Chăm sóc bà mẹ sau đẻ thế nào để kịp thời phát hiện biến cố?
Sau đẻ, cơ thể sản phụ sẽ có rất nhiều thay đổi, chúng sẽ dần trở lại bình thường trong khoảng 6 tuần ngoại trừ vú vẫn phát triển, tiết sữa để nuôi con. Đây được gọi là thời kì hậu sản.
Khoảng thời gian này có nhiều xáo trộn trong cuộc sống, sinh hoạt và có nhiều biến cố nguy hiểm có thể xảy ra với mẹ và con. Vì vậy bản thân mẹ và gia đình cần phải biết cách chăm sóc, phát hiện những bất thường và yêu cầu các chăm sóc y tế.
Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em, Bộ Y tế đã đưa ra những khuyến cáo cần thiết giúp bà mẹ và con yêu an toàn, khỏe mạnh:
Bà mẹ và gia đình tự theo dõi
Theo dõi sự co hồi tử cung (dạ con) và sản dịch
Bà mẹ có thể sờ thấy tử cung co lại thành một khối rắn chắc, ấn không đau ở phần bụng dưới rốn. Tử cung sẽ co hồi dần, sau 14 ngày sẽ không còn sờ thấy nữa.
Bà mẹ cần kiểm tra sản dịch thấm ở băng vệ sinh, bình thường trong ngày đầu sản dịch ra không thấm ướt băng vệ sinh sau 1 giờ, màu đỏ thẫm, không có máu cục, những ngày sau màu hồng nhạt sau loãng và ít dần, mùi tanh nồng, không hôi. Nếu thấy sản dịch ra máu tươi, lẫn máu cục có thể bị đờ tử cung, băng huyết sau đẻ. Nếu sản dịch hoặc có mùi hôi, tử cung mềm ấn đau kèm theo sốt thì rất có thể bị sót rau, nhiễm trùng sau đẻ.
Theo dõi sự tiết sữa
Bình thường vú sẽ tiết sữa non trong 1-3 ngày sau đẻ, sau đó sữa non sẽ chuyển thành sữa trưởng thành có màu trằng đục. Bình thường khi tuyến sữa thông bà mẹ không cảm thấy đau, vú không bị nóng đỏ. Nếu thấy một phần bầu vú sưng và căng cứng, đau nhức, vắt sữa ra ít hoặc không ra, thì có thể bị tắc tia sữa hoặc áp xe vú.
Ngoài những dấu hiệu trên, nếu bà mẹ thấy đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, nhìn mờ hoặc co giật thì rất có thể là tiền sản giật, sản giật sau đẻ
Vì vậy, khi phát hiện bà mẹ có những dấu hiệu ra máu tươi, máu cục ở âm đạo, tử cung mềm, ấn đau, sản dịch có mùi hôi, sốt, chậm tiết sữa kèm cương đau vú, đau đầu nhiều, nhìn mờ, co giật thì cần đưa bà mẹ đến cơ sở y tế khám càng nhanh càng tốt.
Nên cho trẻ bú sớm và bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.
Chăm sóc bà mẹ sau đẻ
Cần cho bé bú sớm (trong vòng 1 giờ) và bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.
Video đang HOT
Cho bé bú mẹ không những cung cấp nguồn dinh dưỡng quý báu không gì thay thế được cho bé mà còn mang lại nhiều lợi ích cho bà mẹ như: giúp co hồi tử cung tốt hơn, hạn chế nguy cơ chảy máu sau đẻ và nguy cơ ứ sản dịch trong buồng tử cung (bế sản dịch) gây nhiễm trùng sau đẻ đồng thời giúp sữa về sớm hơn, giảm nguy cơ tắc tia sữa và áp xe vú. Ngoài ra, cho bú sớm còn giúp tăng cường gắn kết giữa mẹ và con, giảm nguy cơ stress sau đẻ ở bà mẹ.
Chăm sóc vết khâu tầng sinh môn/vết mổ (nếu có)
Bà mẹ hoặc người nhà cần rửa sạch bằng nước muối sinh lý hàng ngày, thấm khô bằng băng vô trùng, bôi dung dịch Povidon Iod 10% (nếu có). Nếu phát hiện vết mổ, vết khâu tầng sinh môn bị chảy máu, sưng tấy, đứt chỉ hoặc có mủ thì càn đến cơ sở y tế để khám lại.
