Chán cảnh kẹt xe, nam nhân viên văn phòng ở TPHCM đi bộ 6km về nhà
“Cuối năm, đường sá ùn tắc hơn ngày thường rất nhiều. Thời gian đi bộ từ công ty về nhà còn nhanh hơn lái ô tô vì giờ hè phố rất thông thoáng”, anh Luân, nhân viên văn phòng tại TPHCM, tâm sự.
Hơn 17h30, Minh Luân (38 tuổ.i, ngụ tại quận Tân Phú, TPHCM), nhân viên văn phòng, được tan ca như thường lệ. Tuy nhiên, những ngày qua, Luân chọn đi bộ từ công ty về nhà, thay vì lái ô tô như trước đây.
Người dân đi bộ trên vỉa hè trong giờ cao điểm kẹt xe tại TPHCM (Ảnh: Hải Long).
“Cuối năm, đường sá bỗng dưng đông đúc hơn ngày thường rất nhiều. Chỗ nào cũng kẹt xe, thậm chí những đoạn đường vốn dĩ vắng vẻ, nay lại ùn tắc lạ thường. Từ quận 3 về Tân Phú, tôi phải lái xe gần 2 tiếng mới”, anh Luân nói.
Mệt mỏi vì công việc cuối năm bận rộn, nam nhân viên văn phòng cho biết mỗi khi về đến nhà, anh không còn sức để dùng bữa tối. Không những vậy, kẹt xe kéo dài trên đường phố khiến ô tô tiêu tốn nhiều nhiên liệu, buộc phải chi nhiều tiề.n hơn cho khoản xăng xe.
“Giờ di chuyển bằng ô tô hay xe máy gì cũng phải chịu cảnh tắc đường như nhau. Lái xe trong cảnh ùn tắc lại càng dễ khiến cảm xúc trở nên bực bội, dễ gây sự trên đường hoặc không may vi phạm luật giao thông, bị phạt rất nhiều tiề.n. Vậy nên tôi quyết định đi bộ, vừa tiết kiệm tiề.n, thời gian, vừa tập thể dục rèn luyện sức khỏe, lại còn bảo vệ môi trường”, anh Luân chia sẻ.
Người dân mệt mỏi vì chịu cảnh tắc đường tại TPHCM (Ảnh: Hải Long).
Từ ngày chọn phương án đi bộ về nhà, nam nhân viên cho hay anh không phải tốn nhiều tiề.n đổ xăng. Về đến nhà, anh cũng ăn tối ngon miệng hơn vì vừa đi bộ hơn 6km. Thay vì mất gần 2 tiếng lái ô tô, giờ đây, anh Luân chỉ mất hơn 1 tiếng đi bộ là về đến nhà.
“Từ ngày có mức phạt mới của nghị định 168, tôi thấy người dân rất hạn chế leo lề, vượt đèn đỏ. Nhờ vậy, người đi bộ được “trả lại” phần vỉa hè vốn dĩ thuộc về họ.
Tôi hi vọng hạ tầng giao thông, các phương tiện công cộng được đầu tư, phát triển hơn nữa để đường sá được sử dụng hiệu quả, tránh cảnh ùn tắc kéo dài như hiện tại”, anh Luân cho hay.
Do vợ Luân làm công việc được tự chủ về thời gian nên sáng sớm Luân được vợ chở đến cơ quan. Tầm 14h vợ anh sẽ về trước chứ không phải chờ đợi anh đến 17h30 hay 18h như trước đây. Nhờ đó, vợ Luân cũng có nhiều thời gian làm việc nhà và chăm sóc gia đình hơn.
Không riêng anh Luân, anh P.V.H. (ngụ TP Thủ Đức) cho biết cả tuần nay cũng đã chuyển sang phương án đi bộ về nhà mỗi khi tan sở.
“Tôi và nhóm bạn thường xuyên chạy bộ nên việc cả nhóm những ngày qua chọn đi bộ 8-9km từ cơ quan về nhà là hết sức bình thường. Dạo này TPHCM buổi chiều thời tiết khá mát mẻ, vỉa hè lại thông thoáng nên đi bộ từ cơ quan về nhà cũng là một phương án hay, vừa được ngắm phố phường vừa được tập thể dục”, anh H. chia sẻ.
Lượng lớn phương tiện di chuyển trên đường trong giờ tan tầm ở TPHCM (Ảnh: Hải Long).
Chị Hoài Thu (40 tuổ.i, ngụ tại TP Thủ Đức, TPHCM) cũng cho biết, những ngày qua chi phí xăng xe của chị tăng nhiều hơn bình thường vì đường sá đông đúc, thời gian di chuyển tăng gấp đôi. Chị dự định sắp tới sẽ di chuyển bằng metro hoặc xe buýt để đỡ cảnh vất vả.
