Chăm sóc vết mổ sau phẫu thuật thẩm mỹ
Việc phẫu thuật thẩm mỹ sẽ làm tổn thương làn da và để lại sẹo sau khi mổ. Vì vậy, việc chăm sóc vết mổ sau phẫu thuật rất quan trọng.
Sau một cuộc phẫu thuật, bác sĩ đã lấy đi các mô, các tổ chức dư thừa, trên cơ thể, đặc biệt là vùng da bề mặt, từ đó làm mới vùng da, đồng thời phần làm mới để lại một vết thương nhỏ và hình thành một vết sẹo sau này. Quá trình hình thành sẹo đó chúng ta gọi là quá trình sửa chữa và phục hồi vết thương, quá trình này sẽ xảy ra liên tục bao gồm các hiện tượng viêm và phục hồi. Đồng hành quá trình sửa chữa vết thương là các tế bào biểu mô, tế bào nội mạc, tế bào viêm, tiểu cầu và các nguyên bào sợi tập trung lại với nhau để khôi phục hình thành chức năng bình thường.
Khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài, cần phải che chắn vết mổ thật kỹ
Các yếu tố ảnh hưởng đến vết mổ thẩm mỹ
Vết mổ thẩm mỹ đạt được sự hoàn hảo và đẹp, ngoài kỹ năng và khéo léo của bác sĩ phẫu thuật, còn có những tác động của nhiều yếu tố.
Tuổi: khi có tuổi, da của chúng ta trở nên kém đàn hồi và trở nên mỏng hơn. Bởi vì, collagen thay đổi khi chúng ta già, và lớp mỡ dưới da của chúng ta trở nên mỏng hơn. Kết quả của những thay đổi này, cùng với ánh nắng mặt trời, hút thuốc lá, tiếp xúc với môi trường và các vấn đề cuộc sống khác nhau, sẽ làm cho vết thương chậm liền khi chúng ta già. Di truyền xu hướng sẹo: nếu cha mẹ, anh, chị, em ruột có xu hướng có vết sẹo nặng nề, chúng ta có khả năng bị sẹo như vậy. Chính điều đó khi làm thẩm mỹ chúng ta cần trao đổi với bác sĩ phẫu thuật.
Kích thước và độ sâu của vết thương: một vết rạch lớn là có nhiều khả năng để lại một vết sẹo hơn so với một vết rạch nhỏ. Một vết rạch sâu hơn sẽ mất nhiều thời gian để lành và nguy cơ sẹo nhiều hơn.
Cách chăm sóc vết mổ sau phẫu thuật thẩm mỹ
Video đang HOT
Trong thời gian tuần lễ đầu:
Ngay sau khi phẫu thuật thẩm mỹ xong, chúng ta cần nằm nghỉ ngơi, uống thuốc theo toa của bác sĩ. Những trường hợp phẫu thuật thẩm mỹ lớn như hút mỡ bụng, căng da mặt, nâng ngực… Chúng ta phải nằm viện, có sự chăm sóc của bác sĩ và nhân viên y tế. Ngoài việc sử dụng thuốc, việc ăn uống cũng theo sự hướng dẫn của bác sĩ, trong thời gian nằm viện.
Ngoài việc sát trùng, chúng ta còn có thể sử dụng thuốc bôi để vết mổ mau lành hơn. Trong thời gian đầu khi vết mổ còn chảy dịch, không nên dùng các loại thuốc bôi dạng mỡ hay kem vì thuốc bị nhét trong kẽ càng làm vết mổ lâu lành hơn. Vì vậy, trong những ngày đầu ngay sau khi phẫu thuật, chỉ nên sử dụng thuốc màu hoặc dung dịch sát trùng trên bề mặt.
Khi xuất viện, chúng ta cần được nghỉ ngơi trong tuần lễ đầu. Khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài, cần phải che chắn vết mổ thật kỹ, cần sử dụng những tấm gạc mỏng để hạn chế bụi và vi trùng xâm nhập vào vết mổ. Hàng ngày, có thể sát trùng nhẹ vết mổ bằng dung dịch nước muối sinh lý, hoặc betadine pha loãng với nước muối sinh lý. Không nên sử dụng các loại dung dịch sát trùng quá mạnh. Nên dùng gạc thấm nhẹ bề mặt vết thương cho khô, chứ không nên chà qua chà lại, làm lệch đường chỉ khâu khiến vết mổ sau khi lành không được đẹp.
