Chăm chỉ dùng son dưỡng môi nhưng không hiệu quả có thể là do những nguyên nhân sau
Nếu bạn cũng nằm trong trường hợp này hoặc muốn tìm hiểu để tránh mắc sai lầm thì cùng kéo xuống và tìm hiểu nào.
Với con gái, nếu dùng son môi thường xuyên mà không làm sạch kỹ hay dưỡng đầy đủ sẽ khiến môi khô và thâm sạm. Đó là lý do vì sao son dưỡng là một món đồ skincare không thể thiếu. Hãy tìm hiểu để tránh mắc sai lầm thì cùng kéo xuống và tìm hiểu nào.
Thay đổi môi trường đột ngột, không dùng son dưỡng đều đặn
Da chúng ta có cơ chế tự điều chỉnh để phù hợp với những thay đổi của môi trường, khí hậu xung quanh. Vậy nên khi bạn dùng son dưỡng, tức là bạn cho môi một lớp dưỡng nhân tạo. Nhưng một khi bạn dừng không thoa son dưỡng nữa và để môi tiếp xúc trực tiếp với môi trường, thì ngay lập tức, da sẽ không còn được bảo vệ.
Thực tế, da môi có khả năng thay đổi để thích nghi nhưng không vì thế mà chúng ta bỏ qua son dưỡng. Việc uất hiện đan xen và liên tục của điều hòa, ánh nắng mặt trời, thay đổi khí hậu hay ô nhiễm môi trường có thể làm môi khô ráp.
Son dưỡng có chứa chất gây kích ứng
Với ai bị kích ứng khi dùng son dưỡng là do son dưỡng chứa thành phần có khả năng gây kích ứng như Salicylic Acid hay tinh dầu Bạc Hà. Những chất này chỉ gây viêm nhẹ nhưng đủ khiến môi khô, nên nhiều người cho rằng là do dùng chưa đủ son, thế là bạn lại bôi tiếp, và cứ thế nên môi bạn bị kích ứng.
Tuy nhiên Salicylic Acid giúp tẩy tế bào chết để môi mềm mượt hơn. Tinh chất Bạc Hà hay Quế giúp tạo hiệu ứng môi căng mọng (thực chất đây là hậu quả khi môi bị sưng do viêm). Bạn có thể biết thỏi son dưỡng này không hợp với bản thân khi thoa lên mà cảm thấy ngứa râm ran.
Video đang HOT
Petroleum Jelly không hại như chúng ta vẫn tưởng
Bên cạnh đó, bác sĩ Joshua còn đề cập đến Petroleum Jelly (mỡ khoáng) trong son môi. Khi được đưa vào trong son dưỡng, họ có quy trình xử lý riêng. Petroleum Jelly sẽ được thanh lọc ba lần và trải qua nhiều lần kiểm nghiệm có khả năng khóa ẩm và giúp da ngậm nước. T
Khi sử dụng son dưỡng, môi của chúng ta sẽ “lười” một chút nhưng nếu không có sự hỗ trợ của son dưỡng, môi bạn cũng khó mà duy trì sự ẩm mọng được. Vậy nên nhớ thoa son dưỡng đều đặn, và quan trọng là phải thật dày vào mỗi tối nhé.
Dùng hoài mà không hiệu quả, là do son dưỡng môi hay do bạn đang dùng sai cách?
Cùng giải đáp những thắc mắc xoay quanh son dưỡng môi nhé!
Với con gái, nếu dùng son môi thường xuyên mà không làm sạch kỹ hay dưỡng đầy đủ sẽ khiến môi thô ráp, bong tróc, khó lên màu hoặc thậm chí bị thâm nếu trong son chứa nhiều chì. Vì lẽ đó, son dưỡng là một món đồ skincare không thể thiếu. Tuy nhiên, không phải ai dùng son dưỡng thì môi cũng mềm mại và hồng hào đâu nhé. Nếu bạn cũng nằm trong trường hợp này hoặc muốn tìm hiểu để tránh mắc sai lầm thì cùng kéo xuống và tìm hiểu nào.
Thay đổi môi trường đột ngột, không dùng son dưỡng đều đặn
Bác sĩ da liễu, Phó giáo sư Joshua Zeichner, hiện đang công tác tại bệnh viện Mount Sinai, New York đã có những chia sẻ như sau. "Da chúng ta có cơ chế tự điều chỉnh để phù hợp với những thay đổi của môi trường, khí hậu xung quanh. Vậy nên khi bạn dùng son dưỡng, tức là bạn cho môi một lớp dưỡng nhân tạo, dẫn đến cơ chế này không còn hoạt động mạnh mẽ để duy trì độ ẩm và màng bảo vệ cho môi nữa. Nhưng một khi bạn dừng không thoa son dưỡng nữa và để môi tiếp xúc trực tiếp với môi trường, thì ngay lập tức, bạn sẽ cảm thấy môi còn khô hơn lúc chưa dưỡng" - bác sĩ Joshua chia sẻ.
Nối tiếp vấn đề này, chuyên gia khoa học, Phó giáo sư chuyên ngành hóa học từ trường đại học Sydney - Michelle Wong cho biết dù đúng là da môi có khả năng thay đổi để thích nghi nhưng không vì thế mà chúng ta bỏ qua son dưỡng. "Mọi thứ thay đổi liên tục. Sự xuất hiện đan xen và liên tục của điều hòa, ánh nắng mặt trời, thay đổi khí hậu hay ô nhiễm môi trường sẽ khiến cơ thể chúng ta bối rối và mất rất nhiều thời gian để kịp thích ứng. Vậy nên tốt nhất chúng ta vẫn cần đến son dưỡng thay vì không dùng gì cả" - cô giải thích.
