Chặng đường nhiều thách thức phổ cập mầm non cho trẻ 3-4 tuổi

Theo dõi VGT trên

Đề án ‘ Phổ cập GDMN cho trẻ em mẫu giáo (3 – 4 tuổi)’ được kỳ vọng chóng đạt mục tiêu khi có tiền đề vững chắc về cơ sở vật chất, đội ngũ…

Chặng đường nhiều thách thức phổ cập mầm non cho trẻ 3-4 tuổi - Hình 1

Ảnh minh họa.

Tuy nhiên, từ thực tế triển khai thí điểm, đại diện ngành Giáo dục một số địa phương nhìn nhận, phổ cập GDMN cho trẻ 3 – 4 tuổi là chặng đường còn dài với nhiều thách thức.

Khó khăn phía trước

Phổ cập GDMN cho trẻ 3 – 4 tuổi là cần thiết trong bối cảnh cả nước đã hoàn thành phổ cập GDMN trẻ 5 tuổi từ năm 2017. Tuy nhiên, theo bà Cù Thị Thủy, Phó Vụ trưởng Vụ GDMN (Bộ GD&ĐT), mong muốn là vậy nhưng thực tế triển khai phải đối diện nhiều khó khăn.

Đầu tiên là mạng lưới trường lớp hiện tại chưa đáp ứng đủ nhu cầu thu nhận trẻ; đặc biệt là khu vực khó khăn, biên giới, hải đảo, nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) và các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đông dân cư. Tính chung trên cả nước, tỷ lệ trẻ nhà trẻ đi học còn thấp (28,2%), mẫu giáo đạt 92,4%; cả nước còn gần 8% trẻ em mẫu giáo và 71,8% trẻ nhà trẻ chưa được tiếp cận giáo dục. Đối với vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn, còn 81% trẻ nhà trẻ, 13,4% trẻ mẫu giáo chưa được tiếp cận GDMN.

Phó Vụ trưởng Vụ GDMN Cù Thị Thủy phân tích, thách thức và khó khăn vùng miền là rào cản lớn trong việc phổ cập GDMN nói chung và phổ cập GDMN cho trẻ 3 – 4 tuổi nói riêng. Cụ thể, chất lượng GDMN chưa đồng đều giữa các vùng miền, đặc biệt khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Bắc, Tây Nguyên và Nam Trung Bộ. Tại các địa phương này còn thiếu điều kiện để chăm sóc, giáo dục trẻ. Số trẻ mầm non được tổ chức ăn bán trú còn thấp (thấp hơn bình quân chung 9,8%) dẫn đến tỷ lệ suy dinh dưỡng còn cao so với bình quân chung toàn quốc.

“Những căn nguyên trên dẫn đến việc tỷ lệ trẻ em đi học chuyên cần còn hạn chế do khoảng cách từ nhà đến trường xa, điều kiện khí hậu, thời tiết diễn biến bất thường. Đặc biệt, trẻ em người đồng bào dân tộc thiểu số gặp rào cản ngôn ngữ khi chương trình thực hiện bằng tiếng Việt (tiếng phổ thông), trong khi ở nhà trẻ chỉ nói tiếng mẹ đẻ.

Cùng với đó là việc ban hành các chính sách cho trẻ em vùng khó khăn còn thiếu hụt. Đội ngũ giáo viên cấp học mầm non còn thiếu nhiều so với định mức quy định, chính sách cho nhà giáo còn hạn chế. Những khó khăn này cho thấy cần phải sớm xây dựng đề án Phổ cập GDMN cho trẻ 3 – 4 tuổi với những chính sách hỗ trợ phát triển cụ thể và toàn diện”, Phó Vụ trưởng Cù Thị Thủy nhấn mạnh.

Kiến nghị từ thực tế

Triển khai đề án Phổ cập GDMN cho trẻ 3 – 4 tuổi, ông Lê Hoàng Dự, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Cà Mau kiến nghị: Đề án Phổ cập GDMN cho trẻ em mẫu giáo (3 – 4 tuổi) đưa ra tiêu chí phấn đấu đến năm 2025 có đủ số lượng giáo viên theo quy định là rất khó. Về cơ hội tiếp cận GDMN của trẻ em, quy định đảm bảo tỉ lệ trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo được huy động đến cơ sở GDMN để được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục theo Chương trình GDMN đạt 95% vào năm 2025 và 97% vào năm 2030; phấn đấu đến năm 2025 có 100% trẻ em tại các cơ sở GDMN được học 2 buổi/ngày cũng khó đạt được.