Sang tuần lễ thứ 2 trở đi sau mổ thẩm mỹ:
Đối với những vết mổ thẩm mỹ lớn, vẫn cần có sự nằm nghỉ ngơi hoàn toàn, việc dùng thuốc, chăm sóc vết mổ và chế độ ăn uống theo sự chỉ dẫn của bác sĩ phẫu thuật.
Đối với vết mổ nhỏ, trung bình chúng ta có thể làm việc trở lại với những công việc nhẹ, văn phòng và trong phòng có mái che, không nên làm việc ngoài trời tiếp xúc nhiều ánh nắng và không nên làm việc nặng.
Chế độ ăn uống: chúng ta ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, không được ăn những thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao khiến vết mổ để lại sẹo xấu sau khi lành. Cần tránh ăn các loại: trứng, thực phẩm lên men (tương, mắm, dưa chua,…), hải sản không còn tươi sống (vì các loại hải sản không còn tươi sống sẽ sản sinh ra chất gây dị ứng). Từ trước đến nay, nhiều người vẫn quan niệm ăn đồ hải sản sẽ làm sẹo lồi.
Tuy nhiên, đây là một quan niệm không hoàn toàn đúng vì đối với những người có cơ địa sẹo lồi, dù không ăn hải sản thì sẹo vẫn bị lồi. Do đó, đối với những người không dị ứng với hải sản thì việc ăn hải sản tươi sống sẽ cung cấp dưỡng chất cho cơ thể, giúp vết thương mau lành hơn. Nếu là người ăn kiêng, chúng ta có thể sử dụng các thực phẩm chức năng có chứa collagen, vitamin C, đồng, kẽm nhằm cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể. Như vậy, vết mổ sẽ đạt tính thẩm mỹ cao hơn.
Sử dụng thuốc thoa trên vết mổ: chúng ta có thể sử dụng thuốc bôi dạng mỡ hoặc dạng kem để làm vết thương dịu lại và mau lành hơn. Bên cạnh đó, chúng ta cũng có thể dùng thuốc bôi dạng kem có chứa kháng sinh để hạn chế nhiễm trùng, hoặc một số loại thuốc bôi lành sẹo có chiết xuất từ thiên nhiên.
Những lưu ý chăm sóc vết mổ thẩm mỹ
Đầu tiên, chúng ta cần khai báo tình trạng sức khỏe của bản thân, đặc biệt có các bệnh lý nào đi kèm, cơ địa có dị ứng không, bản thân và gia đình có bị sẹo lồi hay không, để bác sĩ phẫu thuật đánh giá và có lời khuyên tốt nhất.
Giai đoạn sau phẫu thuật thẩm mỹ, nếu cơ thể có những vấn đề gì lạ, cần báo ngay cho bác sĩ biết, không nên tự ý mua thuốc tại nhà thuốc tây về uống điều đó gây nguy hiểm cho cơ thể và ảnh hưởng xấu đến sự lành vết mổ.
Khi thấy vết thương chảy dịch màu vàng (dịch bình thường có màu trong suốt hoặc màu nâu) và bề mặt vết thương không còn khô ráo thì nên đến gặp bác sĩ phẫu thuật để được chăm sóc kịp thời vì những dấu hiệu trên chính là biểu hiện của nguy cơ nhiễm trùng.
Ngoài việc sử dụng thuốc uống và thuốc bôi theo chỉ định của bác sĩ phẫu thuật, cũng cần có một chế độ chăm sóc da như sau: tránh nắng tuyệt đối từ 9 giờ sáng đến 3 giờ chiều. Thoa kem chống nắng có chỉ số chống nắng SPF>5O. Tránh uống các thuốc gây tăng sắc tố da như: kháng sinh nhóm cycline (tétracycline, doxycycline, minocycline); kháng sinh nhóm Quinolone; kháng sinh nhóm Sulfamide (sulfadiazine, bactrim…); thuốc kháng nấm (griséofulvine); các loại thuốc chống viêm.Không sử dụng các sản phẩm có chứa chất Bergamot Oil hay dầu thơm. Những chất này dễ bắt nắng, làm tăng sắc tố da, từ đó gia tăng nguy cơ tăng sắc tố sau viêm.
