Chân bé trai bốc mùi hôi thối, nguy hiểm tính mạng do sai lầm của cha mẹ
Sau 14 ngày tự điều trị tại nhà, chân cậu bé chảy dịch, bốc mùi hôi thối do hoại tử, thậm chí có nguy cơ nhiễm trùng máu, nguy hiểm tính mạng.
Người nhà bệnh nhi Nguyễn Vũ Nam, 9 tuổi ở Phú Thọ cho biết, do sơ ý khi chơi tại nhà, cậu bé vô tình làm cháy can cồn dẫn đến bị bỏng nặng cả hai chân, sau khi bị bỏng gia đình để bé ở nhà điều trị bằng thuốc nam do có người quen thường xuyên chữa bỏng cho bà con trong làng bằng thuốc nam.
Nhưng sau điều trị bằng thuốc nam 14 ngày tại nhà bé kêu ngày càng đau, vết bỏng có mùi hôi thối, chảy dịch và bé không đi lại được gia đình đưa bé đến bệnh viện tuyến huyện điều trị và được khuyên đưa lên tuyến trên điều trị.
Chân cháu bé hoại tử, chảy dịch do tự chữa bỏng tại nhà
Khi đưa đến khám tại BV đa khoa Hùng Vương, toàn bộ vết bỏng từ giữa đùi trên xuống đến cẳng 2 chân chảy dịch mủ, bốc mùi do hoại tử, nhiễm trùng nặng, da bẩn đen dính chặt thuốc cùng giấy vào vết bỏng.
Bác sĩ điều trị cho bệnh nhi cho biết, ban đầu bệnh nhi chỉ bọng độ 2, nếu được đưa đến BV xử lý ngay thì vết bỏng sẽ nhanh chóng lành.
Tuy nhiên do gia đình tự ý đắp lá, gây nhiễm trùng nặng, nguy cơ nhiễm trùng huyết và có thể nguy hiểm đến tính mạng bất cứ lúc nào. Hiện tại, bệnh nhân đã được sát trùng, phẫu thuật làm sạch vết thương.
Video đang HOT
Thời gian đắp lá dài, ko vận động nên khớp gối bệnh nhi cũng đã bị cứng, khó khăn khi đi lại. Do đó sau khi điều trị ổn định vết bỏng, bệnh nhi cần được điều trị phục hồi chức năng đi lại, khôi phục khớp gối.
Bác sĩ làm sạch vết thương cho bệnh nhi
Đây chỉ là một trong nhiều trường hợp tổn thương nặng nề do tự chữa bỏng tại nhà. Tại BV cũng từng tiếp nhận rất nhiều trường hợp bệnh nhân nhập trong tình trạng nhiễm trùng nặng vết bỏng do đắp thuốc nam điều trị. Có những bệnh nhân vùng bỏng đã hoại tử sâu, phải ghép da rất phức tạp, để lại nhiều di chứng cho bệnh nhân cũng như thời gian điều trị kéo dài.
Các bác sĩ khuyến cáo, khi bị bỏng trước tiên cần cách ly bệnh nhân tránh xa tác nhân gây bỏng, hạ nhiệt vùng bỏng, làm sạch chất bẩn trên vết bỏng, sau đó băng nhẹ hoặc che phủ vết thương bằng gạc, vải sạch rồi nhanh chóng đưa đến bệnh viện cấp cứu.
Nếu bỏng điện, bỏng hóa chất cần tới bệnh viện càng sớm càng tốt, vì có thể gây tổn thương nghiêm trọng tới nội tạng, rối loạn về tim mạch. Nếu có bọng nước, kết vảy không bóc vì vỡ ra dễ bị nhiễm trùng, tổn thương nặng hơn.
Người dân tuyệt đối không thoa dầu, bôi kem đánh răng, lòng đỏ trứng gà, mỡ trăn, dầu cá, đắp lá chữa bỏng… lên vùng bỏng vì dễ bị nhiễm trùng.
*Tên bệnh nhi đã được thay đổi.