Video đang HOT

Chặng đường nhiều thách thức phổ cập mầm non cho trẻ 3-4 tuổi - Hình 2

Ảnh minh họa.

Là tỉnh có cả miền núi, vùng dân tộc, biên giới và khu kinh tế, bà Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Trưởng phòng Giáo dục thường xuyên, mầm non, Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Ninh cho rằng: Cần tăng cường vai trò tham mưu xây dựng chính sách đối với đội ngũ theo hướng đặc thù. Bên cạnh đó, đẩy mạnh tuyên truyền, tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền. Cũng như đề cao trách nhiệm của các bộ, ngành.

Điển hình, vai trò trách nhiệm Bộ Công an trong việc hỗ trợ công tác điều tra dân số liên quan đến phổ cập GDMN cho trẻ 3 – 4 tuổi rất quan trọng. Trên cơ sở các thông tin thống kê và sự hỗ trợ của bộ ngành, việc ban hành chính sách phổ cập GDMN cho trẻ 3 – 4 tuổi mới đạt được mục đích mong muốn.

Bắc Ninh khá thành công trong việc phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi, từ kinh nghiệm này, đại diện ngành Giáo dục kiến nghị: Cần có nguồn kinh phí riêng, phù hợp cho công tác phổ cập giáo dục. Nguồn tiền này đảm bảo chi cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên thực hiện các nhiệm vụ phổ cập giáo dục như công tác chỉ đạo, phối hợp, điều tra, nhập liệu, theo dõi… nhất là với đơn vị có nhiều khu công nghiệp, lượng dân số cơ học tăng nhanh hoặc có nhiều biến động.

Ngoài ra, Bộ GD&ĐT cần tham mưu Chính phủ ban hành chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ nhà trẻ. Phổ cập GDMN cho trẻ 3 – 4 tuổi rất cần có lộ trình thực hiện việc miễn học phí, tiến tới miễn học phí đối với trẻ 24 – 36 tháng tuổi nhằm tăng tỷ lệ huy động ra lớp và tạo tiền đề thực hiện phổ cập giáo dục tiền mẫu giáo.

TP Hồ Chí Minh là địa phương đông dân nhất cả nước, số lao động nhập cư lớn, đang độ tuổi nuôi con nhỏ nên đại diện Sở GD&ĐT TP kiến nghị về cơ hội tiếp cận GDMN của trẻ em. Theo đó, đề án đưa ra lộ trình đảm bảo tỉ lệ trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo được huy động đến cơ sở GDMN để được nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục theo Chương trình GDMN đạt 95% vào năm 2025 và 97% vào năm 2030 cần điều chỉnh thành “Phấn đấu tỷ lệ huy động trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo đến trường, lớp đạt 95% vào năm 2025, đạt 97% vào năm 2030″. Hay mục tiêu địa phương được công nhận đạt chuẩn phổ cập GDMN cho trẻ em mẫu giáo cũng nên giảm từ 60% xuống có 50% vào năm 2025, có 100% số tỉnh, thành phố đạt chuẩn phổ cập GDMN cho trẻ em mẫu giáo vào năm 2030.

Nhiều địa phương thống nhất quan điểm, để thực hiện Phổ cập GDMN 3 – 4 tuổi cần ban hành chính sách ưu tiên chỉ tiêu biên chế cho vùng đồng bào DTTS&MN, kinh tế khó khăn, đặc biệt khó khăn, bãi ngang ven biển, hải đảo; Nghiên cứu, đề xuất chính sách miễn học phí, hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo (3 – 4 tuổi) theo lộ trình, trình Chính phủ phê duyệt. Bảo đảm chế độ làm việc của giáo viên mầm non theo Luật Lao động, có chế độ hỗ trợ giáo viên dạy lớp ghép, tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người DTTS, giáo viên dạy vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn, vùng huyện đảo đặc thù… trong các cơ sở GDMN công lập. Hỗ trợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho giáo viên các cơ sở GDMN ngoài công lập.

Xây dựng chính sách 'giữ chân' giáo viên mầm non

Giáo dục mầm non là bậc học quan trọng để chuẩn bị nền tảng về thể chất, trí tuệ cho trẻ bước vào các bậc học khác. Tuy vậy, hiện nay bậc học này đang thiếu rất nhiều giáo viên. Bên cạnh đó, số lượng giáo viên chưa đạt chuẩn cũng khá đông, đặc biệt là ở khối các trường, nhà nhóm trẻ tư thục.

