Cha mẹ đừng đánh đồng cơn nóng giận với sự nghiêm khắc: Nếu không thể kìm chế khi dạy con học, hãy tìm dây trói tay mình lại!
Giận quá mất khôn là khi chúng ta không thể kiểm soát được bản thân mình, còn nghiêm khắc là khi chúng ta giáo dục con có phương pháp, mục tiêu rõ ràng, và không mất kiểm soát.
Thi thoảng trên facebook cá nhân của tôi, lại có người đăng một link bán hàng vui vui trên trang thương mại điện tử đình đám. Mặt hàng được bán là “roi mây dùng khi dạy con học, mua 1 tặng 1, chỉ 28 ngàn”. Các cha mẹ nô nức comment bên dưới “nửa đùa, nửa thật” rủ nhau đặt mua. Và không hiểu vì lý do gì, càng vào kì học online, bài đăng đó càng được share rộng rãi, kèm với đó là dày đặc những than thở về “tình cảm gia đình sứt mẻ” mỗi khi dạy con học.
Có bao giờ cha mẹ có thời gian ngẫm nghĩ lại, rằng tại sao bản thân mình lại dễ “điên tiết” khi kèm cặp con chuyện học hành chưa? Thử để ý mà xem, câu chúng ta thường hay quát lên với tông giọng khiến hàng xóm cách đó 10 mét có khi cũng giật mình, đó là: “Dốt quá, dễ như thế cũng không hiểu!”.
Con học online, nhiều cha mẹ căng thẳng và mất kiên nhẫn. (Ảnh minh họa)
Mỗi người để làm quen với công việc có 1-2 tháng thử việc. Những đứa trẻ cũng cần ít nhất 1-2 tháng để thích nghi với năm học mới
Chúng ta mất kiên nhẫn khi giảng đi giảng lại một kiến thức mà mặt con vẫn cứ ngơ ngác (và sợ sệt). Thiếu nghiệp vụ sư phạm, thiếu kiến thức tâm lý, căng thẳng với đủ áp lực cuộc sống, hầu như rất ít cha mẹ đặt mình vào vị trí của đứa con mới sống 6, 7 năm trên đời. Chúng ta không hiểu rằng tất cả những dòng chữ, những phép toán, kiến thức mà cha mẹ thấy hiển nhiên “chưa nghĩ đã ra” là vô cùng mới mẻ, thử thách với con trẻ.
Làm phép so sánh dễ hiểu, thì việc một đứa trẻ bắt đầu năm học mới cũng giống như người lớn thử việc ở 1 công ty mới. Cha mẹ hãy nhớ cái cảm giác lo lắng đến không ngủ nổi vào những ngày đầu tiên nhận việc, cảm giác căng thẳng trước những thử thách chưa từng gặp trong đời, cảm giác lạ lẫm khi xung quanh thật nhiều người mới… Thì tâm trạng bồn chồn của con cái chúng ta cũng tương tự như thế, áp lực đè lên thân hình và bộ não bé nhỏ cũng nhiều tương đương như thế.
Mỗi người để làm quen với công việc có 1-2 tháng thử việc. Những đứa trẻ cũng cần ít nhất 1-2 tháng để thích nghi với năm học mới. (Với học sinh lớp 1, chuyển cấp thì có khi còn hơn). Những người đồng nghiệp tốt, lãnh đạo tốt sẽ tạo ra môi trường lành mạnh, thân thiện, thách thức vừa đủ để “lính mới” có thể nhanh chóng bắt kịp công việc và làm quen với văn hóa công ty.
Tương tự, ngôi trường tốt, giáo viên tốt, cha mẹ đủ thấu hiểu cũng sẽ cố gắng tạo cho học sinh một môi trường giàu lòng nhân ái, kỉ luật vừa đủ, kích thích đúng tầm để các con có thể hứng thú với con đường học tập, trở thành một con người có đạo đức, lòng tin và ý chí.
Chuyện học tập của con cái không thể thiếu sự đồng hành của cha mẹ, nhất là trong thời điểm học trực tuyến như hiện nay. Thế nhưng, thật đáng buồn là không nhiều cha mẹ đủ (ít nhất là) lòng kiên nhẫn.
