Chân dung Giáo sư ngành Dược học có 128 bài báo khoa học
Sau 18 năm tham gia đào tạo, bồi dưỡng từ trình độ đại học trở lên, ông Thái Khắc Minh được chính thức công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư ngành Dược học.
Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công bố danh sách 39 Giáo sư và 300 Phó giáo sư đạt đủ phiếu tín nhiệm, trong đó có hai Giáo sư ngành Dược học là ông Thái Khắc Minh và ông Nguyễn Đức Tuấn.
Giáo sư Thái Khắc Minh là cựu sinh viên khoa Dược của Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 23 tuổi, ông được cấp bằng Đại học ngành Dược sĩ Đại học.
Giáo sư Thái Khắc Minh sinh năm 1977, là người dân tộc Hoa, quê ở thị trấn Hậu Nghĩa, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
Năm 25 tuổi, ông trở thành giảng viên của Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh. Cũng từ đây, ông đã gắn bó với công tác giảng dạy, cống hiến tận tâm, có nhiều đóng góp quan trọng cho ngôi trường mà mình từng theo học.
Năm 2004, Giáo sư Thái Khắc Minh được cấp bằng Thạc sĩ chuyên ngành Công nghiệp Dược của Đại học Sungkyunkwan, Cộng Hòa Hàn Quốc.
Chỉ sau 4 năm tiếp theo, ông nhận bằng Tiến sĩ chuyên ngành Dược của Đại học Vienna (Universitat Wien), Cộng Hòa Áo.
Ông Thái Khắc Minh là một trong hai Giáo sư ngành Dược học năm 2020 (Ảnh: Hội đồng Giáo sư Nhà nước)
Năm 2013, ông được công nhận chức danh Phó giáo sư. Tháng 4 năm 2014, ông được bổ nhiệm chức danh Phó giáo sư.
Tháng 12 năm 2019, ông Thái Khắc Minh đã được tái bổ nhiệm chức danh Phó giáo sư.
Hiện tại, Giáo sư Thái Khắc Minh là Giảng viên cao cấp, Trưởng phòng Quản trị Giáo tài của Trường Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngoài ra, Giáo sư còn là thành viên Hội đồng khoa học của NAFOSTED – Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia; ngành Khoa học sự sống (chuyên ngành Y sinh – Dược học).
Video đang HOT
Giáo sư Thái Khắc Minh chủ yếu theo đuổi 3 hướng nghiên cứu là Hóa dược và thiết kế thuốc hợp lý; Công nghệ thông tin Dược – Sinh tin học – Hóa tin học và Dược lý học.
Đến hiện tại, Giáo sư đã hướng dẫn chính 01 Nghiên cứu sinh và hướng dẫn phụ 01 Nghiên cứu sinh bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ; đã hoàn thành đề tài Nghiên cứu khoa học từ cấp cơ sở trở lên (bao gồm 02 cấp nhà nước; 01 cấp bộ).
Giáo sư Thái Khắc Minh cũng đã công bố 128 bài báo Khoa học, trong đó 27 bài báo Khoa học trên tạp chí quốc tế có uy tín. Đồng thời, ông cũng tham gia biên soạn sách phục vụ đào tạo từ trình độ đại học trở lên.
Ông đã xuất bản 4 quyển sách, trong đó 04 quyển thuộc nhà xuất bản quốc gia có uy tín (Y học và Giáo dục Việt Nam) và đã xuất bản 02 chương sách thuộc nhà xuất bản quốc tế có uy tín (IGI Global).
Giáo sư Thái Khắc Minh đã được nhận nhiều giải thưởng cao quý, ghi nhận những nỗ lực, đóng góp quan trọng của ông cho ngành giáo dục, bao gồm Chiến sĩ thi đua cấp Bộ 2017, Bằng khen Bộ Trưởng Bộ Y Tế (2016, 2018), Bằng khen Ban chấp hành trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (2 bằng khen 2018.
Từ những năm tháng đầu bước chân theo nghề giáo, Giáo sư Thái Khắc Minh đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn của nhà giáo theo quy định Luật Giáo dục, từ lý lịch nghề nghiệp; phẩm chất đạo đức, tư tưởng cho đến trình độ chuyên môn nghiệp vụ; sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp.
Không chỉ tâm huyết với công tác giảng dạy, đào tại sinh viên, Giáo sư Thái Khắc Minh còn có niềm đam mê nghiên cứu khoa học, tạo dựng nên nhiều thành tựu đáng tự hào.