Xây dựng chính sách giữ chân giáo viên mầm non - Hình 1

Giáo viên Nhóm trẻ độc lập tư thục Mai Hoa (P.An Bình, TP.Biên Hòa) trong giờ dạy học. Ảnh: H.Yến

Mức lương thấp, môi trường làm việc áp lực được cho là những nguyên nhân chính khiến giáo viên mầm non (GVMN) bỏ việc. Những chính sách nhằm phát triển giáo dục mầm non hiện nay vẫn chưa đủ để "giữ chân" đội ngũ giáo viên...

* Thiếu giáo viên nhưng không có nguồn tuyển

Năm học 2022-2023, TP.Biên Hòa có 130 trường mầm non (34 trường công lập, 96 trường tư thục), 426 nhóm lớp mầm non độc lập, 187 nhóm trẻ có quy mô dưới 7 trẻ. Mạng lưới trường, lớp này đáp ứng chỗ học cho hơn 57,9 ngàn trẻ, trong đó có đến 51,6 ngàn trẻ học ở khối các trường, lớp tư thục (chiếm hơn 89%).

Trưởng phòng GD-ĐT TP.Biên Hòa Võ Văn Minh cho biết, năm học này thành phố thiếu hơn 560 GVMN, bao gồm cả trường công lập và tư thục. Tình trạng này đã xảy ra từ nhiều năm nay. "Năm nào thành phố cũng tuyển dụng GVMN nhưng số lượng hồ sơ nộp vào luôn thấp hơn nhu cầu tuyển dụng. Chẳng hạn, năm học trước chúng tôi cần tuyển 52 biên chế nhưng chỉ có 11 người nộp hồ sơ. Năm nay, chúng tôi tiếp tục tuyển thêm 70 giáo viên nhưng số lượng hồ sơ nộp vào rất ít" - ông Minh chia sẻ.

Nghị định 105/2020/NĐ-CP có quy định chính sách hỗ trợ 160 ngàn đồng/tháng cho học sinh là con em công nhân đang học tại các trường, nhóm lớp mầm non tư thục. Trong khi đó, GVMN cũng rất khó khăn, thu nhập thấp nhưng con của họ lại không được hỗ trợ.

Theo số liệu tổng hợp của Sở GD-ĐT, hiện toàn tỉnh thiếu hơn 700 GVMN so với quy định. Nếu tính theo định mức giáo viên tối đa/lớp (2,5 giáo viên/nhóm trẻ; 2,2 giáo viên/lớp mầm non) thì số lượng giáo viên còn thiếu sẽ lên tới con số ngàn.

Không chỉ thiếu, số lượng GVMN chưa đạt chuẩn cũng khá nhiều. Cụ thể, toàn tỉnh hiện có hơn 11,4 ngàn GVMN thì có đến gần 3,7 ngàn giáo viên mới chỉ có bằng trung cấp sư phạm (chiếm hơn 30%). Trong đó, có hơn 480 giáo viên ở các trường mầm non công lập, hơn 3,2 ngàn giáo viên ở các trường, nhóm lớp tư thục.

Ngành Giáo dục đã có lộ trình để cho phép số giáo viên chưa đạt chuẩn đi học nâng cao trình độ. Tuy nhiên, trong tình hình thiếu giáo viên hiện nay thì rất khó để những người chưa đạt chuẩn đi học.

Nhóm trưởng nhóm lớp Mai Hoa (P.An Bình), cô Nguyễn Lê Bảo Xuyên cho biết: "Giáo viên của nhóm được khuyến khích đi học liên thông lên cao đẳng mầm non cho đạt chuẩn và sẽ hỗ trợ một phần học phí nhưng rất khó để các cô đi học, vì khó sắp xếp thời gian. Các cô đã làm việc 6 ngày/tuần, từ sáng đến chiều tối mới về nên phải dành thời gian ngày chủ nhật cho gia đình. Còn nếu học trong ngày làm việc thì các giáo viên khác sẽ không "gánh" lớp được".

* Mong chờ Luật Nhà giáo

Chủ Nhóm trẻ Khôi Nguyên (TP.Biên Hòa), cô Phạm Thị Thu Hằng thẳng thắn nói: "Đa phần giáo viên dạy ở các nhóm lớp độc lập tư thục chỉ có trình độ trung cấp, bởi người có bằng cấp cao hơn sẽ xin việc ở các trường lớn. Không những vậy, đội ngũ giáo viên ở các nhóm lớp nhỏ cũng không ổn định. Chúng tôi rất cần chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên để họ yên tâm công tác. Có như vậy thì giáo viên mới có điều kiện học tập nâng cao trình độ nhằm đảm bảo chuẩn GVMN theo quy định".