Đảm bảo chế độ dinh dưỡng
Ngay sau đẻ: Ăn sớm, ăn thức ăn dễ tiêu, ăn nóng. Đối với sản phụ những ngày đầu sau mổ cần ăn theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
Những ngày sau: Ăn cân đối các nhóm thực phẩm cần thiết, bao gồm: nhóm chất đạm, nhóm chất béo, nhóm tinh bột, và nhóm rau củ quả… Ăn các thực phẩm tươi, hạn chế tối đa thức ăn nguội, thức ăn chế biến sẵn. Ăn chín, uống sôi. Ăn đủ năng lượng: tăng thêm 500 -600 Kcalo so với trước có thai. Tương đương với thêm một bữa chính và 1 bữa phụ. Tăng cường thêm sữa giúp bổ sung chất dinh dưỡng và can xi. Không kiêng khem quá mức.
Đảm bảo chế độ dinh dưỡng khoa học để mẹ và bé đều khỏe mạnh.
Uống đủ nước
Bà mẹ cần uống đủ nước để hỗ trợ tiết sữa. Nếu trước đẻ bạn uống trên 2l nước/ngày thì nuôi con bú phải uống nhiều hơn. Chú ý uống trước khi cảm thấy khát.
Vận động sớm sau sinh
Sau đẻ 6 giờ, nếu bà mẹ thấy khỏe đã có thể ngồi dậy; Từ ngày hôm sau đến hết tuần đầu nên đi lại trong nhà; Từ tuần thứ hai đến hết 6 tuần có thể đi lại quanh nhà và dần dần tham gia làm những việc công việc nhẹ nhàng.
Vận động sớm sau đẻ, sau mổ tránh nguy cơ ứ sản dịch trong buồng tử cung, giúp đường tiêu hóa lưu thông tốt. Vận động sớm còn giảm nguy cơ viêm tắc tĩnh mạch ở người sau sinh mổ. Đối với sản phụ sau mổ, việc vận động sớm còn có tác dụng tránh nguy cơ dính ruột sau mổ.
Đảm bảo chế độ vệ sinh
Thay băng vệ sinh thường xuyên. Rửa bằng nước sạch, thấm khô mỗi lần thay băng vệ sinh hoặc đại tiểu tiện. Không rửa bằng nước muối. Tắm gội ngay hàng ngày, nhất là về mùa hè.
Chú ý: Tắm nơi kín gió, tắm nhanh, không ngâm mình trong bồn tắm, không nên kiêng tắm gội vì có thể gây viêm da, nhiễm trùng cho cả mẹ và con.
Đảm bảo tinh thần thoải mái và ngủ đủ giấc
Gia đình cần tạo điều kiện để bà mẹ có được tinh thần thoải mái nhất và được ngủ đủ giấc, tối thiểu 8 tiếng/ngày. Việc giữ cho tinh thần thoải mái giúp duy trì nguồn sữa mẹ và giảm nguy cơ mắc chứng trầm cảm sau sinh.
Lựa chọn một biện pháp tránh thai phù hợp sau thời kỳ hậu sản.
Quan hệ tình dục
Không nên quan hệ tình dục trong thời kỳ hậu sản (42 ngày sau đẻ), khi sản dịch chưa hết hẳn. Trường hợp vẫn muốn quan hệ tình dục trong giai đoạn này thì cần sửa dụng bao cao su để tránh nhiễm trùng dạ con.
Thực hiện KHHGĐ sau sinh
Sau thời kỳ hậu sản, khả năng có thai sẽ trở lại nếu có quan hệ tình dục. Vì vậy bà mẹ sau đẻ cần lựa chọn một biện pháp tránh thai phù hợp. Sau đây là một số biện pháp tránh thai có thể sử dụng được cho phụ nữ sau sinh và nuôi con bú: Bao cao su, Vòng tránh thai (dụng cụ tử cung), Thuốc tiêm tránh thai, Thuốc cấy tránh thai, Thuốc uống tránh thai đơn thuần dành cho bà mẹ đang nuôi con bằng sữa mẹ.
Ngoài các biện pháp tránh thai nói trên, bà mẹ có thể áp dụng biện pháp tránh thai cho bú vô kinh bằng cách nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ. Biện pháp này chỉ có tác dụng đối với những bà mẹ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 thngas đầu và chưa có kinh nguyệt trở lại.
