Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Để người cao tuổi (NCT) sống vui, sống khoẻ, sống có ích thì công tác chăm sóc sức khỏe NCT đóng vai trò rất quan trọng.
Chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi tại khoa Lão Khoa, Bệnh viện Đa khoa tỉnh.
Tuổi thọ trung bình của người Quảng Ninh hiện là 74 tuổi. Tuy nhiên, NCT thường mắc từ 6-9 loại bệnh, chủ yếu là các bệnh mạn tính như: Tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, ung thư, xương khớp, sa sút trí tuệ…
Bà Lý Thị Phương (73 tuổi, phường Cao Xanh, TP Hạ Long) đang điều trị tại Lão Khoa, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, cho biết: Bác sĩ vừa thực hiện thủ thuật mới tiêm phong bế thần kinh chẩm nên tôi đã đỡ đau đầu, chóng mặt, ù tai. Tôi còn mắc bệnh tim mạch, huyết áp, ung thư vú 4 năm nay, nên thường xuyên đến bệnh viện điều trị. Tôi rất hài lòng với thái độ phục của nhân viên y tế tại bệnh viện.
Thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe NCT, từ năm 2016, Khoa Lão khoa của Bệnh viện Đa khoa tỉnh đi vào hoạt động với quy mô trên 40 giường bệnh. Đội ngũ y, bác sĩ từng bước tiếp nhận các kỹ thuật mới, chuyên sâu trong việc khám, chữa bệnh cho đối tượng NCT từ Bệnh viện Lão khoa Trung ương.
Bác sĩ Vũ Ngọc Trung, Trưởng Khoa Lão khoa, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, chia sẻ: Hằng tháng chúng tôi tiếp nhận điều trị từ 150-200 lượt bệnh nhân, chủ yếu ở nhóm bệnh về thần kinh, cơ xương khớp. Đặc biệt gần đây, chúng tôi đã tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật chẩn đoán và điều trị bệnh sa sút trí tuệ. Song song, bệnh viện phối hợp tổ chức các chương trình khám bệnh miễn phí và phổ biến kiến thức về phòng bệnh cho người già; đã thu hút sự quan tâm, tham gia của mọi người, kể cả những người trẻ tuổi cùng tìm hiểu cách chăm sóc sức khỏe cho người thân của mình.
Tuổi thọ trung bình của người Quảng Ninh hiện là 74 tuổi.
Video đang HOT
Bác sĩ Vũ Ngọc Trung, Trưởng Khoa Lão khoa, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, tư vấn cho người bệnh đang điều trị tại Bệnh viện.
NCT là đối tượng cần được quan tâm và chăm sóc trong mỗi gia đình. Sức khỏe của ông bà, cha mẹ chính là niềm vui, niềm hạnh phúc của con cháu. Bởi vậy, việc tổ chức thăm khám sức khỏe cho NCT là việc làm cần thiết để bảo vệ sức khỏe NCT.
Cũng theo bác sĩ Trung, bên cạnh thăm khám sức khỏe định kỳ thì gia đình có NCT cần quan tâm đến giấc ngủ của họ. Bởi ở NCT thì tình trạng mất ngủ diễn ra thường xuyên do cơ thể bị lão hóa và chứng tiểu đêm. Tình trạng này kéo dài sẽ gây suy nhược thần kinh khiến cơ thể bị lão hóa ngày càng nhanh. Vì vậy, quan tâm đến giấc ngủ người già là việc làm cần thiết.
Các hoạt động thể dục thể thao sẽ giúp cơ thể NCT trở nên linh hoạt hơn, hệ xương cũng trở nên chắc khỏe hơn. Việc tham gia các hoạt động này cũng giúp NCT thoải mái và vui vẻ, tránh được cảm giác cô đơn và mệt mỏi.
Càng về già thì mức độ nhạy cảm càng lớn, bởi vậy việc thường xuyên thăm hỏi sẽ giúp NCT bớt tủi thân, có được sự vui vẻ, thoải mái về tinh thần.
Chụp cộng hưởng từ cho người bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Cẩm Phả.