Son dưỡng có chứa chất gây kích ứng
Nhưng lựa chọn son dưỡng thế nào để hiệu quả cũng không phải chuyện dễ dàng. Đối với trường hợp bị kích ứng khi dùng son dưỡng, bác sĩ Joshua lý giải: "Một số loại son dưỡng chứa thành phần có khả năng gây kích ứng như Salicylic Acid hay tinh dầu Bạc Hà. Những chất này chỉ gây viêm nhẹ nhưng đủ khiến môi khô. Rồi khi môi khô bạn lại nghĩ bạn dùng chưa đủ son, thế là bạn lại bôi tiếp, và cứ thế nên môi bạn bị kích ứng."
Tuy vậy, những chất trên vẫn có ưu điểm. Salicylic Acid giúp tẩy tế bào chết để môi mềm mượt hơn. Tinh chất Bạc Hà hay Quế giúp tạo hiệu ứng môi căng mọng (thực chất đây là hậu quả khi môi bị sưng do viêm). Nhưng nếu bạn bị kích ứng thì nên bỏ qua. Bên cạnh việc đọc bảng thành phần, bạn cũng có thể biết thỏi son dưỡng này không hợp với bản thân khi thoa lên mà cảm thấy ngứa râm ran.
Petroleum Jelly không hại như chúng ta vẫn tưởng
Bên cạnh đó, bác sĩ Joshua còn đề cập đến Petroleum Jelly (mỡ khoáng) trong son môi. Có rất nhiều tin đồn rằng chất này tương tự như dầu thô, gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, điều này không đúng sự thực. Khi được đưa vào trong son dưỡng, họ có quy trình xử lý riêng. Petroleum Jelly sẽ được thanh lọc ba lần và trải qua nhiều lần kiểm nghiệm. Nó hoạt động bằng cách tạo hàng rào bảo vệ nước, khóa ẩm và giúp da ngậm nước. Thế nên, Petroleum Jelly an toàn và dùng được cho môi.
Kết lại, hai bác sĩ chia sẻ thêm dù đúng là khi sử dụng son dưỡng, môi của chúng ta sẽ "lười" một chút (thuật ngữ cho tình trạng này là "vòng lặp phản hồi tiêu cực"), nhưng nếu không có sự hỗ trợ của son dưỡng, môi bạn cũng khó mà duy trì sự ẩm mọng được. Vậy nên nhớ thoa son dưỡng đều đặn, và quan trọng là phải thật dày vào mỗi tối nhé. Và nếu bạn còn chưa biết nên chọn loại nào thì có ngay 4 gợi ý cho bạn đây.
Fresh Sugar Lip Balm Sunscreen SPF 15 - giá khoảng 330k
Nếu bạn đang muốn tìm một thỏi son dưỡng có màu và tích hợp chỉ số chống nắng thì thỏi son dưỡng màu hồng phớt này hẳn là một lựa chọn lý tưởng. Chỉ cần apply một lớp là môi bạn đã hồng hào tươi tắn rồi. Thỏi son này chứa tinh dầu hạt nho giúp môi ẩm mượt và mềm mại, trong khi đó Vitamin C, E và Beeswax sẽ bảo vệ và khóa ẩm cho môi
Aquaphor Lip Repair Ointment - giá khoảng 90k
Dù có giá thành bình dân nhưng hiệu quả của tuýp dưỡng môi này cực kỳ ổn áp. Điểm cộng đầu tiên đến từ bảng thành phần lành tính, có độ dưỡng cao như bơ hạt mỡ hay tinh chất Chamomile giúp dưỡng ẩm môi tối ưu. Bên cạnh đó, "em này" không chứa chất bảo quản hay hương liệu, hoàn toàn thân thiện với cả những đôi môi nhạy cảm nhất
Lanolips 101 Ointment Multipurpose Superbalm - giá khoảng 400k
Không chỉ dưỡng môi, tuýp dưỡng xinh xắn này đích thực là một sản phẩm đa nhiệm khi có thể dùng để dưỡng các vùng thô ráp trên cơ thể như đầu gối, cùi chỏ hoặc thậm chí dùng được cho thú cưng nếu móng của các em nó quá khô. Nhờ có Lanolin tinh khiết mà môi bạn sẽ được bảo vệ khỏi các tác động xấu của môi trường
Laneige Lip Sleeping Mask 20g
Dù không phải là một sản phẩm thuần dưỡng môi nhưng hũ mặt nạ ngủ cho môi này cũng rất xứng đáng được thêm vào tủ đồ skincare đó. Chỉ cần thoa "em" này trước khi ngủ, qua ngày hôm sau bạn sẽ cảm thấy môi căng mọng, nhẹ bẫng và có sức sống hơn nhiều. Hũ mặt nạ này sở hữu bảng thành phần dưỡng ẩm chất lượng, có khả năng thẩm thấu sâu vào môi và cung cấp cho môi một lượng Hyaluronic Acid và chất chống oxy hóa dồi dào
Nơi mua
Laneige VN
Giá: 450k
Cảnh báo dùng son môi trôi nổi bán trên mạng xã hội: Tiền mất, mặt biến dạng Môi bé gái 15 tuổi bị sưng, đóng mày, rỉ máu sau khi sử dụng son dưỡng và son kem lỳ được mua trên mạng xã hội với giá 23.000 đồng. Các chuyên gia cảnh báo, chị em làm đẹp cần tỉnh táo, không mua hàng trôi nổi trên mạng. Rước họa vì mua son 23.000đ trên mạng Bệnh viện Da Liễu TP.HCM...