Phần kiến thức bổ sung, ôn lại bài chưa hiểu, nộp bài tập… trong thời kì bình thường hầu hết do giáo viên đảm nhận giờ “trút” phần nhiều lên phụ huynh. Cộng với những áp lực trong lúc dịch bệnh hoành hành khiến thời gian kèm con học trở thành “bi kịch gia đình”. Khi cơn giận nổi lên, nhiều cha mẹ không còn là mình. Và rồi nhiều câu chuyện đáng buồn đã xảy ra, và hậu quả chẳng thể nào cứu vãn…
Tôi vẫn còn nhớ câu chuyện thật 100%, về một ông bố đăng tải một bức ảnh ngồi dạy con học. “Đây là cách giúp tôi kiên nhẫn ngồi hướng dẫn con làm bài tập về nhà”- lời chia sẻ của anh gửi kèm đã gây chấn động dư luận. Con trai anh đang học lớp bốn tại một trường tiểu học. Mỗi lần kèm con làm bài tập, giảng mãi con không hiểu, anh cảm thấy bất lực và trở nên nóng giận.
Video đang HOT
Thỉnh thoảng, bình tâm suy nghĩ, anh nhận ra cách làm của mình khiến con gần như không có tuổi thơ. Anh tìm cách kiểm soát cảm xúc, bình tĩnh và tránh vô tình làm tổn thương con. Anh quyết định nhờ vợ trói tay mình lại.
Anh nói mình chia sẻ bức ảnh, không bàn đến chuyện đúng sai, chỉ muốn nói lên rằng đừng vì 1 phút nóng giận mà trút bạo lực lên con. Xét cho cùng, anh cũng chỉ mong con mình lớn lên thành người tốt. Vài năm nữa, bố mẹ rồi chẳng đủ kiến thức để kèm dạy con mình.
Mỗi phụ huynh chúng ta, không chỉ lúc dạy con, mà trong cả cuộc sống thật sự cần cho mình một “sợi dây trói tay” như vậy. Chúng ta là cha mẹ, không có nghĩa là được quyền làm tổn thương con cái dù bằng lời nói hay hành động. Nỗi đau bị cha mẹ bạo hành không gây ra hậu quả to lớn ngay lúc đó, cũng sẽ đeo đẳng đứa trẻ đến mãi mãi về sau, trở thành vết thương tâm lý khó có thể chữa lành.
Khi bị nhiếc móc, con cảm thấy oan uổng, sợ hãi, uất ức. Khi bị đánh đập, con sẽ bị đau đớn, tàn tật. Còn bản thân cha mẹ nếu nổi nóng cũng có thể phải gánh chịu những hệ lụy nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe.
Nói thì đơn giản, để thực hành sự kiên nhẫn đó, phụ huynh cũng cần nghiêm túc nhìn nhận vấn đề và luyện cách kiểm soát bản thân, kiểm soát cơn giận.
Một số gợi ý phụ huynh có thể tham khảo như sau
Trước khi cùng con học hay làm bất cứ điều gì, hãy giữ cho tâm lý được thoải mái : Hãy đi tắm, giũ bỏ mọi mệt mỏi cơ thể và thư giãn đầu óc trước khi dạy con. Khi cha mẹ có tâm trạng thoải mái thì những sai sót của con dễ được thông cảm hơn
Đừng cầu toàn : Đừng đòi hỏi con quá nhiều thì sẽ đỡ được cảm giác nóng giận bực mình, vì trẻ nhỏ đương nhiên không thể hiểu nhanh bằng người lớn.
Nhận diện cơn giận : Nếu cảm thấy mình bắt đầu mất kiểm soát, bố mẹ hãy hít một hơi thật sâu và đếm đến 10, sau đó bạn hãy bước sang phòng khác, uống 1 cốc nước và nhìn ra cửa sổ. Bạn sẽ thấy bất ngờ khi chỉ một vài phút đó cũng khiến sự bình tâm đến rất nhanh.
Cuối cùng, bố mẹ nên tự nhắc nhở mình về điều quan trọng nhất : Đó là chỉ cần con được mạnh khỏe, bình an lớn lên đã là một điều hạnh phúc lắm rồi. Nhớ kỹ điều quan trọng, chúng ta sẽ sống đơn giản hơn, bớt kì vọng vào con hơn, dễ thông cảm với con. Và con cũng hiểu được cảm xúc và tình yêu cha mẹ dành cho mình. Và bạn tin không, khi đó việc học hành của con sẽ trở nên suôn sẻ hơn rất nhiều!
Làm thế nào để 'dạy con trong hoang mang'
Dạy con như thế nào cho đúng luôn là câu hỏi đầy trăn trở với những người đang giữ vai trò làm cha làm mẹ.