Dùng các sản phẩm tẩy rửa nhẹ nhàng, trung tính, không gây kích thích, dị ứng. Nếu phẫu thuật thẩm mỹ ở vùng mặt, không được chà xát khi rửa mặt, không được massage mặt hay đắp mặt nạ.
Không tự ý sử dụng bất cứ loại thuốc bôi (ngay cả các sản phẩm dưỡng da đang sử dụng) và thuốc uống nào khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ phẫu thuật.
Theo Alobacsi
Để triệt tận gốc bệnh trứng cá
Không ít phương pháp được chị em áp dụng để phòng ngừa mụn, sẹo trên mặt nhưng nhiều khi "kẻ thù không đội trời chung" này vẫn bướng bỉnh bám trụ.
Các nguyên nhân gây bệnh trứng cá
Tăng tiết chất bã nhờn: Là yếu tố quyết định dẫn đến bệnh trứng cá. Các nang tuyến bã tăng tiết chất bã nhờn bắt đầu vào tuổi dậy thì. Khi đã cao tuổi, nội tiết tố sinh dục giảm đi nên người già ít bị trứng cá.
Sừng hóa cổ tuyến bã: làm cổ tuyến bã - nang lông bị dày và dính, khiến chất bã đào thải ra ngoài không dễ. Chất bã bị tắc bên trong tuyến bã làm tuyến bã phình to.
Vai trò của các vi khuẩn khác gây bội nhiễm làm cho mụn trứng cá trở nên nặng hơn và khó điều trị, đó là các thể trứng cá bọc, trứng cá mạch lươn... đồng thời các mụn này thường để lại sẹo xấu, thường là sẹo lõm và một số trường hợp bị sẹo quá phát rất khó điều trị.
Quá trình hình thành mụn trứng cá.
Chất bã bài tiết lên mặt da tạo nên một màng mỡ, thu hút vi khuẩn kỵ khí ở phần dưới cổ tuyến bã nang lông. Khi vi khuẩn gây viêm làm hình thành các mụn mủ, các ổ áp-xe làm phá hủy nang tuyến gây sẹo.
Rối loạn thành phần lipid của chất bã: Axit béo tự do của chất bã càng tăng cao thì nguy cơ bị trứng cá càng lớn.
Trứng cá hay mọc ở mặt, ngực, lưng là do ở những chỗ này có mật độ tuyến bã nang lông cao nhất.
Ngoài ra, có các yếu tố khác ảnh hưởng đến trứng cá như yếu tố di truyền và gia đình, do thuốc, stress hay ánh nắng, tia tử ngoại, độ ẩm không khí cao, ô nhiễm môi trường, đặc biệt đối với các cư dân thành thị. Sử dụng mỹ phẩm không đúng cách cũng là nguyên nhân thường gặp hiện nay.
Các biện pháp loại trừ tận gốc bệnh trứng cá
Điều trị bệnh trứng cá phải tác động vào các nguyên nhân, nghĩa là làm giảm bài tiết chất bã, chống lại vi khuẩn, chống lại sừng hóa cổ tuyến bã.
Có nhiều thuốc chữa bệnh trứng cá nhưng nên kết hợp dùng thuốc tại chỗ (thuốc dùng ngoài), thuốc toàn thân (thuốc dùng trong).
Trứng cá thể nhẹ và vừa: Có thể dùng các loại thuốc bôi tại chỗ đơn thuần như benzoyle peroxide dạng hỗn dịch, dạng kem và gel 5%; tretinoin dạng kem hoặc gel 0,025% bôi buổi tối; Các thuốc bôi kháng sinh như kem erythromycin, dalacin-T... bôi hàng ngày, dùng đơn độc hay phối hợp với các thuốc khác theo chỉ định.