Gắn bó nhiều năm với ngành Giáo dục nên Phó chủ tịch UBND H.Nhơn Trạch Lương Hữu Ích thấu hiểu những khó khăn của GVMN, đặc biệt là mức lương hiện nay. "Một GVMN mới được tuyển dụng chỉ được trả mức lương khởi điểm hơn 2,7 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, 1 bảo vệ làm việc theo chế độ hợp đồng được trả mức lương hơn 4 triệu đồng" - ông Ích dẫn chứng cụ thể về sự bất cập.

Theo quy định hiện nay, mức lương khởi điểm của GVMN hạng IV (chưa đạt chuẩn) hơn 2,7 triệu đồng (hệ số 1,86); mức khởi điểm cao nhất là giáo viên hạng I (giáo viên trên chuẩn, hệ số 2,34) cũng chỉ được hơn 3,4 triệu đồng. Ngoài ra, giáo viên còn có phụ cấp đứng lớp (35%) và sau 5 năm công tác sẽ có phụ cấp thâm niên, nhưng riêng trong năm thử việc thì chỉ được nhận 85% lương.

Những bất cập hiện nay đặt ra yêu cầu cần phải có nhiều giải pháp cả dài hơi lẫn tức thời để giải quyết vấn đề thiếu giáo viên. Trong đó, cần phải có thêm phụ cấp và cải thiện môi trường, điều kiện làm việc cho GVMN.

Ở tầm vĩ mô, Luật Nhà giáo cần phải được xây dựng và ban hành thì mới có thể đảm bảo quyền lợi của đội ngũ giáo viên một cách tốt nhất, phù hợp với tính chất đặc thù nghề nghiệp của nhà giáo. Nghiên cứu xây dựng Luật Nhà giáo cũng chính là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành Giáo dục trong năm học 2022-2023 này.

Đội ngũ giáo viên không chỉ ở Đồng Nai mà cả nước đều mong muốn có được hành lang pháp lý để bảo vệ quyền lợi tương xứng với những cống hiến của nhà giáo. Đồng thời, từ Luật Nhà giáo, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương sẽ có những chính sách đặc thù về tuyển dụng, mức lương, chế độ làm việc... để giữ chân và thu hút đội ngũ giáo viên, nhân viên và cán bộ quản lý trường học. Có như vậy thì đội ngũ giáo viên mới yên tâm công tác, hoàn thành tốt sứ mệnh của những người làm giáo dục.

Xây dựng chính sách giữ chân giáo viên mầm non - Hình 2

Bà NGUYỄN THỊ MAI HOA, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục của Quốc hội: Đóng góp ý kiến xây dựng Luật Nhà giáo

Bài toán khó của GDMN hiện nay là việc thiếu hụt nguồn nhân lực. Nếu không có giải pháp cả dài hơi lẫn trước mắt thì sẽ không giải được bài toán này. Muốn giữ chân và thu hút được nhân lực thì cần quan tâm đến chính sách cho nhà giáo.

Hiện nay, chúng ta đang trong quá trình chuẩn bị để xây dựng Luật Nhà giáo. Vấn đề nhà giáo và vấn đề GVMN hy vọng sẽ được nghiên cứu thấu đáo để đưa vào luật. Chúng tôi rất mong địa phương tham gia góp ý trong quá trình xây dựng luật. Trước khi có Luật Nhà giáo, địa phương cần tiếp tục thực hiện chính sách hiện có đến đúng đối tượng, kịp thời nhằm ngăn dòng giáo viên bỏ việc.

Xây dựng chính sách giữ chân giáo viên mầm non - Hình 3

Bà HOÀNG THỊ DINH, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non (Bộ GD-ĐT): Cần xem xét, đảm bảo quyền lợi cho giáo viên, học sinh

Điều 8 của Nghị định 105/2020/NĐ-CP về quy định điều kiện trẻ em được hưởng chế độ hỗ trợ (160 ngàn đồng/tháng) là "Trẻ em đang học tại các cơ sở giáo dục mầm non thuộc loại hình dân lập, tư thục đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép thành lập và hoạt động theo đúng quy định có cha hoặc mẹ hoặc người chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em là công nhân, người lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp được doanh nghiệp ký hợp đồng lao động theo quy định".