Tìm lối giữa rừng: phương pháp "tự chuyển hoá" khi dạy con
Dạy con như thế nào cho đúng luôn là câu hỏi đầy trăn trở với những người đang giữ vai trò làm cha làm mẹ. Câu hỏi đó cứ trở đi trở lại trong mỗi giai đoạn cuộc đời đứa trẻ và không ngừng nảy sinh những vấn đề mới. Nhiều khi khiến người lớn loay hoay, bối rối. Nhiều khi khiến người lớn nhức nhối, tự mâu thuẫn với chính mình. Nhất là, trong xã hội đang vận động một cách đa dạng, phức tạp ngày nay, nỗi trăn trở đó ngày một phình to.
Mà không chỉ có trăn trở. Trong bối cảnh toàn cầu hoá, những quan niệm và phương pháp giáo dục của phương Đông, phương Tây, truyền thống, hiện đại đối thoại, đan xen, tiếp biến nhau. Các bậc cha mẹ vốn đã nhiều băn khoăn, giờ lại thêm "hoang mang" trước rừng ý niệm giáo dục. Chúng ta nên lựa chọn hướng đi nào giữa khu rừng ấy? Có cây kim chỉ nam nào để định hướng hay không? Quyển sách Dạy con trong hoang mang (tập 1) của tác giả Lê Nguyên Phương là một người đồng hành đáng tin cậy giữa khu rừng ấy.
Làm thế nào để dạy con trong hoang mang là câu hỏi trăn trở với không ít phụ huynh.
Với kinh nghiệm của một nhà khoa học nghiên cứu chuyên sâu về tâm lý, đồng thời, giữ vai trò tham vấn tâm lý học đường trong hai mươi năm qua tại các trường học ở Mỹ, tiến sĩ Lê Nguyên Phương khát khao chia sẻ cái nhìn và cảm nhận của mình trước các vấn đề mà cha mẹ ngày nay thường gặp phải trong quá trình giáo dục con. Theo tác giả, điểm mấu chốt mang đậm tính triết lý, đồng thời, đòi hỏi các bậc phụ huynh phải thực nghiệm để đạt được hiệu quả tốt khi dạy con chính là "sự chuyển hoá chính bản thân mình" của mỗi một người lớn để tác động, "chuyển hoá" đứa trẻ.
Nguyên lý trung tâm này sẽ trở thành kim chỉ nam, vận hành trí tuệ và tâm lý con người để cùng hướng đến mục tiêu lớn lao nhất: giúp cho mỗi đứa trẻ thành một con người tích cực, một con người hạnh phúc trong suốt cuộc đời quý giá của mình.
Những ngộ nhận trong tri thức dạy con
Để tìm ra lối đi, Lê Nguyên Phương "gấp bội" nỗi hoang mang của chúng ta lên lần nữa. Phải chăng con cái đạt được thành công là mục đích tối thượng? Chỉ số thông minh là giá trị để đánh giá một đứa trẻ? Người nhớ nhiều kiến thức là người giỏi nhất? Khi trẻ con làm được điều gì đáng khích lệ, thì chúng ta khen "con giỏi" là đúng? Những thủ khoa trên ghế nhà trường sẽ luôn luôn là "thủ khoa" trên đường đời? Càng suy ngẫm trước nhiều câu hỏi, ta càng đạt đến "tri kiến", càng đỡ "hoang mang".
Bằng những câu chuyện có thật gây xao động và suy tư, cùng với những lập luận khoa học, thuyết phục, tác giả khiến chúng ta phải tự soi ngắm lại chính mình: cách quan niệm về cuộc đời, mục tiêu sống, cách thế sống,... để từ đó, mới xác lập được phương pháp giáo dục con cái hiệu quả. Cái chết của cậu học trò (thuộc diện học sinh ưu tú trong trường) vì lo âu, sợ hãi, trầm cảm dẫn đến hành vi tự vẫn do áp lực học tập là lời cảnh tỉnh cho toàn xã hội về những cuộc đua thành tích đã tước đoạt niềm vui trong trẻo của trẻ thơ.
Tiến sĩ Lê Nguyên Phương - tác giả quyển sách.
Thành công của đứa trẻ phải đi liền với niềm hạnh phúc mà đứa trẻ cảm nhận được, chứ không phải chỉ là hạnh phúc của cha mẹ. Và thông điệp mà tác giả đưa ra thực sự khiến chúng ta phải ngẫm nghĩ: "Hãy giúp các em tự tìm định nghĩa cho hạnh phúc và lý tưởng của riêng mình. Vì không ai có thể bình an với một thành công không có bóng dáng của hạnh phúc. Và vô nghĩa" (trang 55).
