Chặn “xé rào” trong tuyển sinh
Xác định chỉ tiêu là một trong những vấn đề “ nóng” trong mỗi mùa tuyển sinh. Đây là câu chuyện của các trường đại học khi quyền tự chủ đã được “trao tay”.
Ảnh minh họa/INT
Đặc biệt, từ ngày 4/3, Thông tư số 03/2022/TT-BGDĐT quy định xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên, trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ chính thức có hiệu lực và được áp dụng từ năm 2022 trở đi (Thông tư 03). Thông tư này tiếp tục đề cao và tôn trọng quyền tự chủ của trường.
Theo đó, cơ sở giáo dục đại học căn cứ vào các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo và yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, thực hiện quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình trong việc xác định và thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh hằng năm. Việc này phải được thực hiện công khai, minh bạch, nhất là các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo.
Cũng cần hiểu tường minh rằng, tự chủ không có nghĩa là tự do, muốn gì làm nấy. Bởi ngoài mục đích nâng cao chất lượng tuyển sinh, đào tạo và đẩy mạnh quyền tự chủ, Thông tư 03 được xây dựng và ban hành nhằm gắn trách nhiệm giải trình của cơ sở đào tạo trong xác định và thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh. Cùng với đó là thống nhất quy định trong các văn bản triển khai Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học và Nghị định 99/2019/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật này.
Thực tế, ở những mùa tuyển sinh trước, đã có trường đại học “vượt rào” khi tuyển sinh vượt quá khả năng, năng lực đào tạo của mình. Hy vọng, vấn đề “làm láo, báo cáo hay” sẽ không xảy ra trong mùa tuyển sinh năm nay và những năm tiếp theo khi mà Thông tư 03 có hiệu lực. Ngoài ra, Bộ GD&ĐT sẽ tổ chức thanh tra, kiểm tra việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh của các cơ sở đào tạo theo quy định của pháp luật.
Không trường nào chỉ vì lợi ích trước mắt để phải nhận những hệ lụy không mong muốn. Bởi theo quy định, cơ sở đào tạo vi phạm quy định về đối tượng, điều kiện, chỉ tiêu tuyển sinh sẽ không được tự xác định chỉ tiêu tuyển sinh trong thời hạn 5 năm, kể từ khi có kết luận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về vi phạm của cơ sở đào tạo. Lẽ tất nhiên, người đứng đầu cơ sở đào tạo và cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định về xác định chỉ tiêu tuyển sinh sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Hơn nữa, Thông tư số 03 cũng quy định rõ trách nhiệm của các bên liên quan trong xác định và công bố chỉ tiêu tuyển sinh của cơ sở đào tạo. Cụ thể: Hội đồng trường chịu trách nhiệm giải trình về định hướng phương thức tuyển sinh và việc phát triển tăng hoặc giảm quy mô đào tạo theo nhóm ngành và lĩnh vực đào tạo, phù hợp với định hướng phát triển của cơ sở đào tạo, đáp ứng nhu cầu xã hội; Giám đốc, viện trưởng, hiệu trưởng cơ sở đào tạo quyết định việc xác định chỉ tiêu và chịu trách nhiệm giải trình về số lượng chỉ tiêu cụ thể của từng ngành, nhóm ngành và lĩnh vực đào tạo, bảo đảm phù hợp với năng lực đào tạo của cơ sở đào tạo theo quy định tại Thông tư này và các quy định khác có liên quan của pháp luật.
Với những hướng dẫn cụ thể của Thông tư 03, cùng nhiều quy định ràng buộc khác, mùa tuyển sinh năm nay và những năm tiếp theo, mong rằng sẽ không có tình trạng các trường “xé rào” để tuyển sinh sai.
Cựu sinh viên ĐH Oxford: College không đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ
College tại ĐH Oxford (Anh) giống một trường đại học thu nhỏ với sinh viên từ nhiều ngành học khác nhau nhưng không có chức năng đào tạo đối với chương trình thạc sĩ, tiến sĩ.
Video đang HOT
Linacre College được giới thiệu là nơi đáp ứng điều kiện ăn, ở, các tiện nghi sinh hoạt, học tập cho giảng viên, nhân viên, sinh viên cao học, nghiên cứu sinh tại ĐH Oxford, Anh.
