Cha mẹ mà có 10 đặc điểm này sẽ ảnh hưởng không tốt tới cuộc đời của con cái
Nếu có những đặc điểm này, cha mẹ có thể đang làm hại đến con và tương lai của con mà không hề hay biết.
Nuôi dạy con cái là một việc rất khó khăn và không ai có quyền đánh giá cách dạy con của người khác. Thế nhưng có một ranh giới rõ ràng giữa những lỗi mà phụ huynh có thể mắc phải và những hành vi không phù hợp của những cha mẹ “xấu”.
Được nuôi nấng bởi những phụ huynh “xấu”, trẻ thường cảm thấy không được yêu thương, không được lắng nghe, quan tâm và tin rằng việc chúng được đành giá như thế nào quan trọng hơn đặc điểm tính cách thực sự của chúng. Những đứa trẻ này khi lớn lên cũng có nguy cơ phải chịu đựng những căng thẳng, lo lắng, rối loạn tâm lý và sẵn sàng hy sinh tất cả để đạt được những mục tiêu cao.
Bài viết này sẽ giúp bạn nhận ra các đặc điểm của cha mẹ có thể ảnh hưởng thực sự đến tâm lý của trẻ.
1. Khiến con sợ nhưng cũng yêu cầu con phải luôn yêu thương bố mẹ
Ở những gia đình phụ huynh có đặc điểm tính cách này, trẻ thường phải đoán tâm trạng của bố mẹ bằng tiếng chìa khóa rơi hay tiếng bước chân. Chúng luôn phải ở trong trạng thái sợ hãi và e ngại. Những bố mẹ này thường cảm thấy tức giận và bị xúc phạm vô cùng nếu lòng tốt của họ bị nghi ngờ và thông thường hay nói với con những câu kiểu như: “Bố/mẹ đã làm mọi thứ vì con mà con vẫn vô ơn như thế đấy!”
2. Bắt con cái phải chia sẻ mọi trách nhiệm nhưng không trao quyền cho con
Ở một số gia đình, bố mẹ bắt con cái của họ cùng chia sẻ những trách nhiệm. Chia sẻ ở đây có nghĩa là nếu bố uống nhiều rượu, con sẽ tin rằng chính vì những lúc chưa ngoan của mình đã làm bố phả tìm đến rượu để bình tĩnh lại. Sau này, trẻ cũng sẽ bị kéo vào những lùm xùm của người lớn, bị bắt phải nghe những than phiền của bố mẹ, làm quen với một tình huống phức tạp và học cách đặt mình vào vị trí của bố mẹ, giúp đỡ, tha thứ và an ủi. Không may thay, trong nững trường hợp như thế, trẻ thường lại không có quyền nêu lên quan điểm của chúng.
3. Kỳ vọng quá nhiều vào con nhưng lại coi thành tích của con là hiển nhiên
Rất nhiều bố mẹ luôn hy vọng con mình đạt được những thành tích tốt nhất và phấn đấu hết sức nhưng những thành tích của trẻ lại bị coi như là điều hiển nhiên. Những lời bình luận chê bai hay mang tính xem nhẹ những gì con làm được hoàn toàn có thể hủy hoại cuộc sống của trẻ bởi chúng khiến trẻ lớn lên tin rằng chúng luôn luôn là nỗi thất vọng của bố mẹ.
4. Yêu cầu con phải mở lòng với bố mẹ nhưng không ngần ngại chê cười con
Những phụ huynh “xấu” thường bắt con mình phải luôn thật lòng và thỉnh thoảng còn khiến con cảm thấy tội lỗi nếu không muốn chia sẻ cảm xúc của chúng. Thế nhưng rồi sau này họ lại dùng chính những điều con đã chia sẻ với mình để trách móc hay chê cười con. Có 2 tình huống có thể xảy ra là:
Video đang HOT
- Tất cả họ hàng, hàng xóm và nhiều người khác đều biết về những gì mà con chia sẻ với bố mẹ và bố mẹ thì thấy điều này không có gì là sai cả.