Trứng cá nặng: Cần phối hợp thuốc bôi tại chỗ với thuốc đường toàn thân. Các kháng sinh, isotretinoin, nội tiết tố... Đặc biệt có sự theo dõi của bác sĩ trong quá trình dùng thuốc.
Mụn trứng cá trên mặt khiến nhiều bạn trẻ mất tự tin.
Chăm sóc da dẻ và chế độ sinh hoạt
Vệ sinh da tốt: Chăm sóc vệ sinh da hàng ngày, đặc biệt cần thiết sau khi làm việc, sau khi da bị bám bụi bẩn. Có nhiều phương pháp chăm sóc da mặt như xoa bóp da mặt vào buổi sáng và tối.
Dùng rau quả dưỡng da mà chủ yếu là đắp quả củ tươi như củ đậu, dưa chuột, bí đao, chanh cam, cà rốt vừa có tác dụng dưỡng da do rau quả có nhiều vitamin và làm da tươi mát, chống khô da, cho da một lượng nước và các chất khoáng.
Nước gạo mới vo là một nguồn chất liệu giàu dinh dưỡng bao gồm cả protein, lipit, gluxit và các vitamin nhóm B, vitamin H, vitamin E. Nước gạo làm sạch da, dưỡng da mặt và làm trắng da do có tác dụng chống ôxy hóa, chống tia cực tím.
Nên rửa mặt như thế nào cho đúng? Trước hết, rửa mặt để làm cho da mặt được sạch sẽ, loại các chất bụi bẩn và có hại cho da. Nếu chỉ có bụi bẩn thông thường thì rửa mặt bằng nước sạch là đủ.
Tuy nhiên, chúng ta phải biết da của mình thuộc loại nào? Đối với da bình thường thì không cần chăm sóc đặc biệt.
Đối với da khô thì cần chú ý không nên dùng các chất tẩy mạnh, không nên dùng nước nóng. Sau khi rửa có thể thoa một chút kem dưỡng da hoặc kem làm ẩm da.
Đối với da nhờn thì cần phải có chất tẩy rửa cho hết mỡ nhờn và có thể cần sự trợ giúp của các loại sữa rửa mặt.
Da hỗn hợp với biểu hiện da bị nhờn vùng trán, mũi - quanh mũi cũng cần sữa rửa mặt. Không nên chà xát mạnh da mặt, mà nên rửa mặt bằng tay, cùng lúc bạn có thể xoa bóp da mặt cho mạch máu lưu thông, tuyến bã đỡ bị bít tắc và cũng có tác dụng chống hình thành các vết nhăn, sau đó mới dùng khăn mềm lau khô.
Bảo vệ da khỏi những tác hại của môi trường: Cần mặc quần áo kín đáo và đeo khẩu trang, găng tay cùng với bôi kem chống nắng hàng ngày, kể cả ngày không có nắng vì tia cực tím UVA luôn chiếu xuống trái đất với cường độ ít thay đổi theo thời tiết.
Ngoài ra, còn cần bảo vệ da khi trời nóng, lạnh, khô hanh... Tránh các chất có hại cho da như các... Nên đeo găng khi tiếp xúc chất tẩy rửa, xà phòng và sau khi làm việc phải chăm sóc bàn tay ngay.
Ăn uống đầy đủ và rèn luyện thân thể, sinh hoạt điều độ: Cần ăn uống hợp lý đầy đủ các chất dinh dưỡng, vitamin, có lối sống điều độ, không nghiện rượu, thuốc lá vì những loại này rất hại cho cơ thể.
Ngoài ra cần ngủ đủ 8 giờ/ngày. Không nên thức khuya quá 11 giờ đêm.
Theo Alobacsi
Không cần phẫu thuật, ngực vẫn căng đầy Tôi muốn nâng ngực. Xin bác sĩ tư vấn phương pháp nâng ngực không cần phẫu thuật và nghỉ dưỡng. (Hà, 35 tuổi) Có một khuôn ngực đẹp nhưng có sẹo hay bất cứ biến chứng gì là điều không phụ nữ nào mong muốn sau khi nâng ngực. Tuy nhiên, những phương pháp phẫu thuật không ít thì nhiều cũng sẽ mang...