Cha mẹ đang đưa tay đẩy con ra xa mình
Cẩu thả trong lời ăn tiếng nói với con, “quăng” con cho công nghệ, không tập thói quen đọc sách từ bé cho con… Chính phụ huynh đưa tay đẩy con ra xa mình.
Những lời cảnh báo trong giáo dục con trẻ đã được đặt ra tại buổi tọa đàm với chủ đề “Mẹ con ta là tri kỷ” diễn ra tại TPHCM.
Đẩy con xa mình
Bà Lương Phương Mai, hiệu trưởng Trường Mầm non BabyBees Phúc Long bày tỏ phụ huynh đang có xu hướng “buông” con cho công nghệ. Khi ăn thì mở tivi, hoạt hình cho con; cần làm việc hay tám với bạn bè thì… thả con chiếc điện thoại, ipad cho xong.
Các nhà giáo dục chia sẻ về cách làm bạn với con
Bố mẹ quên mất việc cần tiếp xúc với con, chơi với con, nhìn vào mắt con, vui buồn cùng con. Và đó là cách đẩy con ra khỏi mình nhanh nhất, nguy hại nhất.
Cố vấn giáo dục Trịnh Thị Phương Thảo, từng dạy học ở Mỹ cho hay bà còn thấy một thực trạng nhiều gia đình hiện nay “khoán” con cho giúp việc. Người giúp việc đưa đón, ăn ngủ, giao tiếp với trẻ nhiều hơn bố mẹ.
Chính điều này có thể dẫn đến việc giáo dục trẻ bị “lệch pha” với những giá trị truyền thống của gia đình và rất khó để “cứu chữa”.
Video đang HOT
Dạy con: Không cần làm điều vĩ đại
Trên hành trình nuôi dạy con, không ít phụ huynh theo đuổi hoặc tự trách mình không thể làm được những điều to tát, vĩ đại cho con. Đó có thể là phải kiếm tiền nhiều tiền hơn, học trường tốt hơn, đồ dùng đắt tiền hơn…
Thế nhưng, ít ai tỉnh táo để nhận ra đó không hẳn là điều đứa trẻ cần. Thứ những đứa trẻ cần hơn chính là được “thụ hưởng” cho mẹ một cách chất lượng nhất.
Dành thời gian, trả nghiệm cùng con là cách giáo dục giáo dục con trẻ hiệu quả nhất. (Ảnh minh họa)
Rất nhiều người ra ngoài khéo léo, vui vẻ, ăn nói cẩn trọng nhưng đổi lại, với con lại rất cẩu thả, thiếu tôn trọng. Theo bà Trịnh Thị Phương Thảo, mỗi phụ huynh cần tiết chế, thận trọng trong lời ăn tiếng nói với con. Qua giao tiếp với bố mẹ, chính là cách trẻ học và nhìn nhận về cuộc sống, sự việc một cách mạnh mẽ nhất.
Cha mẹ cần dành thời gian chất lượng cho con trẻ. Hãy tận dụng mọi cơ hội để trò chuyện, trải nghiệm cuộc sống cùng con từ những điều bình thường, giản dị nhất.
“Dù phụ huynh dù bận rộn đến mấy thì trong ngày cũng cần duy trì bữa ăn tối với đầy đủ các thành viên. Qua các câu chuyện, qua ánh mắt, nụ cười…, chúng ta sẽ biết con mình như thế nào và con cũng sẽ biết tâm trạng bố mẹ. Đó chính là sự gắn kết, chia sẻ”, bà Thảo nhấn mạnh.
Quá trình trải nghiệm, đồng hành cùng con, bà Thảo lưu ý phụ huynh cần luôn biết cách khuyến khích, khen ngợi khi trẻ làm tốt và giải thích vấn đề khi trẻ hoàn thiện mình… để tạo niềm tin cho con trẻ.
“Làm bạn với con là một điều rất hạnh phúc, nhất là khi con tin tưởng mình. Nhưng rất nhiều bố mẹ chúng ta chạy theo những mục tiêu khác bỏ lỡ điều này quý giá này trong cuộc đời”, bà Thảo cảnh báo.
Người Việt “chơi” điện thoại, người Mỹ đọc sách
Tại buổi giao lưu, bà Trịnh Thị Phương Thảo nói rằng: “Ở phi trường, nhóm nào xúm đầu vào điện thoại, ipad thì hầu hết đó là người châu Á. Còn người yên tĩnh ngồi đọc sách thì dễ thấy đó là châu Âu hoặc người Mỹ”.
