Cha mẹ châu Á chi tiền, ép con đua thành tích

Theo dõi VGT trên

Nhiều phụ huynh ở các nước châu Á mạnh tay chi tiền, ép con cái học hành từ nhỏ với hy vọng chúng sẽ thành tài. Song điều đó vô tình tạo áp lực lớn khiến con trẻ tổn thương.

Trước kỳ thi giữa kỳ, mẹ của Wen Zi Xu (11 tuổi, Thành Đô, Trung Quốc) hỏi xem con trai đặt mục tiêu về điểm số thế nào. Cậu đáp 100 điểm cho môn tiếng Anh, 95 trở lên với môn Toán và trên 80 đối với tiếng Trung – môn yếu nhất.

Song mẹ Zi Xu không vừa lòng, bà nói như vậy là “chưa đủ”. Cậu bé 11 tuổi tỏ ra sợ sệt: “Nhưng nếu con hứa được 85 điểm mà không đạt thì mẹ sẽ mắng con. Nên từ từ để con cố được không ạ?”.

Biết mình nghiêm khắc, nhưng bà mẹ cho rằng còn có nhiều phụ huynh “không bao giờ chấp nhận dù chỉ một lỗi nhỏ của con trẻ trong các kỳ thi”.

“Họ yêu cầu con phải đạt 100 điểm. Một số người thậm chí còn đánh đập chúng nếu không đạt được con số đó”, bà Feng Ji kể.

Để tìm hiểu xem phụ huynh sẽ làm gì để đạt được kỳ vọng với tương lai của con, The Family Affair có series phóng sự theo chân các gia đình tại các nước châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines, Singapore và Hàn Quốc.

Họ nhận thấy cha mẹ khắp các nước châu Á vật lộn để trả lời cho câu hỏi: “Làm thế nào để con cái đạt được thành công?”, rồi mắc kẹt trong cuộc đua thành tích.

Cha mẹ châu Á chi tiền, ép con đua thành tích - Hình 1

Cha mẹ Wen Zi Xu không muốn con phạm lỗi dù là nhỏ nhất trong các kỳ thi.

Mạnh tay chi tiền

Với trường hợp của Wen Zi Xu, cha mẹ theo sát cậu từ khi còn nhỏ. Chưa đầy 1 tuổi, Zi Xu đã tập bơi. Trước năm lên 3, cậu bắt đầu học tiếng Anh. Từ năm 3-6 tuổi, cậu học piano. Mẹ cậu cho biết con trai đã học bóng chày trong một thời gian dài.

Lên lớp 3, Zi Xu làm quen với lập trình máy tính và học về công nghệ sáng tạo.

Cha mẹ cậu bé 11 tuổi đã chi khoảng 1 triệu nhân dân tệ (144.500 USD) cho các hoạt động giáo dục của con.

“Chúng tôi định nhân lúc cháu còn ít tuổi, cho nó học nhiều loại hình khác nhau để tìm ra điểm mạnh và phát triển. Giáo dục sớm chính là một sự đầu tư”, bà Feng cho hay.

Là đứa con duy nhất trong nhà, Zi Xu hiểu rằng mọi người đang “cuống cuồng hết lên” để lo cho mình.

“Mọi người đều hy vọng biến cháu thành người giỏi nhất. Cha từng nói nếu không phải đầu tư tiền cho chuyện học của cháu, cả nhà đã được ở trong một căn biệt thự cao cấp và lái ôtô hạng sang”, cậu kể.

Cha mẹ châu Á chi tiền, ép con đua thành tích - Hình 2

Zi Xu được học bơi, chơi đàn piano, tiếng Anh từ khi còn nhỏ.

Wen Ju, cha của Zi Xu, hiện kinh doanh quảng cáo trực tuyến, muốn con trai tham gia vào lĩnh vực công nghệ vì tin rằng trí tuệ nhân tạo sẽ thay thế công việc của con người trong tương lai gần.

“Tôi cho rằng việc này phải được tiến hành càng sớm càng tốt. Nếu thằng bé bắt đầu muộn, nó không thể theo kịp tốc độ phát triển chóng mặt”, người đàn ông 41 tuổi cho hay.

Video đang HOT

Từ năm lên 8, con ông đã dành 10 tiếng mỗi ngày để tham gia các lớp học liên quan đến công nghệ.

Bà nội cậu không giấu được sự tự hào: “Thằng bé đã tham gia nhiều cuộc thi và lần nào cũng giành giải thưởng”.

Nhưng mẹ cậu thì không. “Bây giờ việc vào được trường cấp 2 tốt quan trọng hơn cả. Có thứ hạng cao mới là thứ đang quan tâm”, mẹ Zi Xu nói.

Cha mẹ cậu bé bất đồng quan điểm. Trong khi một người muốn con có nhiều thời gian thư giãn và khám phá, người kia lại cố lấp đầy lịch trống của cậu với các lớp học thêm, ngay cả trong ngày chủ nhật.