Sau 18 năm tham gia đào tạo, bồi dưỡng từ trình độ đại học trở lên, ông Thái Khắc Minh đã chính thức được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư ngành Dược học năm 2020.
Một số cuốn sách được Giáo sư Thái Khắc Minh tham gia biên soạn phục vụ đào tạo từ trình độ Đại học trở lên:
1. Hóa Dược 1 – Dùng cho đào tạo Dược sĩ Đại học
2. “QSAR Studies on Bacterial Efflux Pump Inhibitors” trong “Quantitative structureactivity relationships in drug design, predictive toxicology, and risk assessment; Kunal Roy, Ed.”.”QSAR Studies on Bacterial Efflux Pump Inhibitors” trong “Quantitative structureactivity relationships in drug design, predictive toxicology, and risk assessment; Kunal Roy, Ed.”.
3.”Computational Approaches for the Discovery of Novel Hepatitis C Virus NS3/4A and NS5B Inhibitors” trong “Quantitative structureactivity relationships in drug design, predictive toxicology, and risk assessment; Kunal Roy, Ed.”
4. Câu hỏi trắc nghiệm Hóa dược 2
5. Giáo trình Đại học: Thực tập Hóa Dược
6. Thiết kế thuốc trên Pglycoprotein – Yếu tố đề kháng thuốc của tế bào ung thư
Một số nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã nghiệm thu của Giáo sư Thái Khắc Minh:
1. Ứng dụng dược tin học trong định hướng tổng hợp các chất tương đồng benzo[c]- phenanthridin có tác dụng kháng ung thư
2. Nghiên cứu xây dựng mô hình phân biệt và dự đoán các chất có khả năng ức chế bơm ngược và ứng dụng trên nhóm dẫn chất flavonoid
3. Xây dựng mô hình phân loại và dự đoán hoạt tính kháng sốt rét của các chất hóa học bằng phương pháp PLS và SVM
4. Nghiên cứu qui trình công nghệ tổng hợp ba dẫn xuất từ theophyllin
5. Nghiên cứu bào chế thuốc tiêm paclitaxel ở qui mô pilot.
Một số Bài báo khoa học, Báo cáo khoa học đã công bố của Giáo sư Thái Khắc Minh:
1. Truong Phuong,* Thai KhacMinh, Nguyễn Thi Van Ha and Huỳnh Thị Ngọc Phương. Synthesis and Antifungal Activities of Phenylenedithioureas
2. Dae-Kee Kim,* Ju Young Lee, Hyun-Ju Park, Khac Minh Thai. Synthesis and Phosphodiesterase 5 Inhibitory Activity of New Sildenafil Analogues Containing a Phosphonate Group in the 5′- Sulfonamide Moiety of Phenyl Ring.
3. Khac-Minh Thai and Gerhard F. Ecker* . Predictive models for hERG channel blockers: Ligandbased and structure-based approaches
4. Khac-Minh Thai and Gerhard F. Ecker* . Classification model for HERG inhibitors by counterpropagation neural networks.
5. Khac-Minh Thai, Andreas Windisch, Daniela Stork, Anna Weinzinger, Andrea Schiesaro, Robert H. Guy, Eugen N. Timin, Steffen Hering and Gerhard F. Ecker*. The hERG potassium channel and drug trapping: insights from docking studies with propafenone derivatives.
Nhiều trường ĐH tự chủ có mức học phí chạm trần
Dự thảo Nghị định về học phí mới vừa được đưa ra lấy ý kiến cho thấy, học phí của tất cả các ngành đều tăng từ 12%-15% trong thời gian tới.
Đặc biệt, khối trường y, nếu kịch trần, học phí sẽ lên đến cả trăm triệu đồng/năm đối với trường công lập tự chủ tài chính.
Báo cáo về học phí trong đào tạo y khoa, PGS. Trần Diệp Tuấn, Chủ tịch Hội đồng trường ĐH Y dược TPHCM thông tin, tính toán cho thấy, chi phí đào tạo với nhóm ngành sức khỏe cao nhất là 78 triệu đồng/năm (ngành Răng - Hàm - Mặt), kế đến là ngành y khoa 71,8 triệu đồng/năm, ngành Dược học là 71 triệu đồng/năm. Các ngành còn lại thấp nhất là 34,6 triệu đồng trở lên. Nhưng khi xây dựng mức học phí tự chủ, trường ĐH Y dược TPHCM đã đưa ra mức thu lần lượt là 70 triệu đồng/năm, 68 triệu đồng/năm, 55 triệu đồng/năm và 30 triệu đồng/năm, tức là giảm so với chi phí thực.