Cùng với Bệnh viện Đa khoa tỉnh, các Bệnh viện Bãi Cháy, Y học cổ truyền tỉnh đã thành lập khoa lão khoa, qua đó đã giúp NCT được chăm sóc một cách toàn diện và liên tục. Qua khảo sát, đánh giá thực trạng hệ thống chăm sóc sức khỏe NCT của các đơn vị y tế trên toàn tỉnh cho thấy, việc triển khai hệ thống chăm sóc sức khỏe NCT ở các bệnh viện, trung tâm y tế tuyến huyện đã tương đối tốt.
Đặc biệt, Bệnh viện Lão khoa tỉnh được xây dựng, dự kiến đi vào hoạt động đầu năm 2021, đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ vượt bậc về hạ tầng y tế của tỉnh.
Mùa lạnh, nên phòng bệnh như thế nào?
Mùa lạnh, người cao tuổi cần tìm mọi cách để không bị nhiễm lạnh và áp dụng các biện pháp phòng bệnh đơn giản nhất, dễ thực hiện nhất.
Mùa lạnh, người cao tuổi (NCT) dễ mắc một số bệnh (bệnh hô hấp, xương khớp, tim mạch, tiêu hóa...). Vì vậy, NCT cần tìm mọi cách để không bị nhiễm lạnh và áp dụng các biện pháp phòng bệnh đơn giản nhất, dễ thực hiện nhất.
Một số bệnh thường gặp khi mùa lạnh đến
Thời tiết thay đổi, đặc biệt là những ngày giá lạnh, nhiệt độ xuống thấp dưới 15 0 C, đặc biệt là ngày xuống dưới 10 0 C, NCT có một số bệnh sẽ xuất hiện hoặc tái phát nhất là người sức yếu. Những ngày gần đây thời tiết ở nước ta luôn thay đổi, ở một số tỉnh miền núi phía Bắc có nhiều ngày đã có băng tuyết; ở một số tỉnh phía Nam, nhất là các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long về đêm nhiệt độ cũng đã giảm xuống dưới mức bình thường.
Nhiệt độ giảm, đặc biệt là lạnh, nếu không đủ ấm, một số NCT sẽ xuất hiện hoặc tái phát các bệnh về đường hô hấp (viêm họng, mũi, viêm xoang, viêm phế quản, giãn phế quản, khí phế thũng), đặc biệt là bệnh hen suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
Nhiệt độ càng giảm, thời tiết càng lạnh thì bệnh hen suyễn càng nặng, đặc biệt là những người tuổi cao, sức khỏe giảm sút thêm vào đó là ăn uống không đảm bảo, mặc không đủ ấm. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (CODP) khi giá rét cũng sẽ rất dễ tái phát và tăng nặng. Cả 2 loại bệnh hen suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là mối đe dọa đến tính mạng người bệnh mỗi khi đông đến, mưa nhiều, rét đậm.
Một điều cần lưu ý là khi bị viêm phế quản, viêm phổi cấp tính, NCT sức yếu thân nhiệt thường không tăng cao như người trẻ tuổi nên dễ nhầm là bệnh nhẹ. Bệnh viêm mũi, họng là một bệnh có thể gặp quanh năm nhưng vào mùa đông, giá lạnh, NCT hay gặp nhất, các biểu hiện như: hắt hơi, sổ mũi, chảy mũi nước; đau rát họng, ho, tức ngực, có khi gây khó thở.
Mùa đông giá rét, một số người nghiện thuốc lá, thuốc lào thường hút tăng lên cho đỡ rét thì bệnh lại càng tăng nặng. Thuốc lá, thuốc lào khi hít vào đường hô hấp sẽ làm tổn thương các nhu mô phổi (tổ chức phổi) do đó làm tăng nguy cơ bội nhiễm. Thêm vào đó môi trường ô nhiễm, nhiều bụi, khói của bếp than, bếp củi, bếp dầu, nhà ở chật chội, không thông thoáng, cũng là những yếu tố thuận lợi làm cho NCT dễ mắc các bệnh đường hô hấp nhất là vào mùa đông lạnh giá.
Một số bệnh về tim mạch ở NCT cũng sẽ gia tăng mỗi khi mùa đông đến, trong đó cần đặc biệt lưu ý bệnh tăng huyết áp kịch phát mỗi khi lạnh đột ngột do mặc không đủ ấm, phòng ngủ không kín gió, chăn, đệm không đủ chống rét, tắm nước lạnh. Bệnh đột quỵ, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não cũng luôn rình rập NCT mỗi khi giá rét, mưa nhiều.