“Trong tương lai, thằng bé có thể không phải người có điểm số cao nhất lớp. Nhưng nó có thể phát huy thế mạnh để cạnh tranh”, cha Zi Xu nói với vợ mình.

Nhưng mẹ cậu khăng khăng bản thân đang vạch ra “thực tế tàn khốc”: “Mọi đứa trẻ đều có cùng điểm xuất phát. Chúng có cùng lượng thời gian. Con chúng ta chưa đủ chăm chỉ. Cứ so sánh nó với những đứa trẻ khác đang miệt mài phấn đấu từng ngày, từng giờ mà xem”.

Nhưng một thực tế rõ ràng là Zi Xu đang mệt mỏi và cố phản ứng lại với sự ép uổng từ gia đình.

“Cháu trông có vẻ hoạt bát và vui vẻ. Nhưng sâu bên trong, cháu vô cùng áp lực với chuyện học hành và hàng đống thứ chuyện khác. Chúng làm cháu thấy bất an”, cậu bày tỏ.

Chạy theo tham vọng của con

ỞSingapore, cậu bé 9 tuổi Keane Yap hiểu rõ thế nào là một lịch trình kín đặc. Song đó là điều cậu muốn: Được đứng trong lớp hàng đầu, trở thành người nổi tiếng, một ngôi sao đa tài, có thể hát, nhảy và diễn xuất.

Lịch trình mỗi ngày của cậu đều kín mít. Thứ 2 học wushu, thứ 3 môn Toán và học diễn xuất 1-1, lớp luyện nói và luyện giọng vào thứ 4, thứ 5 là lớp tiếng Trung, học bơi và học hát ngày thứ 6.

Cha mẹ châu Á chi tiền, ép con đua thành tích - Hình 3

Cậu bé 9 tuổi Keane Yap hiểu rõ thế nào là một lịch trình kín đặc.

Mẹ của cậu, Celine Yap, từng là nhân viên tổ chức sự kiện, đã quyết định ở nhà để dành thời gian cho con từ khi cậu mới 5 tuổi.

Hết lòng ủng hộ mơ ước của con, Celine Yap đã trở thành người quản lý kiêm lái xe, giúp cậu xây dựng hồ sơ cá nhân và đưa cậu đi tham gia vô số buổi chụp hình và các show thời trang.

Đến nay, Keane Yap đã tham gia 35 dự án, từ đóng quảng cáo đến phim truyền hình như Lion Mums, giành được nhiều giải thưởng trong các cuộc thi hát quốc tế như Liên hoan Âm nhạc Quốc tế Hong Kong.

Mỗi tháng, gia đình đã chi hơn 2.000 SGD (1.450 USD) cho các lớp học của Keane. Mẹ cậu coi đây là khoản đầu tư “quan trọng”. Bà cũng cố gắng hỗ trợ để Dawn, chị của Keane, trở thành ngôi sao ca hát khi cô còn nhỏ.

“Các cuộc thi sẽ củng cố sự tự tin cho bọn trẻ. Tôi muốn chúng không sợ sân khấu và yêu thích biểu diễn. Đó là những kỹ năng mềm tôi đang cố trang bị cho con”, bà Yab nói.

Là một đứa trẻ cầu tiến, Keane còn muốn học tốt tại trường. Chỉ cần có lần bị 80 điểm tiếng Anh, cậu sẽ xin cha mẹ cho đi học thêm. “Lớp của cháu toàn những người thông minh. Hầu hết đều đạt 85 điểm trở lên. Đó mới là lớp nhóm đầu”.

Không muốn dừng bất cứ hoạt động biểu diễn nghệ thuật nào, nhưng khi điểm số các môn học giảm sút, cậu sẽ bị phạt. Mỗi tuần cậu chỉ còn được chơi game 5 tiếng, dưới sự giám sát của cha.

Biến con thành “nô lệ” cho ước mơ của mình

Không ép con phải có điểm số cao, nhưng Song Doo-hak (Hàn Quốc) lại kỳ vọng các con sẽ nối nghiệp. Người đàn ông 36 tuổi là tỷ phú tự thân và là nhân vật trẻ nhất từng đứng đầu một hiệp hội thương gia ở Hàn Quốc.

Sự nghiệp của anh bắt đầu với cửa hàng bánh mì kẹp được mở năm 2007.

Con gái lớn Yeon-ji (20 tuổi) và cô con thứ Eun-ji (16 tuổi) đều được nhận xét là “thần đồng” ở trường, từng giúp đỡ gia đình buôn bán từ nhỏ.

Cha mẹ châu Á chi tiền, ép con đua thành tích - Hình 4

Cha mẹ châu Á chi tiền, ép con đua thành tích - Hình 5

Cửa hàng làm ăn khấm khá nhưng khuôn mặt của các con của Song hiếm khi nở nụ cười.

