Chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi cho phù hợp
Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trong gia đình là cơ hội để tỏ lòng biết ơn, hiếu thảo, tuy nhiên, đây cũng là công việc không hề dễ dàng. Một số lưu ý nhỏ sau đây sẽ giúp mọi việc trở nên đơn giản hơn.
Ảnh minh họa
Người cao tuổi thường hay tủi thân
Người cao tuổi thường phải đối mặt với những thay đổi về sinh lý, tâm lý dễ khiến họ trở nên tủi thân, cảm thấy không được tôn trọng, cáu gắt, muốn được chú ý. Để người cao tuổi không rơi vào tình trạng khủng hoảng tâm lý, hãy thường xuyên trò chuyện, bàn luận những vấn đề họ quan tâm; luôn lắng nghe và ủng hộ họ.
Video đang HOT
Chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân đối
Hãy chia bữa ăn của người cao tuổi thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, như thế dưỡng chất dễ được hấp thu hơn. Thực phẩm cần được đa dạng để có đủ các dưỡng chất cần thiết. Chú ý khi chế biến món ăn không được mặn quá, không lạnh hoặc nóng quá, không nhiều dầu mỡ…
Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Khám sức khỏe định kỳ sẽ mang đến sự an tâm cho người chăm sóc và cả người được chăm sóc bởi đối với những người cao tuổi, chỉ cần không lo lắng và hiểu rõ bản thân thì sức khỏe đã tốt lên nhiều phần rồi.
Vận động và rèn luyện
Không thường xuyên vận động trí não và thân thể thì sức khỏe của người cao tuổi sẽ nhanh chóng suy giảm, gây nên nhiều bệnh lý không tốt, mau bị lẫn, không còn chủ động điều khiển được tâm trí.
Hãy để người cao tuổi được làm những việc vừa sức mà họ yêu thích. Tốt nhất là khuyên họ tham gia rèn luyện một môn thể thao phù hợp, như thể dục dưỡng sinh, yoga, đi bộ, chơi cờ…
Cụ bà 103 tuổi bị nhồi máu cơ tim được cứu sống
Vừa qua, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ đã can thiệp cấp cứu thành công cho cụ bà 103 tuổi bị nhồi máu cơ tim. Đây là một trong những ca bệnh cao tuổi nhất Việt Nam được cứu sống thành công.
Bệnh nhân là bà Lê Thị Ng., sinh năm 1917, trú tại Phong Châu, Phù Ninh, Phú Thọ. Khi ở nhà, cụ bà xuất hiện tình trạng đau tức ngực, khó thở, được người nhà đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ.
Tại bệnh viện, sau thăm khám, làm các xét nghiệm, cận lâm sàng, người bệnh được chẩn đoán mắc nhồi máu cơ tim. Được sự đồng ý của gia đình, các bác sĩ nhanh chóng đưa cụ bà lên phòng can thiệp tim mạch. Trải qua 30 phút can thiệp, mạch máu nuôi tim đã được thông hoàn toàn.
Ngay sau đó, người bệnh tỉnh táo, các chỉ số nhịp tim, huyết áp trở về bình thường, tiếp tục điều trị nội khoa theo phác đồ. Sau 5 ngày điều trị, cụ bà đã ổn định, hết đau ngực, khó thở, các chức năng tim, thận dần trở về bình thường, được cho xuất viện.
Bệnh nhân Lê Thị Ng. được chăm sóc, điều trị nội khoa tại bệnh viện sau can thiệp - Ảnh: BVCC
Bác sĩ Nội trú Đỗ Viết Thắng, Phó trưởng Đơn vị Can thiệp tim mạch, Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ, cho biết, can thiệp động mạch vành là một kỹ thuật cao, được đơn vị triển khai thường xuyên trong nhiều năm nay. Tuy nhiên, trường hợp người bệnh cao tuổi thường có các bệnh lý nền kèm theo như suy thận, bệnh phổi, đái tháo đường... sẽ khiến cho thủ thuật can thiệp này trở nên rất khó khăn.
Cụ bà 103 tuổi là người bệnh cao tuổi nhất từ trước đến nay được các bác sĩ Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ tiếp nhận, cũng là một trong những người bệnh cao tuổi nhất Việt Nam bị nhồi máu cơ tim được can thiệp thành công.
"Có thể nói, đây là kỳ tích đối với chúng tôi cũng như bệnh nhân và gia đình bệnh nhân", bác sĩ Thắng chia sẻ.
Các bác sĩ khuyến cáo người dân, khi thấy dấu hiệu của bệnh nhồi máu cơ tim như đau tức ngực, khó thở, chóng mặt, buồn nôn, cần đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế có chuyên khoa Tim mạch để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và có biện pháp can thiệp kịp thời.
Khiêu vũ giảm té ngã ở người lớn tuổi Các nhà khoa học thuộc Đại học Zurich (Thụy Sĩ) cho biết tập luyện khiêu vũ thể thao có thể giúp người lớn tuổi giảm thiểu nguy cơ té ngã do tuổi tác. Tập luyện khiêu vũ thể thao - ẢNH: ANDREA D'ONOFRIO Trong nghiên cứu đăng trên chuyên san JAMA Network Open, các chuyên gia thấy rằng khiêu vũ giúp giảm 37%...