Trong đó, chi phí trực tiếp chiếm 62%, chi phí giản tiếp 25%; chi các khoản khác và trích quỹ 13%. Tuy nhiên, trường đã điều chỉnh các tỷ lệ cho phù hợp là chi trực tiếp 75% (trong đó giảm chi các nội dung giáo trình tuyển sinh xuống còn 3%, tăng chi tiền lương lên 47% và các khoản học bổng lên 20%); chi phí giản tiếp giảm xuống còn 11% và các khoản còn lại là 14%.
Năm học 2021-2022, học phí các trường tăng theo lộ trình và có nhiều điều chỉnh. Ngành y dù chỉ mới tự chủ ở mức 2 nhưng học phí nếu kịch trần theo khung quy định và được áp dụng vào năm học 2022 - 2023 thì học phí lên đến 98,5 triệu/năm, tức gấp rưỡi hiện nay.
Hiện số thu học phí của các cơ sở giáo dục ĐH công lập chiếm đến 60% tổng nguồn thu. Tuy nhiên, Bộ GD&ĐT khẳng định mức trần học phí hiện nay theo Nghị định 86 chưa phù hợp với một số ngành, nghề đào tạo như lĩnh vực khoa học sức khỏe, các chuyên ngành đào tạo đòi hỏi thời lượng thực hành lớn, cần nhiều chi phí. Khung học phí chưa gắn với định mức kinh tế kỹ thuật và kiểm định chất lượng đầu ra của cơ sở giáo dục ĐH.
Cơ sở giáo dục ĐH đã tự đảm bảo chi thường xuyên nhưng vẫn áp dụng chung mức học phí với chương trình đại trà dẫn đến khó khăn cho các đơn vị trong việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính. Tiếp tục mở rộng trần học phí đối với giáo dục ĐH, tiến tới tính đủ chi phí đào tạo, xây dựng trần học phí phù hợp với mức độ tự chủ tài chính gắn với tự chủ giáo dục ĐH theo quy định; yêu cầu kiểm định chất lượng và nâng cao trách nhiệm giải trình.
Bộ GD&ĐT cũng khẳng định, để đưa ra khung học phí mới theo dự thảo Nghị định, Bộ đã khảo sát 50 trường ĐH công lập đại diện cho 7 khối ngành đào tạo. Có thể thấy, với các trường ĐH được tự chủ, mức học phí đều chạm trần. Chỉ một số ngành khó tuyển sinh thì học phí thấp hơn so với trần quy định.
Bộ này cũng căn cứ thực trạng khảo sát về chi phí giáo dục giai đoạn 2016-2019 và mức độ kiểm định chất lượng tại 70 cơ sở giáo dục ĐH công lập trên toàn quốc và nghiên cứu của nhóm chuyên gia ĐHQGHN để hoàn thành lộ trình tính giá dịch vụ vào năm 2025 thì mức học phí của nhóm tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư tăng tối thiểu 2,5 lần mức trần học phí của các trường chưa tự chủ chi thường xuyên. Ngoài ra, để đảm bảo chất lượng đào tạo, Bộ GD&ĐT đề xuất các cơ sở giáo dục phải thực hiện lộ trình đạt kiểm định tương ứng với lộ trình tăng học phí theo quy định nêu trên.
Tuy nhiên, theo PGS.TS Nguyễn Phong Điền, Phó Hiệu trưởng trường ĐH Bách khoa Hà Nội, việc tăng học phí đột ngột quá cao, các trường sẽ khó giải thích với sinh viên và xã hội. Không những thế, học phí phải được tính toán dựa trên sức chi trả của dân chứ không chỉ dựa vào việc tính đúng, tính đủ theo quy định của các văn bản pháp luật.
Đại học Y Dược TP.HCM lấy điểm chuẩn cao nhất 28,45 Điểm chuẩn Trường ĐH Y Dược TP.HCM 2020 vừa được công bố phương thức xét tuyển từ kết quả thi tốt nghiệp THPT. Theo đó, điểm chuẩn ngành Y khoa lên tới 28,45 điểm. Kế đó là điểm chuẩn ngành Răng Hàm Mặt với 28 điểm Ảnh minh họa Điểm chuẩn Đại học Y Dược TP.HCM năm 2020 như sau: Điểm chuẩn đại...