“Tôi nghĩ việc di chuyển bằng phương tiện công cộng có thể giúp bản thân tiết kiệm được tiề.n bạc, thời gian, công sức, tránh được ta.i nạ.n giao thông. Dạo gần đây, tôi cũng phải chờ rất lâu mới đặt được xe ôm công nghệ. Vậy nên về nhà bằng phương tiện công cộng là phương án tốt nhất. Tôi dự định sẽ hướng dẫn cho con trai tự di chuyển bằng xe buýt hoặc metro”, chị Thu nói.
Anh Huỳnh Thanh Nghĩa (40 tuổ.i, quê tại tỉnh Tiề.n Giang) chia sẻ rằng tình hình ùn tắc cuối năm khiến công việc của anh bị ảnh hưởng không ít.
Nam tài xế cho hay nhiều khách hàng thường tỏ vẻ khó chịu, thậm chí yêu cầu anh leo lề ở những đoạn đường đông đúc để nhanh chóng đến nơi. Dù sớm biết nếu không chiều theo ý khách thì sẽ bị đán.h giá không tốt trên ứng dụng, anh Nghĩa vẫn cương quyết tuân thủ luật để “thà vậy mà không mất Tết”.
Hằng ngày, tài xế Nghĩa làm việc từ 18h đến 6h ngày hôm sau để đổi lấy thu nhập 400.000-500.000 đồng. Việc thời gian di chuyển trên đường bị kéo dài so với trước có thể ảnh hưởng không ít đến thu nhập của anh.
“Bây giờ leo lề, vượt đèn đỏ rồi bị phạt mấy triệu đồng là xem như tôi bỏ nghề, về quê ăn Tết sớm luôn. Anh em đồng nghiệp mấy hôm nay lúc nào cũng chạy cẩn trọng hết mức để bảo vệ “chén cơm”.
Nhiều năm đi làm, chứng kiến không ít vụ ta.i nạ.n thương tâm, thậm chí có lúc bản thân cũng là nạ.n nhâ.n, tôi tự nhủ chậm một chút cũng không mất mát gì”, anh Nghĩa trải lòng.
Người dân sợ bị phạt khi leo lề, rẽ phải nhường đường xe cấp cứu lúc bị kẹt xe
Những ngày qua khi Nghị định 168 có hiệu lực thi hành, một số tuyến đường xe cộ trở nên đông đúc, kẹt cứng và xe cứu thương cũng một phần bị ảnh hưởng, di chuyển chậm.
Những ngày qua, trên mạng xã hội đăng tải clip một xe cứu thương hụ còi liên tục nhưng đứng chôn chân gần giao lộ Võ Thị Sáu - Hai Bà Trưng (P.Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM). Xe hơi, xe máy nêm chật cứng. Một người dùng mạng xã hội tương tác: Những tiếng kêu vô vọng của xe cứu thương.
Xe cứu thương gắn camera hành trình
Thực tế trên đường Lý Thường Kiệt, nơi mà xe cứu thương xuất hiện nhiều hướng Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhân dân 115... cũng cho thấy có tình trạng tương tự. Mặc dù xe cứu thương hụ còi inh ỏi, lấn vào làn xe máy, nhưng xe máy vẫn không nhường đường vì quá kẹt xe.
Lý do được người đi đường đưa ra là tuân thủ Nghị định 168 năm 2024 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ, phục hồi điểm giấy phép lái xe, có hiệu lực từ ngày 1.1.2025. Theo nghị định này thì người đi xe máy leo lề bị xử phạt từ 4 - 6 triệu đồng. Ngoài bị phạt tiề.n thì người vi phạm còn bị trừ 2 điểm giấy phép lái xe.
Xe cứu thương vất vả đưa người bệnh đến bệnh viện trong bối cảnh kẹt xe. ẢNH: DUY TÍNH
Chia sẻ với PV Báo Thanh Niên, một tài xế lái xe cứu thương tại TP.HCM cho biết, khi kẹt xe thì xe máy không nhường đường vì họ không thể quẹo phải và leo lề vì sợ bị phạt. Có những cuốc xe cứu thương vào giờ cao điểm đi từ đường Trường Chinh (Q.Tân Bình) đến Bệnh viện Chợ Rẫy chậm hơn 10 phút so với trước đây. Theo người này, xe cứu thương hú còi nhưng kẹt xe thì cũng khó mà nhường đường.
"Còn nếu xe leo lề nhường đường cho xe cứu thương và bị phạt thì làm sao chứng minh được họ nhường đường cho xe cấp cứu", tài xế xe cứu thương nói và đề nghị nên gắn đèn cho xe máy quẹo phải, nhất là ngã tư giao nhau với đường một chiều...