- Đứa trẻ cho bố mẹ cơ hội để mắng hay đưa ra những lời bình luận về mình.
5. Hay đề cập đến thất bại và thiếu sót của con
Một đứa trẻ càng thiếu tự tin thì lại càng dễ kiểm soát. Vì thế những bố mẹ “xấu” thường đề cập đến những thất bại hay thiếu sót của trẻ và thường là họ sẽ bình luận về vẻ ngoài của con bởi đó là một trong những chủ đề nhạy cảm nhất. Thậm chí nếu không có một thiếu sót rõ ràng nào, những kiểu ông bố bà mẹ này cũng sẽ tự nghĩ ra.
Những bố mẹ như thế này tạo nên phức cảm tự ti cho con và họ không muốn nhìn thấy con mình thử những điều mới và thành công.
6. Muốn con thành công nhưng không giúp đỡ con
Đây là kiểu bố mẹ muốn con mình thành công nhưng không quan tâm con sẽ làm điều đó như thế nào. Ví dụ, họ mong muốn con họ xây dựng được một sự nghiệp thành công, chỉ miễn là con sẽ không bao giờ rời xa nhà. Kiểu phụ huynh “xấu” sẽ chỉ vui mừng vì thành tích của con mình vì 2 lý do chính:
- Họ thích khoe khoang về thành công của con để người khác phải ghen tị.
- Con cái thành công sẽ đảm bảo một cuộc sống tốt hơn cho bố mẹ.
7. Muốn con làm theo ý mình nhưng nếu con thất bị thì lại đổ lỗi cho con
Trong trường hợp này, bố mẹ thường coi con như một đồ vật: họ tự tạo những kế hoạch của họ và hi vọng con họ sẽ làm theo những kế hoạch đó. Thế nhưng họ lại không quan tâm về hậu quả của sự kiểm soát thường trực như vậy, họ khiến con phải nghĩ rằng nếu có chuyện gì xảy ra thì cũng là lỗi của con.
8. Muốn con luôn nghe lời và ở bên cạnh cha mẹ
Trong những gia đình lành mạnh, phụ huynh sẽ giúp trẻ độc lập và tự sống cuộc sống của riêng con. Nhưng bố mẹ “xấu” không bao giờ muốn con họ rời đi nhưng lại luôn muốn con thấy rằng nhà cửa, tiền bạc và đồ ăn là thuộc về bố mẹ. Bất kì sự lựa chọn hay chống đối nào đều sẽ bị phớt lờ trong những trường hợp như vậy. Vậy những bố mẹ kiểu này thực sự muốn gì? Họ muốn những đứa con vô cùng nghe lời phải luôn ở bên cạnh họ.
9. Luôn nhắc con về những ân huệ bố mẹ đã trao cho
Những phụ huynh kiểu này cho con thứ gì đó mà con thực ra không cần nhưng nếu con từ chối sẽ lại vô cùng bực bội. Trẻ bắt đầu suy nghĩ rằng “Chắc bố mẹ chỉ muốn có người ở bên cạnh và cảm thấy mình có ích”. Vì thế, trẻ sẽ nhận lấy sự giúp đỡ, cảm ơn bố mẹ và đưa lại cho bố mẹ cái gì đó để đáp lại. Nhưng sẽ không có một kết cục tốt đẹp bởi vì bố mẹ sẽ luôn luôn nhắc con cái những “ân huệ” mà họ đã làm cho con. Rốt cục trẻ sẽ bị biến thành những tù nhân:
- Nếu trẻ từ chối sự giúp đỡ từ bố mẹ: Trẻ cảm thấy rằng từ chối giúp đỡ từ một người thân là vô lễ.
- Trong trường hợp trẻ nhận sự giúp đỡ của bố mẹ: Trẻ cảm thấy rằng chúng phải biết ơn bố mẹ và phải luôn sẵn sàng giúp đỡ lại bất cứ lúc nào.