Vụ sản phụ tử vong bất thường ở BV Việt Pháp: Bác sĩ sản khoa chỉ rõ những đối tượng dễ bị băng huyết sau sinh, cần đặc biệt cảnh giác
"Sản phụ tử vong tại BV Việt Pháp có thể là do một trong các nguyên nhân/yếu tố nguy cơ gây băng huyết sau sinh đã xuất hiện trong quá trình mang thai hoặc lúc chuyển dạ nhưng nhân viên y tế không phát hiện được", TS. Trần Thị Hoa chia sẻ.
Liên quan đến trường hợp sản phụ 24 tuổi ở Hà Nội tử vong sau khi sinh tại BV Việt Pháp (Hà Nội), TS. BS Trần Thị Hoa, đã từng nghiên cứu và điều hành về đào tạo Sản khoa thiết yếu và Sức khỏe Sinh sản của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) và Cơ quan Phát triển Quốc tế Australia (AusAID), cho rằng khả năng là do sản phụ bị băng huyết sau sinh. Đây là tình trạng ra máu nặng được xác định mất hơn 500ml máu trong 24 giờ sau khi sinh.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi năm có hơn 500.000 phụ nữ trên toàn thế giới tử vong trong khi sinh hoặc do các biến chứng thai sản, trong đó băng huyết sau sinh chiếm tới 25%. Các biến chứng thai sản có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào ở mang thai, sinh nở và sau khi sinh. Theo Bộ Y tế, tại Việt Nam, tỷ lệ phụ nữ băng huyết sau sinh chiếm từ 3% - 8% và đây được xem là nguyên nhân gây tử vong cao nhất ở các bà mẹ.
TS. Trần Thị Hoa cho biết, có nhiều nguyên nhân gây băng huyết sau sinh (BHSS) gồm:
1. Sản phụ bị rối loạn đông máu: Phụ nữ bị rối loại đông máu có thể do di truyền hoặc mắc phải như bệnh ưa ra máu, bệnh von Willebrand (vWD), thiếu hụt yếu tố IX hoặc XI có thể gây xuất huyết nặng sau sinh, làm tăng nguy cơ tử vong, đặc biệt là trong thời kỳ hậu sản.
Tỷ lệ phụ nữ băng huyết sau sinh chiếm từ 3% - 8% và đây được xem là nguyên nhân gây tử vong cao nhất ở các bà mẹ (Ảnh minh họa).
2. Giảm tiểu cầu: Đây là tình trạng thay đổi huyết học phổ biến nhất liên quan đến tăng huyết áp do thai nghén. Nếu số lượng tiểu cầu giảm xuống dưới 100.000/ lL, sản phụ sẽ có nguy cơ không thể đông máu trong và sau khi sinh.
3. Đờ tử cung: Sau khi sinh tử cung không co bóp. Nếu bà mẹ bị nhau tiền đạo, nhau bong non thì có thể làm tăng nguy cơ đờ tử cung, băng huyêt huyết sau sinh.
4. Chấn thương trong thời kỳ chuyển dạ: Có khả năng do các biến chứng như vỡ tử cung hoặc vết rách do sinh nở hoặc can thiệp phẫu thuật.
Bác sĩ Hoa bổ sung, những phụ nữ dưới dây có khả năng xuất hiện BHSS: thai già tháng; giai đoạn thứ hai của quá trình chuyển dạ không tiến triển; tình trạng dinh dưỡng của mẹ kém, tuổi mang thai dưới 20 hoặc ngoài 35 tuổi; sản giật và các rối loạn liên quan; chuyển dạ kéo dài; sót nhau.
" Qua những nguyên nhân và nguy cơ do các Nhà Dịch tễ học Y khoa và Sản khoa đã đúc kết của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Trường Sản khoa đã đúc kết thì có thể sản phụ tử vong tại BV Việt Pháp là do một trong các nguyên nhân/yếu tố nguy cơ kể trên đã xuất hiện trong quá trình mang thai hoặc lúc chuyển dạ", bác sĩ chia sẻ.
Bác sĩ Hoa cũng cho biết, sản phụ trước khi bị BHSS thường có các dấu hiệu như xanh xao, choáng váng; bồn chồn hoặc li bì; huyết áp thấp; tăng nhịp tim/nhịp tim nhanh...