Xây dựng những phẩm chất cho đứa trẻ
Bên cạnh đó, tác giả cũng chỉ ra những thiên kiến dễ gây lệch lạc trong việc định hình và phát triển một con người. Việc đề cao đến mức tuyệt đối hoá chỉ số thông minh (IQ) khiến cho chúng ta quên mất chỉ số cảm xúc (EQ) cũng như những khả năng, phẩm chất khác của con người và tạo ra hệ thống phân loại trẻ em chỉ dựa trên IQ. Việc khen ngợi "những cuốn từ điển sống", "cuốn tri thức bách khoa sống" đã duy trì sự xưng tụng khả năng ghi nhớ (cấp độ tư duy đầu tiên trong tháp tư duy của con người, chẳng hạn như thang Bloom, bao gồm 6 bậc: ghi nhớ, thông hiểu, áp dụng, phân tích/ tổng hợp, đánh giá, sáng tạo).
Từ đó, chúng ta quen biến mình thành những "cái bị sách" chứa kiến thức do người khác tạo ra hơn là thực hành và sáng tạo tri thức. Do đó, tụng ca IQ sẽ giam nhốt đứa trẻ vào niềm kiêu hãnh định mệnh về trí thông minh hoặc nỗi mặc cảm có tính số phận về chỉ số IQ thấp và không còn muốn phấn đấu để vươn lên. Cũng như vậy, tung hô trí nhớ sẽ bào mòn năng lực sáng tạo của đứa trẻ và tuyệt đối hoá lối học từ chương.
Khen con cũng cần phải suy ngẫm
Còn về khen thưởng thì sao? Nhận định của tác giả về việc cha mẹ thường xuyên khen con giỏi cũng gây ra tác hại có lẽ sẽ khiến chúng ta ngạc nhiên và tò mò. Tại sao khen lại gây ra sai lầm? Và "khen con phải lối" là khen như thế nào? Tiến sĩ Lê Nguyên Phương cho rằng, việc khen con giỏi thường xuyên, quá đà hoặc mang tính hình thức sẽ gây ra sự tự mãn, mất động lực phấn đấu, thậm chí thờ ơ, vô cảm với lời khen. Bởi vậy, tác giả cũng như nhiều nhà nghiên cứu tâm lý trên thế giới cho rằng cần khen con trẻ đúng mực, thực chất và tạo ra sự khuyến khích để thúc đẩy trẻ.
Thay vì khen giỏi, chúng ta có thể thay bằng những từ ngữ khác như "con đã nỗ lực để hoàn thành việc này", "con đã cố gắng rất nhiều để đạt được mục tiêu". Bởi lẽ, từ "giỏi" mặc định năng lực sẵn có và khi đứa trẻ tự thấy mình không giỏi ở khía cạnh nào đó, đứa trẻ sẽ dễ dàng bỏ cuộc. Còn khi trẻ thấy "nỗ lực", "cố gắng" cũng là một phẩm chất, và là phẩm chất rèn luyện được, có tính quá trình, có thể sở đắc, trẻ sẽ phấn đấu hết mình vì mục tiêu.
Những mô thức giáo dục con trẻ
29 bài viết trong tập sách này là 29 suy tư, chiêm nghiệm và giải pháp để nuôi dạy trẻ. Nhiều vấn đề khác nhau được đề cập trong cuốn sách: nuôi con thế nào giữa thế giới công nghệ, làm sao để bước ra khỏi tâm thức kỳ thị người khuyết tật, người làm những công việc thường bị xem là "hèn kém", làm sao để tạo ra môi trường tự do, bình đẳng thực sự cho đứa trẻ về giới tính, tâm lý, cảm xúc, trí tuệ, sở thích,... Và các mô thức ở bài cuối cùng (tác giả tiếp thu từ lý thuyết của Diana Baumrind) đã khái quát hoá các xu hướng nuôi dạy con mà chúng ta thường chứng kiến, trải nghiệm trong các gia đình: lối độc đoán (authoritarian), lối nuông chiều (permissive hay indulgent), lối phó mặc (uninvolved), lối từ nghiêm (authoritative). Trong đó, lối từ nghiêm (cha mẹ vừa uy nghiêm để tạo ra nề nếp, vừa từ bi để nâng đỡ, chia sẻ với con cái) được tác giả cổ xuý.