Theo lãnh đạo Trung tâm cấp cứu 115 TP.HCM, dịp tết thì xe sẽ đông, nhất là có thêm quy định xử phạt mới. Mặc dù đường sá đông đúc, giao thông có ảnh hưởng, di chuyển có chậm một chút nhưng cấp cứu vẫn đảm bảo ổn. Các ca cấp cứu vẫn tiếp cận được và đưa đến bệnh viện.
"Xe vẫn hụ còi, người dân giãn ra thì đi được khi nào thì đi. Đặc biệt là các ngã tư có CSGT thì được hỗ trợ, còn nơi không có CSGT thì hơi rối vì người dân sợ bị xử phạt", lãnh đạo Trung tâm cấp cứu 115 thông tin.
Nhưng làm sao để không bị xử phạt khi nhường đường cho xe cứu thương mà vi phạm luật Giao thông đường bộ? "Phía Trung tâm cấp cứu 115 có trang bị camera hành trình, khi người dân cần thì sẽ trích xuất và cung cấp. Điều này cũng sẽ giải quyết được phần nào pháp lý. Tuy nhiên vẫn còn trạm cấp cứu vệ tinh chưa gắn camera hành trình", lãnh đạo Trung tâm cấp cứu 115 chia sẻ.
Hơn 130 giao lộ ở TP.HCM được rẽ phải khi đèn đỏ, người dân nói gì?
Tổng đài 115 hướng dẫn cấp cứu qua video call đã cứu sống cụ bà ngưng tim ở nhà
Lãnh đạo Trung tâm cấp cứu 115 cho biết, trước đó, lúc 17 giờ 59 ngày 11.1, Tổng đài 115 TP.HCM tiếp nhận cuộc gọi cấp cứu bệnh nhân nữ, 78 tuổ.i (ở Q.7). Gia đình cho biết, khi đang ăn cơm thì bệnh nhân đột nhiên té ngã, bất tỉnh, lay gọi không trả lời.
Điều phối viên cấp cứu 115 nhanh chóng trấn an người thân, sử dụng nghiệp vụ xác định được nạ.n nhâ.n ngưng tim - ngưng thở và lập tức hướng dẫn người nhà ép tim sơ cứu ngay cho nạ.n nhâ.n, đồng thời điều động xe cấp cứu trạm vệ tinh Bệnh viện Q.7 hỗ trợ.
Điều phối viên kết nối hướng dẫn sơ cứu qua video call. ẢNH: TRUNG TÂM CẤP CỨU 115
Để đảm bảo việc sơ cứu được thực hiện đúng khi hướng dẫn cho người gọi, điều phối viên kết nối cuộc gọi video quan sát trực tuyến để điều chỉnh các thao tác, tư thế cho người sơ cứu. Đồng thời theo dõi tình hình nạ.n nhâ.n qua video để đưa ra các chỉ dẫn bổ sung liên tục đến khi đội ngũ cấp cứu đến.
Chỉ sau 5 phút ép tim bà cụ có dấu hiệu thở trở lại, có đáp ứng đau mà có thể thấy rõ qua cuộc gọi video. Điều phối viên tiếp tục hướng dẫn cho người thân đưa bệnh nhân về tư thế an toàn và theo dõi đến khi có đội cấp cứu đến. Sau đó, đội cấp cứu có mặt tại hiện trường tiếp cận, xử trí và chuyển nạ.n nhâ.n an toàn đến Bệnh viện Nguyễn Tri Phương để tiếp tục thăm khám và điều trị.
Theo lãnh đạo Trung tâm cấp cứu 115, trong cuộc sống hằng ngày, không ai có thể lường trước được những vấn đề sức khỏe bất ngờ có thể xảy ra. Những tình huống khẩn cấp như ta.i nạ.n giao thông, đột quỵ, đau tim, hay ta.i nạ.n lao động đều có thể đ.e dọ.a tính mạng và sức khỏe nếu không được xử lý kịp thời. Lúc này, việc gọi cấp cứu 115 trở thành một trong những giải pháp cứu sinh hàng đầu.
'Ngộp thở' với cảnh kẹt xe không lối thoát ở TPHCM sáng đầu tuần Sáng 13/1, các tuyến đường hướng vào trung tâm TPHCM đều trong tình trạng kẹt xe, các phương tiện di chuyển chậm. Người dân vất vả nhích từng chút để đi làm ngày đầu tuần. 7h sáng đường Cộng Hoà hướng về trung tâm TPCHM chật kín các phương tiện. Dòng xe ken đặc nối đuôi nhau nhìn từ cầu vượt Hoàng Hoa...