Chăm sóc thai kỳ sau thụ tinh trong ống nghiệm
Bà bầu không nên nằm yên một chỗ, trường hợp có dấu hiệu dọa sảy hoặc sinh non, bác sĩ mới chỉ định nghỉ ngơi tại giường.
Bác sĩ Phạm Thị Mỹ, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, cho biết trong chu kỳ thai tự nhiên, phôi sẽ phát triển và di chuyển từ vòi trứng vào buồng tử cung để làm tổ. Khi thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm, phôi sẽ được nuôi cấy trong ống nghiệm và chuyển vào buồng tử cung khi phôi được 2,3,5 hoặc thậm chí 6 ngày tuổi. Đến thời điểm phôi làm tổ thì niêm mạc tử cung và phôi được chuẩn bị trong thụ tinh ống nghiệm không khác nhiều so với tự nhiên.
Bác sĩ thực hiện chuyển phôi tại Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội. Ảnh bệnh viện cung cấp.
Nhiều mẹ bầu truyền tai nhau, thai của thụ tinh trong ống nghiệm cần giữ rất kỹ, thậm chí phải nằm một chỗ. Theo bác sĩ Mỹ, khi thụ tinh trong ống nghiệm, các cặp đôi phải tốn chi phí lớn và mang áp lực nặng nề, đặc biệt với những cặp vợ chồng mong con quá lâu hoặc bị áp lực lớn từ gia đình. Nhiều người phải bán tài sản, vay tiền khắp nơi để chạy chữa.
“Dù thấu hiểu các áp lực nhưng chúng tôi luôn khuyên bệnh nhân cố gắng giữ tinh thần thoải mái nhất có thể”, bác sĩ Mỹ chia sẻ. Sau khi chuyển phôi, nên đi lại nhẹ nhàng, bình thường, chỉ tránh những vận động nặng và tránh leo cầu thang nhiều.
Bác sĩ Mỹ nhấn mạnh, tuyệt đối không nên nằm yên một chỗ như các mẹ truyền tai nhau vì nó không làm tăng tỷ lệ có thai mà theo nghiên cứu, điều này còn làm giảm lưu lượng máu đến tử cung, tăng nguy cơ huyết khối, thậm chí giảm tỷ lệ có thai.
Việc nằm yên một chỗ dễ gây stress, khó chịu, dẫn đến sản sinh những hóa chất trung gian làm cản trở quá trình làm tổ của phôi, gây khó đậu thai, tăng nguy cơ dọa sảy. Chỉ những trường hợp có dấu hiệu dọa sảy hoặc sinh non như đau bụng dưới cơn, ra huyết âm đạo mới có chỉ định nằm nghỉ ngơi tại giường. Bác sĩ sẽ tư vấn và hướng dẫn cho từng trường hợp cụ thể nên vận động hay nghỉ ngơi hợp lý.
Video đang HOT
Bác sĩ Mỹ khuyến cáo, sau chuyển phôi khi thụ tinh trong ống nghiệm, phải sử dụng thuốc hỗ trợ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, không tự ý bỏ thuốc hay thay thuốc. Khi có thai 12 tuần đầu, thai phụ thường được hẹn thăm khám sát sao hơn, cách một tuần hoặc hai tuần tùy tuổi thai. Sau mốc 12 tuần thường được hẹn lịch thăm khám theo quy trình khám thai giống thai tự nhiên.
Chi phí cho một chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm khoảng 70-90 triệu đồng. Một chu kỳ làm thụ tinh trong ống nghiệm có thể tạo được nhiều phôi, phôi đó chuyển một lần không hết sẽ được bảo quản trữ đông lại. Tỷ lệ thành công trung bình ở các trung tâm tại Việt Nam khoảng 45-50% và với những chu kỳ chuyển phôi trữ, tỷ lệ có thể lên đến 60%.
Lê Phương
Theo VNE
Các sĩ tử nên ăn gì để "may mắn" trước khi bước vào kỳ thi?
Trước khi bước vào 1 kỳ thi, điều quan trọng nhất là tinh thần thoải mái, và đảm bảo một bữa ăn với những món tốt cho não bộ.