Sự dấn thân can đảm của người làm cha mẹ
Người Việt Nam thường có câu: "Nuôi con đã khó, dạy con còn khó hơn". Quả thực, những ai đã trải nghiệm vai trò làm cha, làm mẹ đều thấm thía nỗi khó ấy. Nhưng thử thách nào cũng có hương mật ngọt ở cuối hành trình, nếu chúng ta thực sự nỗ lực và tận tâm vì mục đích mình hướng tới. Việc nuôi dạy một đứa trẻ thành người tử tế và hạnh phúc luôn là niềm vui lớn lao với mỗi người cha, người mẹ. Vì vậy, đừng ngần ngại dấn bước vào rừng, bởi trong rậm rạp của đời, mỗi người sẽ tìm ra lối đi giúp mình tự trưởng thành, và giúp hậu duệ của mình trưởng thành.
Các đoạn trích dẫn
"Phụ huynh hãy tự chuyển hoá mình để giáo dục con. Hãy hoá giải những khổ đau trong tâm hồn mình, tăng trưởng trí tuệ trong não mình, và chú tâm hơn trong sinh hoạt hàng ngày của mình".
"Con em chúng ta không phải là phương tiện để chúng phải hy sinh làm vật thí nghiệm và lối giải toả cho tham vọng, sợ hãi, mặc cảm của chúng ta".
"Lối dạy con theo kiểu độc đoán có thể xây dựng nên những đứa con lễ phép và biết vâng lời. Nhưng hậu quả tiêu cực có thể thấy ngay là sự tức giận, bất mãn và uất ức của con cái khi chúng bị đàn áp để tuân phục".
"Chúng ta có thể mong con không phải khổ cực trong mưu sinh như chúng ta, nhưng không nên biến chúng thành những đền bù cho những gì chúng ta chưa làm được".
"Hãy giúp các em tự tìm định nghĩa cho hạnh phúc và lý tưởng của riêng mình. Vì không ai có thể bình an với một thành công không có bóng dáng của hạnh phúc. Và vô nghĩa".
"Nỗi sợ hãi thường trực trong xã hội khiến cho việc giao tiếp giữa người và người trở nên giả dối. Chúng ta sẽ không chỉ đánh mất sự chân thật với mọi người mà còn cả với chính mình".
Mẹ Hà Nội nuôi 2 con gái đỗ Đại học Harvard chia sẻ bí quyết rèn con từ bé: Trời mưa như bão cũng dứt khoát làm điều này Cách dạy con của nữ bác sĩ Lã Thanh Hà nhận được nhiều lời ngợi khen của các bậc phụ huynh. Ngoài vai trò là bác sĩ da liễu nổi tiếng ở Hà Nội, chị Lã Thanh Hà còn được nhiều phụ huynh ngưỡng mộ bởi giỏi nuôi dạy con. Nếu thường xuyên đọc các tin tức giáo dục trong nước, ắt hẳn...







Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Vạch trần chiêu trò diễn kịch của "Dương Quá tai tiếng nhất showbiz" để đấu với vợ cũ
Sao châu á
13:14:24 11/04/2025
Sao Việt 11/4: Chi Bảo đưa vợ và con đi ngắm hoa anh đào ở Nhật Bản
Sao việt
12:55:40 11/04/2025
Hé lộ ảnh hậu trường toé máu của Kay Trần trong phim kinh dị "Dưới đáy hồ"
Hậu trường phim
12:51:48 11/04/2025
Bé Sóc như một duyên mệnh mà ông Trời đã ban cho vợ chồng ca sĩ Tùng Dương
Nhạc việt
12:36:12 11/04/2025
Đi mua nhẫn cưới nhưng rơi mất tiền, chàng trai may mắn nhận tin bất ngờ
Netizen
12:34:56 11/04/2025
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình sắp thăm Việt Nam
Tin nổi bật
12:32:31 11/04/2025
Thấy tôi dẫn bạn gái lớn hơn 14 tuổi về nhà, mẹ tức giận tới mức ngất xỉu
Góc tâm tình
12:23:45 11/04/2025
Có nên dùng viên uống chống nắng để bảo vệ làn da khỏi tia UV?
Làm đẹp
12:18:00 11/04/2025
EU sẵn sàng dùng các biện pháp thương mại mạnh nhất với Mỹ
Thế giới
12:13:29 11/04/2025
Ronaldo đổi vệ sĩ sau khi gia đình bị đe dọa, người được thuê lại khiến cả nhà "hoảng sợ"
Sao thể thao
11:53:18 11/04/2025