Chăm sóc đôi bàn chân đúng cách
Trên cơ thể con người, chân là một trong những bộ phận phản ứng nhạy cảm khi thời tiết lạnh. Khi trời rét lạnh, các thành mạch trong cơ thể bị co lại, làm ảnh hưởng đến tuần hoàn máu, việc cung cấp dinh dưỡng cho các mô bị dán đoạn, khiến cho đôi chân bị lạnh cóng và cơ thể dễ bị cảm lạnh.
Mặt khác, trên hai bàn chân có nhiều tuyến mồ hôi, có tác dụng làm ẩm bề mặt bàn chân và giữ cho da bàn chân có tính đàn hồi. Nếu lượng mồ hôi tiết ra không đủ có thể khiến da chân bị khô, dẫn đến chứng nứt nẻ da chân.
Chăm sóc đôi bàn chân trước hết phải giữ vệ sinh sạch sẽ, trước khi đi ngủ nên rửa chân bằng nước ấm, lau khô, nếu trời lạnh cần đi tất giữ ấm.
Chọn giầy dép đi phù hợp với bàn chân cũng là một trong những biện pháp giữ gìn đôi chân khỏe mạnh. Nếu bạn thấy một đôi giày đẹp nhưng hơi chật với khổ chân của mình mà vẫn cố sử dụng, sau một thời gian chân bạn sẽ xuất hiện những nốt chai sần, nặng hơn có thể dẫn tới phồng rộp, sưng đau. Ngoài ra bạn cần phải vệ sinh giày để loại trừ các nấm mốc và vi khuẩn gây bệnh, có hại cho da chân.
Bên cạnh đó, chứng da chân bị nứt nẻ hoặc dày lên không chỉ xuất hiện vào mùa hè mà cả mùa đông. Quá trình chai hóa da đôi bàn chân, thường bắt đầu là hiện tượng bầm đỏ, sưng hay rộp nước, sau đó da chân bị thô và chai cứng. Tốt hơn hết trước khi đi ngủ bạn nên ngâm chân bằng nước ấm, sau đó lau khô và dùng kem dưỡng ẩm bôi đều vào toàn bộ da bàn chân. Nếu các vết nứt nẻ ở da đã xuất hiện, cần ngâm chân bằng nước ấm với các chất khử trùng.
Trước khi đi ngủ bạn nên ngâm chân bằng nước ấm, sau đó lau khô và dùng kem dưỡng ẩm bôi đều vào toàn bộ da bàn chân.
Video đang HOT
Các vết nứt nẻ trên gót chân sẽ gây đau đớn. Việc điều trị nứt nẻ gót chân cần dùng các loại thuốc kháng sinh mỡ, dạng tuýp như tetraxillin hoặc strepthomycine để bôi. Nếu da chân bị chai dày khiến cho việc sử dụng giày dép khó khăn, bạn có thể thái vài củ hành khô ngâm vào dấm. Sau khi ngâm chân và lau khô, dùng hành đắp lên chỗ da bị chai rồi băng lại, sẽ có tác dụng rõ rệt.
Bên cạnh da chân bị chai sần, nứt nẻ, nhiều người thường bị ra mồ hôi chân. Khi chân bị ra mồ hôi da chân thường mềm và có mùi hôi khó chịu, nhất là vào những ngày trời oi bức, nếu đi giầy hoặc tất, da chân sẽ bị bít lại khiến mùi mồ hôi càng nặng thêm.
Để hạn chế mồ hôi chân bạn có thể ngâm chân bằng nước sắc vỏ sồi hoặc ngâm chân bằng nước muối loãng hay nước ấm có pha thuốc tím sát trùng. Ngoài ra, không nên sử dụng những đôi tất có pha nhiều sợi nilon hay sử dụng giày cao su, khiến bàn chân không thoát mồ hôi.
(Theo Thế giới Phụ nữ)
Trị chứng lạnh tay, chân
Tay chân lạnh như kem dù đã ủ trong tất, găng dày và ngay cả khi chui vào chăn ấm thì tình trạng này cũng kéo dài tưởng như không dứt. Để trị được chứng khó chịu này, bạn cần biết rõ nguyên nhân.
Tại sao chân tay lạnh?
Hệ tuần hoàn có vấn đề: Tim suy yếu khiến huyết dịch không thể đi tới được các bộ phận xa tim nhất; thiếu máu hoặc lượng hồng cầu thắp; mạch máu thu co khiến khả năng tuần hoàn máu kém, không đến chân tay đặc biệt là phần đầu ngón tay.
Không đủ dưỡng khí: Đông Y cho rằng, chân tay lạnh là một dạng "bế chứng", "bế" tức là không thông, khi trời chuyển lạnh hoặc cơ thể bị lạnh, các gan mạch cũng bị lạnh, chức năng tái tạo máu của gan cũng bị ảnh hưởng, dẫn đến thận không đủ dưỡng khí, chân tay lạnh cóng, chân tay đỏ tấy hoặc trắng bệch, thậm chí xuất hiện cảm giác đau nhức.