10. Bắt con tin tưởng bố mẹ nhưng luôn can thiệp vào đời sống riêng của con
Đối với những phụ huynh “xấu”, sẽ không có những khái niệm như cuộc sống riêng tư hay không gian cá nhân cho con. Nếu con cái cố tạo ra không gian và lãnh thổ riêng, những phụ huynh này sẽ buộc tội con là không tin tưởng họ. Và con họ cũng thường phải trả lời những câu hỏi như “ Sao con không rửa cái cốc đó đi?” hay “Sao con lại phí tiền vào cái thư rác rưởi đó chứ?”. Những bố mẹ kiểu này không tôn trọng cuộc sống và những quyết định cá nhân của con họ.
Nguồn: Brightside
Theo Helino
Bạn đọc viết: Cha mẹ cần chuẩn bị tốt tâm thế cho con trước khi vào lớp 1
Các bậc cha mẹ ai cũng mong con thành công trên con đường học vấn. Chính vì điều đó, mà ngay từ khi con vừa kết thúc bậc học mẫu giáo thì cũng là lúc cả gia đình đồng hành việc học cùng con trẻ cho bậc học đầu tiên: bậc Tiểu học và lớp học đầu tiên: lớp 1.
Nhưng không phải những ai làm cha mẹ cũng định hướng đúng ngay từ ban đầu. Hai câu chuyện sau sẽ chứng minh điều này.
Một ngày đẹp trời, tôi gặp một phụ huynh gần 40 tuổi, gương mặt thoáng nét u buồn. Tuy chưa quen nhau bao giờ nhưng tự nhiên chị này bắt chuyện và giãi bày tâm sự. Tôi lắng nghe mà lòng nhiều nuối tiếc và đầy cảm thông.
Chị kể rằng chị có hai cháu nhỏ, một cháu đang chuẩn bị vào lớp 1 và một cháu lên 3. Nhưng khổ nỗi đứa con trai đầu mỗi khi nhìn thấy sách vở là kêu đau đầu. Sự việc diễn ra trong một thời gian dài, hôm rồi chị quyết định dẫn cháu đi khám, bác sĩ cho biết cháu mắc chứng rối loạn tiền đình.
Chị kể đến đây, sự đau khổ hiện rõ trên khuôn mặt buồn bã của chị. Chị bảo: "Cứ tưởng chứng rối loạn tiền đình chỉ có ở phụ nữ sau sinh do mất ngủ và chịu nhiều stress, ai ngờ con chị còn quá bé thế mà đã bị bệnh này hành hạ." Mỗi khi chứng kiến con lên cơn đau, chị dằn vặt bản thân mình kinh khủng.
Kể xong, chị buông tiếng thở dài như kêu gọi sự đồng cảm. Tôi lặng người đi vì chưa bao giờ nghe trẻ nhỏ bị chứng bệnh này bao giờ.
Chị kể tiếp, khi nhìn thấy con đau như vậy, chị vô cùng hối hận và ăn năn vì đã thiếu sự chuẩn bị tâm lí cho con từ trước. Được biết, những năm cháu học mẫu giáo (đặc biệt là hai năm cuối của bậc học này), chị không hề cho con làm quen với sách vở, với cách học để chuẩn bị cho năm học lớp 1. Chị chủ quan, chị nghĩ rằng "tới đâu hay tới đó" hay chờ "nước tới chân rồi mới nhảy". Để rồi thời gian gần đây, chị bắt con học liên tục, từ học thêm Toán, Tiếng Việt đến học luyện chữ..., Ngoài ra ở nhà, ông bà cùng với vợ chồng chị cứ thấy mặt cháu là lại bắt ép cháu vào phòng học bài liên tục.
Đến bây giờ, hậu quả cháu gánh chịu là bị chứng rối loạn tiền đình hành hạ - một chứng bệnh không thể điều trị trong một sớm một chiều.
Mọi người làm mẹ có mặt ở đây, nghe câu chuyện của chị mà ai cũng thầm trách móc chị sao lại suy nghĩ và hành động nông nỗi như thế.
Có người còn nói chua cay hơn "Trẻ con chứ có phải siêu nhân đâu, cái gì cũng phải bắt đầu từ từ chứ. Sao lại dồn dập và tạo tâm lí nặng nề trong việc học của con như thế?".