Minh Anh
Theo vietnamnet
Mỹ cảnh báo- nhà bóng có thể chứa hàng ngàn tế bào mầm bệnh 'chết người'
Các nhà khoa học đã tìm thấy một quả bóng trong nhà bóng chứa đến 31 loại vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng da, mắt, tim, máu và phổi, cũng như nhiễm trùng huyết,...
Những nhà quây đầy những quả bóng rực rỡ màu sắc rất thu hút trẻ con. Đây được xem là nơi lý tưởng có thể giúp các em bé khám phá màu sắc, chơi các trò trơi chúng thích.
Theo các nhà khoa học việc trẻ chơi trong các hố bóng cũng là khuyến khích trẻ phát triển kỹ năng vận động và cảm giác, vì vậy các nhà trị liệu vật lý thường sử dụng chúng như một trò chơi trị liệu. Từ những năm 1980, những hố bóng phát triển ở các trung tâm vui chơi và chuỗi như McDonald.
Những quả bóng nhiều màu sắc này có thể chứa hàng ngàn mầm bệnh nguy hiểm. Ảnh: Dailymail
Vì vậy, với hố bóng trong môi trường có nhiều người sử dụng trong các trung tâm vui chơi, các trung tâm công cộng có thể hết sức bẩn thỉu. Một nhà khoa học nổi tiếng phát hiện ra rằng hố Play Place Ball của McDonad bẩn hơn nhà vệ sinh. Khi trẻ chơi trong các hố bóng việc trẻ chẳng may tiểu hoặc nôn trớ là điều không tránh khỏi. Việc làm sạch được những quả bóng hay đồ chơi trong những hố bóng không chỉ mất vài ngày mà nó có thể là vài tuần.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Bắc Georgia (Mỹ) đã tìm thấy hơn 31 loại vi khuẩn trên những quả bóng có thể gây ra nhiễm trùng bàng quang đến nhiễm trùng niêm mạc tim. Để thực hiện các bài kiểm tra của họ, nhóm nghiên cứu đã đưa ra những quả bóng từ các độ sâu và khu vực khác nhau của mỗi hố.
Tại một phòng khám với hố bóng bẩn nhất, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy trung bình 170.818 vi khuẩn mỗi quả bóng. Một quả bóng có 712.000 tế bào vi sinh vật.
Mặc dù các hố có rất nhiều vi khuẩn không xuất phát từ con người nhưng chính những vi khuẩn có xuất phát từ cơ thể người có thể xâm nhập qua hệ thống miễn dịch bị suy yếu của trẻ em. Những vi khuẩn này có thể gây nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm nội tâm mạc (nhiễm trùng niêm mạc tim), viêm màng não, nhiễm trùng máu, nhiễm trùng da và viêm phổi ở trẻ em. Và chúng cũng có thể gây ra hội chứng suy hô hấp ở người trưởng thành.
Các nhà khoa học cũng tìm thấy một loại nấm men có thể gây nhiễm nấm ở những người có hệ thống miễn dịch kém. Những mầm bệnh có trong hố bóng có thể là nguyên nhân gây nhiễm trùng mắt ở trẻ sơ sinh, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng niêm mạc tim, nhiễm trùng máu và da.
Tất cả các vi trùng này đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ nhỏ, những hoạt động khiến trẻ bị trầy xước chân tay và đầu gối là cơ hội để vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể
Các nhà nghiên cứu cho biết cần phải thực hiện nhiều nghiên cứu lớn hơn để xác định được mức độ để đưa ra tiêu chuẩn làm sạch hạn chế những mầm bệnh có ở những nơi vui chơi công cộng của trẻ em.
Thanh Vân
Theo Dailymail/vietQ
Làm sao tránh nguy cơ bị nhiễm trùng máu? Nhiễm trùng máu là gì? Nhiễm trùng nghiêm trọng cả hệ thống và lây lan qua dòng máu có thể được gọi là nhiễm trùng máu. ShutterStock Bạn có biết rằng nhiễm trùng máu thật ra không phải là bệnh truyền nhiễm không? Đúng vậy, nhiễm trùng máu không phải bệnh, nhưng là tình trạng nguy kịch có thể gây tử vong, hoặc...