Tuy nhiên, Nghị quyết số 22/2021/NQ-HĐND của Đồng Nai về thực hiện nghị định này lại quy định cha hoặc mẹ hoặc người chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em là công nhân, người lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh thì trẻ mới được hỗ trợ. Việc bó hẹp địa bàn này khiến cho nhiều trẻ không được thụ hưởng chính sách. UBND tỉnh nên xem xét, trình HĐND tỉnh để điều chỉnh, đảm bảo công bằng cho trẻ.

Đối với việc thụ hưởng chính sách theo Nghị định 105 của giáo viên, những giáo viên chưa đạt chuẩn thì không được hỗ trợ. Điều này cũng là bất cập gây nên thiệt thòi cho rất nhiều giáo viên. Bộ GD-ĐT đang rà soát và sẽ có báo cáo, đưa ra bàn thảo tại hội nghị sơ kết việc thực hiện Nghị định 105 vào tháng 10 tới đây. Vấn đề này cũng sẽ được trình Chính phủ xem xét điều chỉnh để đảm bảo công bằng cho giáo viên.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Xem nhiều
Tiết mục biểu diễn văn nghệ mừng 20/11 của học sinh lớp 1 khiến dân tình "ngả mũ": Quá nể các cô giáo rồi!03:18Shipper giao hàng cho người đã... mất: Người trong cuộc hé lộ sự thật02:16"Con chúc cô bò nhanh như con cua" - Lời chúc 20/11 đặc biệt kèm những món quà có "1 không 2" của các em nhỏ vùng cao khiến hàng triệu người lịm tim01:39Shipper giao hàng nhưng chủ không có nhà, hành động của chú chó gây choáng: "Sao khôn dữ vậy"00:26"Bà hàng xóm" lén quay cảnh Chu Thanh Huyền đi ăn cỗ ở quê Quang Hải, lỡ miệng thốt ra 1 từ khiến cả họ đứng hình00:28Vừa làm bài tập xong, bé gái bất ngờ lăn đùng ra giữa nhà gào khóc, hàng xóm cũng vội vàng kéo sang hỏi thăm00:54Những món quà 20/11 độc đáo khiến dân mạng vừa bật cười vừa xúc động01:34Người đàn ông luôn ngồi ở cửa nhà đợi con gái làm ăn xa trở về: Đến năm thứ 5, khi cánh cửa mở ra tất cả không thốt nên lời00:39Xôn xao clip cô giáo mầm non cho cả lớp xếp hàng tát liên tiếp 1 bạn, lý do càng gây tranh cãi00:33Xúc động lời nhắn nhủ của người lính trẻ dành cho mẹ nơi quê nhà: "Má cố gắng gánh vác thay phần con nha, năm sau con về"01:09Anh chồng chăm 3 nàng công chúa sinh ba toát mồ hôi hột nhưng dân tình chỉ chú ý đến điều này02:28

Tin đang nóng

Shipper giao hàng cho người đã... mất: Người trong cuộc hé lộ sự thật
22:06:11 21/11/2024
Sao nam nổi tiếng toàn cầu bị tố lăng nhăng với nhiều cô gái, còn giả bộ ngây thơ trước khán giả
21:42:09 21/11/2024
Gặp lại vợ cũ sau nhiều năm ly hôn, tôi bước đến châm chọc vài câu, không ngờ lại vác mặt sưng húp trở về
19:41:48 21/11/2024
Hôn nhân viên mãn của hoa hậu từng bị chê nhiều nhất Việt Nam
19:28:27 21/11/2024
Lời nói dối đau lòng trên giường bệnh khiến bất cứ ai cũng rơi nước mắt: Hãy yêu thương gia đình khi còn có thể
19:46:46 21/11/2024
Trịnh Sảng 'xuống sắc' sau ồn ào trốn thuế và bỏ rơi con
22:35:26 21/11/2024
Siêu phẩm ngôn tình hay đến mức khiến cả thành phố hết tắc đường, có người còn hoãn đám cưới để ở nhà xem phim
23:11:07 21/11/2024
Chồng kém 6 tuổi của Thái Trinh: Dính như sam bên cạnh vợ, có loạt hành động ghi điểm 10 tinh tế
21:00:40 21/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Vợ ỷ lương cao, đưa ra sổ đỏ và sổ tiết kiệm, yêu cầu vô lý khiến chồng lương 12 triệu/tháng nổi đóa

Góc tâm tình

05:34:51 22/11/2024
Vợ chồng là sự đồng lòng về tiền bạc chứ không phải ỷ lương cao và coi thường đối phương. Tôi nghĩ, chồng bạn muốn vợ nghỉ làm cũng vì thương vợ.