Dạy mầm non ở Mỹ 6 năm, mới đầu bà Thảo cũng từng ngạc nhiên khi thấy giáo án trong trường mầm non ở Mỹ luôn có giờ đọc sách vì nghĩ… trẻ tuổi đấy biết gì mà đọc. Và bây giờ thì bà đã hiểu, tại sao một đứa trẻ 6 – 7 tuổi, sau khi biết chữ các em lại có thể cầm sách đọc say mê đến thế.
Ở Mỹ, người mẹ khi có bầu đã rất ý thức đến việc đọc sách cho con từ trong bụng, đọc sách cho con trước khi đi ngủ, khi ngồi trong ghế ăn dặm…
Bà Thảo tin rằng, đọc sách là cách hiệu quả nhất để nuôi dưỡng tâm hồn trẻ. Nếu cha mẹ tạo thói quen này cho con chắc chắc sách có thể “ngăn” sự xâm chiếm tiêu cực từ công nghệ.
Hoài Nam
Theo Dân trí
Trẻ dưới 18 tháng tuổi ít được tiếp cận các trường mầm non
Hiện nay, các trường mầm non (MN), đặc biệt là các trường MN ngoài công lập phát triển nhanh, góp phần giải quyết nhu cầu gửi trẻ của các bậc phụ huynh. Tuy nhiên, hầu hết các trường mới chỉ đáp ứng nhu cầu gửi trẻ trên 18 tháng tuổi, mà chưa chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên để tiếp nhận trẻ dưới 18 tháng tuổi.
Trường Mầm non tư thục Vườn Mặt Trời (TP Thanh Hóa) nhận trẻ từ 18 tháng tuổi trở lên.
Theo số liệu của Sở Giáo dục và Đào tạo, năm học 2018-2019, toàn tỉnh có 679 trường MN, trong đó có 653 trường công lập, 26 trường tư thục (tăng 7 trường so với cùng kỳ năm học trước). Tổng số trẻ MN đến trường đạt 67,63% so với số trẻ trong độ tuổi (tăng 0,9% so với cùng kỳ năm học trước), trong đó số trẻ đến trường chỉ đạt 26,1%; số trẻ mẫu giáo đến trường là 96,1%. Theo tìm hiểu của chúng tôi chỉ có một vài trường nhận trẻ từ 15-18 tháng tuổi, không có trường nào nhận trẻ từ 3-15 tháng tuổi. Theo điều lệ trường MN quy định, các cơ sở giáo dục MN phải tổ chức thực hiện nuôi dưỡng, chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em từ 3-72 tháng tuổi theo chương trình giáo dục MN của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Như vậy, trên thực tế các trường MN hiện nay chưa thu nhận hết trẻ ở độ tuổi nhà trẻ và chủ yếu nhận trẻ ở 18-24 tháng tuổi trở lên, chưa đáp ứng nhu cầu gửi trẻ 3-18 tháng tuổi của phụ huynh.
Giải thích về việc khó tiếp nhận trẻ có độ tuổi dưới 18 tháng tuổi, cô giáo Nguyễn Thị Mười, Hiệu trưởng Trường MN Trường Thi B (phường Trường Thi, TP Thanh Hóa), cho biết hiện nay theo chủ trương của ngành thì ưu tiên phổ cập trẻ MN 5 tuổi trước. Để có sự tiếp nối cấp học thì độ tuổi ưu tiên tiếp theo là 4 tuổi, 3 tuổi sau đó mới đến độ tuổi nhà trẻ. Cũng theo cô Mười, trong quá trình dạy các cháu từ 18-24 tháng thì nhà trường cũng có những khó khăn nhất định. Độ tuổi này các cháu nhỏ, sức đề kháng rất yếu, khả năng tự phục vụ của các cháu chưa tốt. Để bảo đảm an toàn trong việc chăm sóc lớp nhà trẻ thì nhà trường cũng đã phải lựa chọn những giáo viên có thâm niêm công tác và có nhiều kinh nghiệm. Do đó, trường chưa nhận trẻ ở độ tuổi dưới 18 tháng tuổi.
Trong khi trường công lập chưa sẵn sàng việc tiếp nhận độ tuổi nhà trẻ do đang tập trung vào phổ cập cho trẻ ở độ tuổi 3-5 tuổi thì các trường ngoài công lập cũng có những khó khăn riêng. Cô giáo Phan Thị Hiền, Hiệu trưởng Trường MN tư thục Họa Mi (phường Điện Biên, TP Thanh Hóa) chia sẻ: Việc nhận trẻ dưới 18 tháng tuổi rất khó khăn cho các trường công lập và tư thục bởi khi nhận độ tuổi này đòi hỏi các trường phải có sự đầu tư tương đối lớn về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên và môi trường. Bởi, đối với trẻ ở độ tuổi càng nhỏ, không gian, môi trường quanh trẻ cần tuyệt đối an toàn, đồng thời đòi hỏi đội ngũ giáo viên phải có nhiều kinh nghiệm và có kiến thức chuyên môn tốt.