Kinh nguyệt và sinh nở làm thay đổi hooc-môn: Đa phần người bị lạnh tay chân là phụ nữ vừa sinh con, ở tuổi 40 trở ra. Đó là do hooc-môn thay đổi làm ảnh hưởng tới hệ thống thần kinh, làm cho mạch máu dưới da thu co, tuần hoàn máu giảm, từ đó gây ra chứng lạnh.
Những người quáy nhạy cảm, hay lo lắng, stress cũng dễ bị chứng chân tay lạnh.
Ngâm chân hàng ngày: Ngâm chân là biện pháp hữu hiệu nhất. Lấy một cái chậu lòng sâu cho nước nóng khoảng 40oC vào 2/3 chậu, cho chân vào ngâm khoảng 20 phút, thấy thân nhiệt tăng lên chứng tỏ hệ thống tuần hoàn máu lưu thông. Khi ngâm, hai chân cọ xát xoa vào nhau thì hiệu quả càng tốt hơn.
Vận đông ôxy: Chạy bộ chậm, đi bộ nhanh, nhảy dây, nhảy disco, tập thái cực quyền... đều thúc đẩy tuần hoàn máu nhưng không nên vận động ở cường độ cao, bởi vì ra mồ hôi nhiều sẽ làm "mất hết dương khí", gây tác dụng ngược.
Đi tất chân bằng bông: Tất làm bằng bông không những đem lại cảm giác mềm mại dễ chịu mà còn hấp thụ mồ hôi chân, làm cho đối chân cả ngày đểu giữ được khô ráo, thoải mái.
Bổ sung thực phẩm giàu calo: Trời lạnh, để tăng thêm nhiệt lượng, cải thiện chứng chân tay lạnh thì cần phải chú ý bổ sung thực phẩm ấm nóng như: thịt bò, thị dê hoặc thịt chó. Hạn chế ăn hoa quả mang tính lạnh ví dụ như lê, mã thầy vv.
Đảm bảo ngủ đủ: Mỗi ngày phải đảm bảo ngủ ít nhất 6 tiếng, ngủ đầy đủ sẽ giúp giữ ấm cơ thể tốt hơn.
Mátxa lòng bàn tay lòng bàn chân: Khi có thời gian, chúng ta nên thường xuyên mát-xa lòng bàn tay và bàn chân để tuần hoàn máu ở vùng này được tăng cường, giúp tay chân ấm nóng.
Vỏ quýt vỏ quất chữa trị chứng tay chân lạnh: Các nhà khoa học Nhật Bản phát hiện chất Hesperidin trong chiết xuất của vỏ quýt, quất nếu thêm vào trong nước uống hàng ngày thì có thể cải thiện hiện tượng chân tay lạnh ở nữ giới. Trong quá trình thực nghiệm, nhân viên nghiên cứu cho 10 phụ nữ mắc chứng tay chân lạnh uống nước chiết xuất từ vỏ quýt, 10 người uống nước lọc bình thường. Hai tiếng sau cho họ ngâm hai tay vào trong nước lạnh 1 phút, sau đó đo mức độ hồi phục thân nhiệt và lưu lượng máu. Kết quả chỉ ra, nhóm uống nước lọc bình thường, 40 phút sau nhiệt độ của tay vẫn chưa phục hồi, còn nhóm uống nước chiết xuất từ vỏ quýt, chỉ cần 30-35 phút, tay đã quay trở lại nhiệt độ lúc trước khi ngâm vào nước lạnh, lưu lượng máu huyết quản mao mạch của đầu ngón tay được cải thiện rõ rệt.
Ngoài ra, bấm huyệt thận du, huyệt khí xung, huyệt dũng tuyền, tập Yoga cũng có thể cải thiện hữu hiệu chứng tay chân lạnh.
Thể dục, tĩnh tâm: Với những trường làm việc tại chỗ, thường xuyên căng thẳng thì cần tăng cường hoạt động thể chất, thể dục giữa giờ làm việc, tập một số động tác tay chân và lưng để tăng cường tuần hoàn máu.
Dinh dưỡng: Nên bổ sung nhiều vitamin B1, B12, ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin F và chất sắt như canh xương bò, gan bò, các loại đậu, sữa bò vv, như thế cũng sẽ giúp cải thiện các chứng bệnh trên.
Theo Dantri
Điều trị chứng ngứa ngáy khi trời rét Ở Hà Nội những ngày rét gần đây, rất nhiều người phải đi khám do ngứa da, có những trường hợp ngứa dữ dội. Bác sĩ Nguyễn Thành, Trưởng phòng khám, Bệnh viện Da liễu TƯ cho biết: Do thời tiết lạnh nhiều ngày nay nên số người đến khám do bị dị ứng da tăng mạnh. Ngứa do lạnh có thể từ...