Cha mẹ nên biết: Không nhất thiết phải cố lấy bằng sạch rỉ mũi của bé tránh làm ảnh hưởng đến hô hấp của con
Nhiều cha mẹ nghĩ nên lấy hết rỉ mũi của con để đường thở luôn được sạch sẽ. Nhưng thực tế không hẳn là như vậy.
Không nên vệ sinh mũi, lấy rỉ mũi cho bé quá thường xuyên
Với người lớn, việc tự làm sạch rỉ mũi là điều khá đơn giản. Nhưng với trẻ, không phải lúc nào cũng cần lấy sạch rỉ mũi của con.
Bởi vì khoang mũi của bé tương đối ngắn, không giống như người lớn có lông mũi dài và dày bảo vệ. Bên cạnh đó niêm mạc mũi của bé tương đối mềm. Nếu cha mẹ cố gắng lấy rỉ mũi để làm sạch thì màng nhầy mũi sẽ bị kích thích, sẽ dễ chảy nước mũi và ngứa hơn.
Hơn nữa, nước mũi mũi là một hàng rào bảo vệ tự nhiên cho khoang mũi của em bé. Mặc dù có vẻ khó tin, việc vệ sinh mũi quá thường xuyên có thể dễ dàng gây nhiễm trùng đường hô hấp trên của bé.
Thêm vào đó khoang mũi của em bé rất nhiều các mạch máu, nếu can thiệp không đúng cách sẽ gây chảy máu cam.
Video đang HOT
Một số cách giúp cha mẹ vệ sinh khoang mũi cho con
- Nếu bé bị nghẹt mũi hoặc sổ mũi, hãy nhỏ nước muối sinh lý được làm ấm bằng nhiệt độ cơ thể
- Bôi dầu oliu vào một chiếc khăn giấy mềm rồi nhẹ nhàng cho vào mũi của bé và ngoáy nhẹ để rỉ mũi dính vào đó
- Nếu rỉ mũi quá lớn làm cản trở việc thở của bé thì cha mẹ có thể dùng tăm bông để lấy ra
- Trường hợp rỉ mũi to như hạt đậu thì tốt nhất nên đưa bé đến khoa tai – mũi – họng để được bác sĩ có chuyên môn hỗ trợ.
Moon
Theo Sohu/emdep
Mẹo trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh
Sức đề kháng yếu nên trẻ sơ sinh thường dễ mắc phải các bệnh về đường hô hấp, nhất là nghẹt mũi. Dưới đây là những mẹo vặt giúp trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh không cần dùng thuốc.
Dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi
Cách trị nghẹt mũi chotrẻ sơ sinh phổ biến nhất hiện nay là dùng nước muối sinh lý. Vì có tính kháng khuẩn tốt nên nước muối sẽ giúp đường thở của trẻ trở nên thông thoáng và dễ chịu hơn. Không chỉ nhanh chóng loại bỏ những dịch mũi, nước muối còn giúp làm sạch và tiêu các loại vi khuẩn gây hại trên niêm mạc mũi.
Khi nhỏ dung dịch nước muối vào lỗ mũi của bé cần lưu ý, chỉ giọt nhỏ cho mỗi lỗ mũi là đủ. Sau đó, xoa bóp mũi của bé nhẹ nhàng từ cả hai phía. Sau khi nhỏ xong một bên mũi, nên lau sạch đầu ống thuốc nhỏ mũi trước khi tiếp tục nhỏ thuốc vào mũi còn lại vì vòi ống thuốc có thể đã bị nhiễm khuẩn.
Lưu ý, bạn có thể áp dụng phương pháp này từ 3 đến 5 lần cho con cưng tùy thuộc vào mức độ nghẹt mũi của mỗi bé.
Ảnh minh họa
Xông hơi
Tương tự như làm sạch mũi bằng nước muối sinh lý, xông hơi cũng là cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh hiệu quả và đơn giản ngay tại nhà. Xông hơi vừa giúp làm thông mũi, giảm ho và giảm tức ngực, vừa mang lại nhiều lợi ích trong việc điều trị bệnh viêm thanh quản ở trẻ. Hơn nữa, mũi bé khi được tiếp xúc với hơi nước sẽ giúp làm loãng dịch nhờn đã hình thành trong mũi.
Dùng hơi nước trong phòng tắm cũng là biện pháp tốt để khắc phục nghẹt mũi cho bé. Có thể xông hơi cho bé bằng cách xả nước nóng vào cái chậu và bế bé cẩn thận để bé hít được hơi nước nóng bốc lên. Có thể thêm ít muối trắng để bé hít được hơi nước muối cũng có tác dụng tốt.
Lưu ý, vì sức chịu đựng của trẻ sơ sinh còn khá yếu nên mẹ không nên để hơi nước quá nóng hay sử dụng thêm các dược thảo đậm mùi sẽ làm trẻ khó thở. Áp dụng phương pháp này vào mỗi buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ.
Dụng cụ hút mũi
Khi bé bị sổ mũi hay nghẹt mũi, mẹ có thể sử dụng dụng cụ hút mũi (dạng ống cao su hoặc dạng 2 vòi thông nhau) để loại bỏ dịch mũi cho con. Hút mũi sạch giúp bé dễ thở, ăn và ngủ ngon hơn.
Bên cạnh ống hút mũi, mẹ nên nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý trước để làm mềm chất dịch nhầy trong mũi của con trước khi hút. Nước mũi muối sinh lý dễ dàng được mua tại các nhà thuốc hoặc mẹ tự pha ở nhà theo tỷ lệ 1/4 thìa muối với 200ml nước ấm. Nếu tự pha nước muối nhỏ mũi, nên bảo quản trong lọ thủy tinh có nắp kín, để ở nơi khô ráo.
Trên đây là cácmẹo vặt hay giúp các mẹ trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh nhanh chóng và hiệu quả.
Theo Thành Luân/Vietnamnet
Hà Nội đối mặt đợt ô nhiễm không khí mới: Chuyên gia nói gì? Chất lượng không khí xấu dần từ hôm qua, đến chiều nay đã lên ngưỡng tím (ngưỡng rất xấu- rất có hại cho sức khỏe mọi người) ở nhiều điểm đo tại thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Hà Nội bước vào đợt ô nhiễm không khí rất nghiêm trọng từ hôm nay. Ảnh: Nguyễn Hoài. Các hệ...