Theo quy định, nhóm trẻ độ tuổi 3-12 tháng tuổi, mỗi lớp 15 trẻ; 12-24 tháng tuổi, 20 trẻ/lớp. Mỗi lớp nhà trẻ được bố trí 2,5 giáo viên/nhóm lớp hay 1 giáo viên nuôi dạy 6 trẻ từ 3 đến 12 tháng tuổi hoặc 8 trẻ từ 13 đến 24 tháng tuổi hoặc 10 trẻ từ 25 đến 36 tháng tuổi. Có thể thấy, số lượng giáo viên theo quy định là hơi ít so với số trẻ và số lượng công việc ở mỗi lớp, đặc biệt là lớp trẻ độ tuổi 3-18 tháng tuổi. Do trẻ ở độ tuổi nhỏ thì đòi hỏi sự tỉ mỉ của người giáo viên. Tìm hiểu tại các trường MN, hầu hết các trường sắp xếp từ 2-4 giáo viên/lớp trẻ 18-24 tháng tuổi. Trường MN tư thục Vườn Mặt Trời (phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa), mới thành lập từ năm 2016, được đầu tư cơ sở vật chất tương đối đồng bộ, được công nhận là trường đạt chuẩn độ 2 (năm 2018), mỗi nhóm lớp mẫu giáo có từ 30-35 trẻ/lớp, được bố trí 2-3 giáo viên; nhóm nhà trẻ 18-24 tháng tuổi có 20-25 trẻ/lớp, được bố trí đến 4 giáo viên. Với cơ chế riêng như vậy nên mức học phí hàng tháng nhà trường đã phải thu là 1,35 triệu đồng với nhóm nhà trẻ (18-24 tháng); 1,15 triệu đồng đối với trẻ mẫu giáo. Cô giáo Nguyễn Thị Hải, Hiệu trưởng Trường MN tư thục Vườn Mặt Trời cho biết: Nếu tiếp nhận trẻ từ 3 tháng tuổi, số trẻ mỗi lớp ít hơn, lượng giáo viên đông hơn, học phí sẽ cao hơn và nhà trường phải đầu tư cơ sở vật chất nhiều hơn, an toàn hơn, chi phí cao hơn. Do đó, việc nhận trẻ từ 3-18 tháng tuổi cũng chưa được nhà trường thực hiện.
Thực tế cho thấy, các trường MN đều chưa đủ "can đảm" để nhận trẻ từ 3-18 tháng tuổi. Do đó, một số phụ huynh có nhu cầu gửi con trong độ tuổi này đều phải "ngậm ngùi" gửi con ở các nhóm lớp tư thục độc lập hay ở các nhóm trẻ gia đình. Chị Nguyễn Thị Hà, phường Tân Sơn (TP Thanh Hóa), cho biết: Gia đình tôi có nhu cầu gửi con từ 12 tháng tuổi, tuy nhiên không có trường MN nào nhận, do đó tôi phải gửi con tại nhóm lớp tư thục gần nhà. Không phải riêng chị Hà, mà không ít gia đình đã phải gửi con ở các nhóm lớp tư thục, do không có trường nào tiếp nhận. Qua tìm hiểu nhu cầu các phụ huynh, cho thấy nhu cầu gửi trẻ từ độ tuổi 3-12 tháng tuổi còn ít, nhưng nhu cầu gửi trẻ từ 12-18 tháng tuổi, đặc biệt là 15-18 tháng tuổi là không ít. Thiết nghĩ, để tạo mọi điều kiện huy động tối đa cho tất cả trẻ em trong độ tuổi từ 3 tháng đến 6 tuổi đều được tiếp cận với dịch vụ MN có chất lượng, ngành giáo dục cần mở rộng quy mô, số lượng và nâng cao chất lượng hệ thống các cơ sở giáo dục MN trên địa bàn, bảo đảm sự cân bằng trong thụ hưởng dịch vụ giáo dục MN cho mọi trẻ em, đáp ứng nhu cầu gửi con của các bậc phụ huynh.
Bài và ảnh: Thùy Linh
Theo baothanhhoa
Lan tỏa hiệu ứng tích cực Chương trình Phố sách Xuân Kỷ Hợi được tổ chức tại phố 19 tháng 12 (Hà Nội), là sự kiện mở đầu cho các hoạt động nhằm mục tiêu phát triển văn hóa đọc trên địa bàn TP Hà Nội trong năm 2019. Ảnh minh họa Nhìn vào kết quả tổ chức Phố sách Xuân Kỷ Hợi 2019 (và các năm trước) cũng...