Việt quất: Việt quất chữa những chất chống oxy hóa giúp trung hòa các gốc tự do trong não bộ và cơ thể. Việc này giúp tăng độ "đàn hồi" của não, nhờ đó não có thể lưu trữ nhiều thông tin hơn, giúp tăng cường trí nhớ.
Quả óc chó, quả bơ và cá hồi: Theo các chuyên gia, bất kì thực phẩm nào giàu omega-3 đều tốt cho trí nhớ, khả năng tập trung và chức năng chung của não bộ. Ăn các món ăn như quả óc chó, quả bơ hay cá hồi vào thời gian trước khi thi sẽ giúp cải thiện vượt bậc khả năng tập trung và ghi nhớ.
Bông cải xanh (súp lơ): Bông cải xanh là một loại rau giàu chất chống oxy hóa, đồng thời giàu vitamin K cần thiết cho sự cấu thành sphingolipid - một chất béo thiết yếu trong não bộ. Bên cạnh đó, bông cải xanh còn chứa thành phần kháng viêm giúp ngăn ngừa thoái hóa não.
Sô-cô-la đen: Sô-cô-la đen giàu các thành phần giúp tăng cường chức năng não bộ, bao gồm flanovoid, caffeine và các chất chống oxy hóa. Flanovoid thường tập trung ở các vùng não có liên quan đến việc học tập và ghi nhớ, giúp tăng cường trí nhớ và làm chậm quá trình lão hóa.
Caffeine: Sử dụng caffeine giúp tăng khả năng tập trung, độ nhanh nhạy và năng suất chung của não bộ. Nếu bạn sử dụng caffeine dưới dạng cà phê, bạn sẽ còn nhận được lợi ích từ các chất dinh dưỡng thiết yếu như vitamin B2, vitamin B5, magie, kali, mangan và niacin. Trà chứa ít caffeine hơn, nhưng lại giàu chất chống oxy hóa và theanine, giúp giảm căng thẳng cho não bộ.
Trứng: Trứng là món ăn rất giàu protein. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều, mỗi ngày nên ăn một quả vào buổi sáng hoặc bữa phụ buổi chiều. Bạn không nên ăn vào buổi tối.
Nước: Nước rất tốt cho bộ não bởi 80% bộ não là nước. Các sĩ tử cần uống 2 - 2,5 lít nước/ngày để bổ sung thêm nước cho cơ thể. Đồng thời nên ăn thêm những loại rau củ, hoa quả nhiều nước như: dưa chuột, dưa hấu, các loại tảo biển, sâm...
Các loại quả: Nên cung cấp các loại quả có màu vàng hay đỏ để cung cấp vitamin A có lợi cho mắt, như: cam, quýt, táo dưa hấu... Các loại quả này cung cấp vitamin A, lutein có lợi cho đôi mắt và buổi tối nên ăn 1-2 quả chuối để cung cấp thêm vitamin, khoáng chất và serotonin, giúp các sĩ tử ngủ đủ giấc.
Bỏ qua các thực phẩm giàu carb: Ăn các món như bánh mì, pasta hay cơm trước khi vào thi sẽ giúp bạn tăng cường trí nhớ nhất thời, nhưng hiệu ứng này nhanh chóng biến mất, sau đó sẽ làm giảm chức năng não bộ. Ăn nhiều carb sẽ làm tăng đột ngột lượng đường trong máu, dẫn đến sản sinh serotonine và trytophan - những chất khiến bạn cảm thấy buồn ngủ./.
Theo VOV.VN
Có nên thụ tinh ống nghiệm lần hai ngay sau lần đầu thất bại? Tôi 45 tuổi đã có một bé, muốn sinh thêm nhưng thụ tinh ống nghiệm lần một không thành công. Xin hỏi tôi có thể làm lần hai ngay không? Ảnh minh họa Tôi đã làm IVF (thụ tinh ống nghiệm) lần đầu tiên cách đây hơn một tháng. Nay đã có thể làm IVF lần hai được chưa và chi phí khoảng...