Trẻ "luyện chữ" trước khi vào lớp 1 (ảnh minh họa)
Nghe câu chuyện của chị mà lòng tôi thấp thỏm lo lắng và nhẹ nhàng khuyên chị. Trước hết, chị hãy theo liệu trình điều trị của bác sĩ về thuốc thang, chế độ dinh dưỡng và cho cháu nghỉ ngơi, hạn chế tiếp xúc với sách vở, học hành.
Thậm chí nếu được, chị nên sẵn sàng cho cháu học chậm một năm, không nhất thiết phải vào lớp 1 đúng tuổi. Trước mắt tập trung điều trị dứt điểm chứng rối loạn tiền đình ở trẻ, tránh để lại hậu quả đáng tiếc về thần kinh. Khi nào bệnh có dấu hiệu thuyên giảm chị hãy cho cháu tiếp xúc với sách vở theo cách vừa học vừa chơi.
Chị ấy nghe xong, gương mặt như bừng tỉnh và bảo rằng nhất quyết sẽ đồng hành cùng con trong hành trình gian khổ này. Câu chuyện của chị cứ làm người nghe day dứt.
Từ chuyện của chị phụ huynh này, tôi lại nghĩ đến cô bạn đồng nghiệp có con gái đang ở tuổi năm này chuẩn bị vào lớp 1 như cậu bé trên. Trong khi mọi cha mẹ đều đua nhau cho con học trước để vào năm học đỡ vất vả, thì cô bạn của tôi tự tin đến kì lạ trong việc tự dạy con ở nhà.
Cô đồng nghiệp này vạch ra kế hoạch cho con làm quen sách vở, bút thước, màu sắc, hình khối từ lúc cô con gái này lên 4 tuổi. Cô bạn của tôi cũng tìm hiểu kĩ những kiến thức có liên quan, những phương pháp cần thiết để dạy dỗ con gái.
Mỗi khi gặp bạn, tôi hay hỏi "Cậu không cho con bé đi học trước à?". Bạn tôi lắc đầu và trả lời dứt khoát " Mình tự dạy con mình được mà".
Nói như thế đủ biết rằng cô bạn của tôi đã chuẩn bị tốt tâm thế cho cô con gái nhỏ của mình. Trong thời gian đầu khoảng giai đoạn 4 tuổi, con bé đã biết đọc được hai mươi bốn chữ cái tuy còn chậm nhưng cũng ổn.
Sau một năm, dưới sự kèm cặp của " cô giáo mẹ", cô bé này đã đọc được các chữ khó hơn và làm được các bài toán hai chữ số. Hai mẹ con vừa học cùng nhau vừa cười đùa vui vẻ. Bạn tôi bảo "Hai mẹ con tôi đã sẵn sàng cho năm học mới - năm học đầu tiên của con."
Hai đứa trẻ trong hai câu chuyện trên có cùng độ tuổi nhưng phản ứng khác nhau khác nhau của hai bà mẹ trước khi con bước vào năm học đầu tiên đã dẫn đến tâm thế và suy nghĩ khác nhau.
Trẻ con luôn "như búp trên cành", búp này nở ra như thế nào tùy thuộc vào sự chăm sóc ươm mầm của các bậc cha mẹ. Vì thế, các bậc làm cha làm mẹ cần cân nhắc kĩ lưỡng và có phương pháp đúng đắn để những búp nở thành những bông hoa làm đẹp cho đời.
Thanh Thanh
Theo Dân trí
Chăm sóc con bằng cách dạy con tự chăm sóc chính mình Làm cha mẹ ai cũng muốn mang lại mọi thứ tốt nhất cho con. Nhưng đôi khi vì quá yêu thương con, chính cha mẹ lại lấy mất cơ hội được học kĩ năng tự chăm sóc bản thân của bé. Để tình yêu thương trở thành sự quan tâm, cha mẹ hãy dạy con cách chăm sóc chính mình. Điều này giúp...