ICC kết án một cựu cảnh sát trưởng ở Mali có liên hệ với al-Qaeda

Thế giới

05:34:33 22/11/2024
Các công tố viên ICC cáo buộc Al-Hassan, 47 tuổi, đã dẫn dắt một triều đại khủng bố sau khi nhóm Ansar Dine có liên hệ với al-Qaeda chiếm giữ thành phố Timbuktu lịch sử vào năm 2012.

Kylian Mbappe có thể bị tước băng đội trưởng tuyển Pháp

Sao thể thao

00:49:23 22/11/2024
Đội tuyển Pháp đang đối diện nhiều vấn đề trong nội bộ thời gian qua. Kylian Mbappe đã vắng mặt ở 2 đợt triệu tập gần nhất bởi những vấn đề ngoài chuyên môn.

Ngôi làng trên mây "kỳ thú" nhất thế giới: Mặt trời mọc 3 lần/ngày, ẩn chứa những cảnh đẹp ít người biết tới

Lạ vui

00:33:50 22/11/2024
Địa điểm đón bình minh đặc biệt có một không hai ở Vân Nam, Trung Quốc sẽ khiến nhiều du khách ngỡ ngàng trước vẻ đẹp siêu thực.

Khoảnh khắc tái hợp đau lòng nhất thế giới, triệu trái tim như chết lặng

Nhạc quốc tế

23:25:57 21/11/2024
Vậy là sau 8 năm kể từ khi tan rã vào năm 2016, cuối cùng One Direction cũng tái hợp đủ 5 thành viên. Đáng tiếc, lại trong tình cảnh bi thương người ở lại tiễn người rời đi.

1 sao nam hạng A bị kiện ra tòa vì nợ 386 tỷ, nhân cách thật khiến nhiều người vỡ mộng

Hậu trường phim

23:16:38 21/11/2024
Ngày 21/10, Sohu đưa tin người quản lý của Trung tâm võ thuật Ân Ba, thuộc thành phố Thành Đô, Trung Quốc đã kiện nam diễn viên Vương Bảo Cường vì thất hứa.

Phận nữ nhi đầy bi kịch trong "Linh Miêu - Quỷ Nhập Tràng"

Phim việt

23:13:34 21/11/2024
Có thể nói, mỗi người phụ nữ trong gia tộc Dương Phúc, dù địa vị cao sang hay thấp hèn, họ đều có một cuộc đời và số phận khiến người xem phải đau đáu nghĩ về ngay cả khi câu chuyện đã khép lại.

Thứ trưởng Bộ Văn hóa: Vé 'Anh trai vượt ngàn chông gai' 8 triệu mua không được

Nhạc việt

23:05:31 21/11/2024
Thứ trưởng Bộ VHTT&DL chia sẻ, vé Anh trai vượt ngàn chông gai đang hot , ngay cả người cấp phép là Giám đốc Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch Hưng Yên cũng không mua được vé.

NSND Thu Quế tuổi 54 sành điệu, NSND Tự Long tất bật chạy show

Sao việt

23:01:01 21/11/2024
NSND Thu Quế được khen trẻ trung, sành điệu với túi hiệu đắt tiền. NSND Tự Long miệt mài chạy show trước thềm concert Anh trai vượt ngàn chông gai tại Hà Nội.

Nữ diễn viên hạng A bị chị em tốt trong showbiz nghỉ chơi sau khi vào viện tâm thần?

Sao châu á

22:53:33 21/11/2024
Châu Đông Vũ bị chê trách vì đặt biệt danh kém tinh tế, có lời lẽ kém duyên về khuyết điểm ngoại hình chưa hoàn hảo của chị em tốt Mã Tư Thuần

Đang buộc tóc trước cửa nhà vào đêm khuya, cô gái bất ngờ quăng dép đuổi theo đối tượng manh động

Netizen

22:46:55 21/11/2024
Cô gái đang lúi húi đứng buộc lại tóc trước cửa nhà, thì một người đàn ông nhẹ nhàng đi bộ tiến đến từ phía sau giật phăng chiếc điện thoại đang để trên yên xe rồi tẩu thoát.