PGS.TS Phan Phi Anh, công tác tại ĐH Oxford, nghiên cứu về ngành Thiết bị y tế, TS Chu Công Sơn (hoàn thành chương trình tiến sĩ về Siêu vật liệu từ trường) cùng chị Trần Mỹ Ngọc (cựu sinh viên chương trình thạc sĩ về Giáo dục ngôn ngữ của ĐH Oxford) đều khẳng định Linacre College không có chức năng đào tạo.
Họ cũng đưa ra thông tin về mô hình college tại ĐH Oxford cùng cách các college hỗ trợ việc học tập, nghiên cứu của sinh viên.
Thạc sĩ Trần Mỹ Ngọc (thứ hai từ trái sang) tại St Cross College. Ảnh: NVCC.
College không có chức năng đào tạo bậc thạc sĩ trở lên
PGS.TS Nguyễn Phi Anh, TS Chu Công Sơn, thạc sĩ Trần Mỹ Ngọc cho biết Oxford là viện đại học với cấu trúc liên bang. Các trường đại học thành viên cũng giống từng bang với hệ thống quản lý, tài chính độc lập (trừ 3 trường St Cross, Reuben và Kellogg). Vai trò của colleges với sinh viên phụ thuộc vào bậc học.
Đối với bậc cử nhân, college có chức năng chính là đào tạo và cung cấp chỗ sinh hoạt, tạo môi trường học thuật tốt nhất cho sinh viên. Tại đây, cả sinh viên theo học hệ thống tutorials (gia sư) và giáo sư, người phụ trách giảng dạy, thường là thành viên của college, cùng hoạt động và sinh hoạt chung tại trường.
Mặc dù có chức năng đào tạo, các college không có quyền đánh giá chấm điểm và phải thông qua hội đồng ĐH Oxford khi muốn cấp bằng cho sinh viên.
Sinh viên của tất cả college phải tham gia một kỳ thi cuối kỳ (đề chung) tại Examination Schools. Các college chấm bài chéo. Thành tích của từng college sẽ được đánh giá thông qua điểm thi của sinh viên hàng năm trên bảng Norrington.
Ngược lại với bậc học cử nhân, college không có nghĩa vụ đào tạo, giảng dạy cho sinh viên ở bậc học thạc sĩ trở lên. Việc này sẽ do từng khoa phụ trách. Linacre College là college cho sinh viên hệ sau đại học. Do đó, trường không có chức năng đào tạo. College chỉ tập trung cung cấp chỗ sinh hoạt, giao lưu, chia sẻ học thuật cho sinh viên. Tương tự bậc đại học, việc đánh giá điểm môn học/bài luận tốt nghiệp sẽ do khoa thực hiện, kết quả về cho từng college để cấp bằng (vẫn phải thông qua hội đồng ĐH Oxford).
Tên của college được ghi trên bằng tốt nghiệp nhưng không tạo ra nhiều sự khác biệt. Nó chỉ mang tính chất thông tin giống như ghi quê quán trong chứng minh nhân dân.
PGS.TS Nguyễn Phi Anh, TS Chu Công Sơn, thạc sĩ Trần Mỹ Ngọc thông tin thêm mỗi college có hệ thống quản lý, tài chính độc lập nhưng việc tuyển sinh vẫn phải thông qua hội đồng ĐH Oxford.
Trong hồ sơ, thí sinh được đặt danh sách ưu tiên 3 trường mà mình muốn vào nhất. Song điều này không bắt buộc. Họ có thể không lựa chọn.
Các colleges không đóng vai trò gì trong việc tuyển sinh. Sau khi nhận tin đỗ từ hội đồng trường, thí sinh sẽ được một college (mà có ngành thí sinh theo học) lựa chọn. Ba trường thí sinh ưu tiên sẽ đưa ra lựa chọn trước.
Nếu cả 3 trường không chấp nhận thí sinh, hồ sơ của người này sẽ được gửi sang các trường đại học thành viên khác. Sinh viên không chấp nhận lựa chọn của college đồng nghĩa việc từ chối theo học tại ĐH Oxford.
Mỗi college đều có hệ thống thư viện, nhà ăn (hall), ký túc xá, lớp học, và giảng đường riêng. Tuy nhiên, thông thường, mỗi college có số lượng phòng nhất định, chỉ những sinh viên may mắn mới đăng ký được chỗ trong trường mới ở tại college.
Những người khác có thể ở tại các khu dân cư trực thuộc quản lý của college hoặc tự thuê nhà, miễn là trong bán kính 15-20 km từ trường.