Mùa đông đến cũng làm cho các bệnh về xương khớp ở NCT gia tăng hoặc tái phát như: thoái hóa, đau và xơ cứng khớp gối, khớp bàn tay, cổ tay, khớp cột sống thắt lưng. Thoái hóa khớp và cứng khớp vào mùa đông giá rét làm cho người bệnh khó vận động, đau nhức, giấc ngủ không yên, vì vậy sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Một số bệnh về đường tiêu hóa như: bệnh dạ dày, viêm đại tràng mãn tính, viêm đại tràng co thắt (hội chứng ruột kích thích) cũng là những bệnh khi giá lạnh thì xuất hiện hoặc tái phát làm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe NCT.
Những người cao tuổi đã có bệnh về đường hô hấp mãn tính nên đi khám bệnh định kỳ.
Phòng bệnh như thế nào?
Trong những ngày giá rét, nhất là các tỉnh phía Bắc nước ta, thời tiết lạnh, có khi nhiệt độ xuống thấp dưới 10 0 C, đó là những lý do làm cho người cao tuổi mắc phải một số bệnh phải nhập viện. Hầu hết bệnh nhân NCT vào viện trong tình trạng bệnh nặng, phải cấp cứu do sức đề kháng và tính chịu đựng với lạnh kém. Vì vậy, để phòng bệnh thì NCT trong mùa lạnh, cần mặc đủ ấm, ngủ ấm, tránh gió lùa, nên hạn chế ra khỏi nhà lúc sáng sớm. Nếu cần thiết phải ra khỏi nhà thì phải mặc quần áo ấm, đi tất, găng tay, cổ quàng khăn ấm, đeo khẩu trang và nên đội mũ len.
NCT có thể vẫn tập thể dục hoặc đi lại, vận động thân thể ở trong nhà, không nên ra khỏi nhà khi thời tiết còn lạnh giá. Khi thời tiết lạnh quá, ở trong phòng có thể được sưởi ấm tùy thuộc vào điều kiện của từng người, nhưng hết sức thận trọng với bếp than củi, than đá vì rất nhiều khí độc thải ra, do đó phải sưởi trong phòng thông gió tốt, tránh ứ đọng khói, khí độc. Với gia đình có điều kiện thì nên sưởi bằng lò sưởi, quạt sưởi điện. Sưởi ấm bằng hình thức nào cũng phải đề phòng bỏng, cần lưu ý với NCT có rối loạn về nhận thức và hành vi.
Thời tiết lạnh giá nhưng NCT cũng có thể tắm, rửa bằng nước ấm trong buồng tắm kín gió; tắm xong phải lau khô người và nhanh chóng mặc quần áo thật ấm. Những trường hợp có bệnh về tim mạch, tăng huyết áp, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen suyễn, bệnh xương khớp, những ngày nhiệt độ giảm xuống thấp nên hạn chế tắm, chỉ nên lau người và rửa tay, chân bằng nước ấm. Cần vệ sinh họng, miệng hằng ngày bằng cách đánh răng đều đặn sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy, súc họng bằng nước muối nhạt, tốt nhất là dùng loại nước muối sinh lý có bán sẵn ở các quầy dược phẩm.
Những trường hợp dùng răng giả cần vệ sinh răng giả thật sạch sẽ không để bám dính nhiều cặn, thức ăn làm tăng nguy cơ bội nhiễm vi sinh vật. Cần bỏ thuốc lá, thuốc lào nhất là những người cao tuổi đã bị các bệnh đường hô hấp mãn tính Cần ăn, uống đủ lượng và chất, tránh bỏ bữa. Thức ăn, nước uống cần nóng và tránh dùng các loại có tính chất kích thích như: rượu, bia, cà phê.
Rối loạn tâm thần ở người cao tuổi Rối loạn tâm thần ở người cao tuổi đa dạng và do nhiều nguyên nhân. Việc phát hiện sớm các biểu hiện của bệnh và can thiệp kịp thời là cần thiết. Tuy nhiên, nhiều người thường phủ định mình có bệnh. Khoảng 15% người cao tuổi có vấn đề về sức khỏe tâm thần. Ảnh minh hoạ Theo bác sĩ Vũ Ngọc...