngân hàng Nhà nước có nên nới trần tỷ lệ nợ xấu cho các TCTD năm 2020 và cả năm 2021, theo tôi là không. Bởi, tỷ lệ nợ xấu đã đặt ra sẽ vừa là chỉ tiêu để giúp đánh giá hiện trạng nợ xấu các NH, đồng thời cũng là mục tiêu để các TCTD hướng đến, đặc biệt trong việc xây dựng chính sách tín dụng, nắn dòng vốn không được chảy vào những lĩnh vực dễ xảy ra bong bóng như chứng khoán, bất động sản... và thực hiện quy trình tín dụng một cách nghiêm túc để bảo đảm nợ xấu trong ngưỡng cho phép.
* PV: Bà dự báo như thế nào về "bức tranh" ngành NH cả năm 2020 cũng như bước sang năm 2021?
- Bà Đỗ Hoài Linh: Đến thời điểm này, "bức tranh" ngành NH cả năm 2020 và nửa đầu năm 2021 đã bộc lộ khá rõ nét. Theo đó tôi cho rằng, về cơ bản hoạt động ngành NH sẽ tiếp tục duy trì xu hướng như hiện nay. Cụ thể, thanh khoản toàn thị trường dồi dào, lãi suất tiếp tục duy trì mức thấp và còn có xu hướng giảm tiếp sang năm 2021, tăng trưởng tín dụng dù không cao như những năm trước nhưng vẫn là lực đẩy cho tăng trưởng kinh tế. Nguy cơ nợ xấu tiềm ẩn nhiều rủi ro cho hệ thống NH gia tăng, nhưng nguồn gốc của các khoản nợ tiềm ẩn này phần lớn đến từ lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nên sẽ dễ dàng phục hồi hơn là nợ xấu đến từ những lĩnh vực tạo bong bóng như những giai đoạn trước. Lợi nhuận thực tế của các NH sẽ có xu hướng giảm, dù số liệu lợi nhuận trên sổ sách của các NH có thể tăng. Ngoài ra, tiến trình số hóa NH sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn ngay cả khi dịch Covid-19 được khống chế...
Trong bối cảnh đó, theo tôi, các NH ngoài việc nỗ lực đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng trong ngắn hạn, thì về dài hạn cần điều chỉnh danh mục cho vay, thậm chí hướng tới điều chỉnh danh mục tài sản tiến tới giảm tỷ trọng tài sản tín dụng, tăng tài sản phi tín dụng. Đồng thời, luôn phải đặt nhiệm vụ xử lý nợ xấu là trọng tâm, đặc biệt là việc xây dựng các giải pháp riêng biệt cho từng nhóm khách hàng và đẩy mạnh bán nợ. Cùng với đó, các NH cần đẩy mạnh tiến trình chuyển đổi số, đẩy nhanh hoàn thiện hệ thống dữ liệu lớn (big data), nhanh chóng đưa vào sử dụng và hoàn thiện các sản phẩm NH số, các giao dịch NH điện tử...
* PV: Xin cảm ơn bà!
Ép tăng trưởng tín dụng là bất khả thi
Theo số liệu trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (DN), 10 tháng năm 2020, cả nước có 111.160 DN thành lập mới, giảm 2,9% so với cùng kỳ năm 2019; có 85.541 DN rút lui khỏi thị trường, tăng 58,7% với cùng kỳ năm 2019. Số lượng DN tạm ngừng kinh doanh tăng cao cho thấy, nhu cầu hấp thụ tín dụng còn yếu trong bối cảnh chồng chất những khó khăn đến từ tình hình dịch bệnh trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp, kinh tế toàn cầu suy giảm, đặc biệt làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 3 đang đe dọa toàn cầu. Mặt khác, tăng trưởng GDP của Việt Nam vẫn ở mức thấp, thu nhập của người dân giảm sút do tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm tăng... Do đó, việc ép tăng trưởng tín dụng là bất khả thi.
Thiệt hại kinh tế do các cơn bão gần đây ở miền Trung lên tới 1,3 tỷ USD Ngân hang Thê giơi (WB) trong ban tin Câp nhât tinh hinh kinh tê vi mô Viêt Nam thang 11/2020 được công bố ngày 13/11 cho rằng thiệt hại về kinh tế do các cơn bão ở miền Trung gần đây gây ra ước tính lên tới 29.300 tỷ đồng (1,3 tỷ USD). Thiên tai gây ra hậu quả nặng nề tại các...