Hội Sinh viên Việt Nam ở Oxford ăn tối tại Harris Manchester College năm 2016. Ảnh: NVCC.
Nơi gặp gỡ, trao đổi giữa sinh viên các ngành khác nhau
PGS.TS Phan Phi Anh, TS Chu Công Sơn và thạc sĩ Trần Mỹ Ngọc đánh giá khi theo học tại ĐH Oxford, mỗi college giống như một trường đại học thu nhỏ, bao gồm sinh viên từ nhiều các ngành học khác nhau.
Điều này cho phép sinh viên gặp gỡ, học hỏi, trao đổi với bạn bè từ các lĩnh vực khác, tiếp xúc với nhiều nhân sinh quan khác nhau từ đó tạo ra môi trường học tập đa ngành nghề.
TS Chu Công Sơn cho biết anh theo học ngành kỹ thuật nhưng tại Harris Manchester College, anh tiếp xúc sinh viên theo học các lĩnh vực xã hội như Triết học, Thần học. Anh cảm thấy nhờ đó, mình được mở mang tầm mắt, học hỏi từ bạn bè cùng trang lứa.
Tương tự, thạc sĩ Mỹ Ngọc chia sẻ nhờ hệ thống college ở Oxford, chị làm quen với các bạn bên khoa Quản trị kinh doanh (MBA), Khoa học phân tử và các ngành khoa học đa dạng khác, mở rộng hiểu biết về các ngành nghề mà mình chưa từng được biết tới.
"Tôi cũng may mắn có cơ hội xây dựng mối quan hệ tốt với giáo sư qua các buổi tiệc tối tại college", chị Ngọc tâm sự.
Các college cũng có những đặc sắc đáng nhớ với cựu sinh viên. Theo TS Công Sơn, Harris Manchester College là trường dành cho học sinh trưởng thành (từ 21 tuổi trở lên) ở mọi bậc học.
Anh đánh giá Harris Manchester là một trong những college có đồ ăn ngon với chi phí hợp lý nhất so với các college khác. Trường chuyên về các ngành xã hội, kinh tế, triết học, đặc biệt là thần học.
Trong khi đó, St Cross College của em thạc sĩ Trần Mỹ Ngọc là trường cho sinh viên hệ sau đại học, mỗi năm có khoảng 250 người học.
Chị Mỹ Ngọc kể đồ ăn tại đây rất ngon. Bên cạnh đó, 40% người học là sinh viên quốc tế. Không khí rất thân thiện và đa dạng văn hóa. Trường hay tổ chức hội chợ để sinh viên học hỏi về các nền văn hóa khác nhau.
Ngoài ra, mỗi sinh viên có 3 cố vấn, một người tư vấn về các vấn đề học thuật, một người về các vấn đề cuộc sống, tâm lý và người còn lại về vấn đề liên quan công việc, cơ hội việc làm. Trong một kỳ, sinh viên phải sắp xếp ít nhất 1-2 buổi với mỗi cố vấn để trường nắm được tình hình học sinh.
Nói về mô hình college tại ĐH Oxford, TS Chu Công Sơn lưu ý thêm mọi người hay đánh giá các trường theo số tiền trường có nhưng điều này không đúng.
Theo anh, người học không được quyền lựa chọn college. Các trường thành lập vào năm khác nhau. Với những trường lâu đời, cựu sinh viên đều là những quý tộc hồi xưa, thường từ thiện cho trường cũ. Vì thế, các college này thường rất giàu.
Trong khi đó, những college mới thành lập như Linacre, St cross hay Harris Manchester nghèo hơn.
"Hệ thống tuyển sinh, đánh giá, cấp bằng không phụ thuộc vào college nên có thể nói là chất lượng từng college không phụ thuộc vào sự giàu nghèo của từng college", TS Chu Công Sơn nói thêm.
Bộ GD&ĐT tuyển sinh 13 suất học bổng du học Cu-ba, Ma-rốc Bộ GD&ĐT vừa thông báo tuyển sinh 3 suất học bổng toàn phần trình độ đại học tại Cu-ba và 10 học bổng đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ tại Ma-rốc năm 2021. Ảnh minh hoạ. Trong đó, Bộ GD&ĐT tuyển sinh học bổng trình độ đại học tại Cu-ba các ngành phía Cu-ba đào tạo trong năm học...