Bác sĩ phải nhận biết các dấu hiệu xuất huyết sau sinh càng sớm càng tốt. Bởi vì khi đã xuất hiện BHSS mà không được bác sĩ phát hiện sớm sản phụ có thể bị mất máu nghiêm trọng dẫn tới tổn thương các cơ quan nội tạng, suy đa tạng, nhiễm trùng huyết, sốc do rối loạn nước điện giải, là những nguyên nhân trực tiếp gây tử vong mẹ.
Tuy nhiên, hãy cảnh giác với những trường hợp BHSS mà nguyên nhân do giảm tiểu cầu thường không xuất hiện triệu chứng hoặc các dấu hiệu rất nhẹ, lu mờ nên dễ bị bỏ qua khiến bà mẹ trở nên nguy kịch, nhanh chóng tử vong dù trong quãng thời gian này đã được bác sĩ đã tận tình cứu chữa.
Lẽ thường, một phụ nữ biết có thai đã phải gặp bác sĩ hoặc nữ hộ sinh lành nghề tại cơ sở y tế để khám thai. Khi đó, nhân viên y tế sẽ thực hiện các thủ thuật như khám nội khoa tổng quát, khám sản phụ khoa và khám thai, mà đối với phụ nữ khỏe mạnh bình thường cần tới 8 lần.
Riêng đối với siêu âm thai, WHO khuyên rằng phụ nữ mang thai khỏe mạnh chỉ siêu âm 1 lần trước 24 tuần để ước tính tuổi thai, phát hiện những bất thường trên thai nhi và đa thai, giảm việc giục chuyển dạ trên những nữ mang thai già tháng. Khi khám thai định kỳ mà khám đủ và khám đúng, dứt khoát bác sĩ đã phát hiện những nguyên nhân, tức là những bất thường và can thiệp ngay thì bệnh sẽ không nặng thêm nên sẽ ngăn ngừa được BHSS hoặc các biến chứng khác.
Đã xảy ra băng huyết sau sinh mà không được phát hiện và điều trị kịp thời và đúng cách sẽ có thể tử vong sau vài giờ hoặc sớm hơn do tình trạng ra máu nặng và liên tục! (Ảnh minh họa).
Trường hợp phát hiện nguyên nhân muộn, bác sĩ đã phải theo dõi cuộc sinh sát sao suốt thời kỳ và sau khi sinh bằng cách quan sát ác dấu hiệu lâm sàng và sinh tồn cách khoảng 15 phút, đồng thời, chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện cấp cứu sản khoa mà gồm: chống sốc, máu và tiểu cầu, dịch chuyền và phòng mổ. Hiểu rằng đã xảy ra BHSS mà không được phát hiện và điều trị kịp thời và đúng cách sẽ có thể tử vong sau vài giờ hoặc sớm hơn do tình trạng ra máu nặng và liên tục!
Để tránh các biến chứng thai kỳ bao gồm BHSS, khi biết có thai bà mẹ nên khám thai định kỳ như đã nêu trên và biết phòng bệnh bằng cách không nên lạm dụng nội tiết và thuốc chữa bệnh kể cả vitamin tổng hợp hoặc thực phẩm chức năng; bà mẹ không nên ăn uống đồ công nghiệp, thực phẩm biến đổi gene, sinh hoạt thể chất lẫn tinh thần hợp với bà bầu. Trong những lần khám nếu phát hiện có bệnh cần được bác sĩ chữa trị dứt điểm. Mặc dù bệnh đã khỏi bác sĩ vẫn phải ghi nhận vào hồ sơ cần theo dõi sát sao trong suốt thời kỳ mang thai còn lại tới lúc chuyển dạ, sinh nở và sau khi sinh.
Dấu hiệu nhận biết sản phụ bị băng huyết sau sinh Băng huyết sau sinh là biến chứng nguy hiểm. Nếu không được xử lý đúng cách, tình trạng này có thể khiến sản phụ bị tụt huyết áp, sốc mất máu, thậm chí tử vong. BBC thống kê mỗi năm, thế giới có 100.000 phụ nữ qua đời vì máu chảy ồ ạt sau sinh. Băng huyết sau sinh cũng được xếp vào...