“Năm cháu lên lớp 8, công việc ở cửa hàng rất bận rộn nên cháu phụ việc buôn bán nhiều hơn cả học. Cháu còn không có thời gian mà nổi loạn nữa”, Yeon-ji nói.

“Bạn bè cháu thường đi ngang qua cửa hàng. Thấy họ được chơi vui vẻ trong khi mình phải làm việc, cháu cũng muốn đi chơi. Nhưng cháu bận làm bánh mì”, cô gái 20 tuổi nói thêm.

Song thừa nhận vì quá chú trọng việc kiếm tiền, anh ít để tâm đến con cái. “Tôi không đưa các con đến công viên giải trí mà để chúng ở cửa hàng bánh mì. Tôi có thể cảm nhận từ biểu cảm của các thành viên trong gia đình rằng họ không hạnh phúc ngay cả khi chúng tôi ăn nên làm ra”, Song nói.

Không chỉ các con mà ngay vợ của Song, Kim Mi-ok, cũng không đồng tình khi họ đang “biến con thành nô lệ” cho giấc mơ làm giàu của mình.

“Thay vì dạy chúng đi đường tắt, sao không cho chúng nhiều lựa chọn hơn. Chúng ta là cha mẹ, đó là nghĩa vụ phải làm. Ngay cả khi anh ép chúng đi lối tắt, liệu đó có phải con đường đúng đắn không?”, Kim nói.

Nhưng theo anh, người chỉ đạt 100/400 điểm trong kỳ thi tuyển sinh đại học, học giỏi ở trường không phải con đường duy nhất để thành công.

“Tôi đang cố tạo ra một lối tắt cho các con. Nếu cùng nhau làm việc, một ngày nào đó chúng ta có thể mở cửa hàng cho cả hai đứa”.

Cha mẹ châu Á chi tiền, ép con đua thành tích - Hình 6

Cha mẹ khắp các nước châu Á vật lộn để trả lời cho câu hỏi: “Làm thế nào để con cái đạt được thành công?”, rồi mắc kẹt trong cuộc đua thành tích.

Quan điểm cực hay của 1 phụ huynh về thi và học trường chuyên, hóa ra lâu nay nhiều cha mẹ đang dạy con sai lầm

Câu nói cửa miệng của khá nhiều phụ huynh cũng như nhiều người trong xã hội khi nói về học chuyên luôn là "áp lực lắm, mất hết tuổi thơ".

Nói về áp lực học hành của con trẻ, dư luận xã hội thường nghĩ đến ngay nguyên nhân là do các trường chuyên tuyển sinh quá khó với những bài thi hóc búa. Để thi vào các trường chuyên, học sinh phải học và luyện thi quá khắc nghiệt. Mọi tội lỗi áp lực học hành dường như đổi lỗi hết cho trường chuyên, lớp chọn và cuối cùng là những kết luận xanh rờn: "Học thế thì mất hết tuổi thơ của con".

Trên thực tế, nhiều học sinh đỗ vào các trường cấp 2 chất lượng cao như Ams2 hay đỗ các trường chuyên cấp 3 thì lại cho rằng: "Đỗ được là học được" và vì sẵn có tố chất đam mê học hành nên mọi chuyện không quá khó khăn. Và càng không có chuyện các em "mất hết tuổi thơ", cả ngày cắm đầu học và thi như nhiều người nhận định.

Nhà bác học Albert Einstein từng nói rằng: "Ai cũng là thiên tài. Nhưng nếu bạn đánh giá một con cá bằng khả năng leo cây, nó sẽ sống suốt đời với niềm tin rằng nó là kẻ đần độn".

Như vậy, thi chuyên sẽ "đánh cắp tuổi thơ" của con khi bố mẹ "bắt cá leo cây". Nghĩa là, bố mẹ đặt kỳ vọng quá cao, bắt con phải thực hiện ước mơ của mình trong khi sức học của con không đủ để học và thi những bài toán khó, những bài văn nâng cao và khả năng tiếng Anh cũng chỉ ở mức bình thường, không xuất sắc.

Quan điểm cực hay của 1 phụ huynh về thi và học trường chuyên, hóa ra lâu nay nhiều cha mẹ đang dạy con sai lầm - Hình 1

Không có chuyện các em đỗ vào trường chuyên là "mất hết tuổi thơ", cả ngày cắm đầu học và thi như nhiều người nhận định. (Ảnh minh họa)

Có một cô bạn tôi tâm sự: "Hồi nhỏ, em không đỗ chuyên toán, cũng do hồi đó bố mẹ em là công nhân, không đủ điều kiện cho em đi học thêm như các bạn trong khu tập thể nên cấp 2 em chỉ được học trường làng, không được học chuyên toán và cấp 3 thi cũng thiếu nhiều điểm. Nên giờ em quyết "phục thù" đầu tư cho con ôn chuyên từ nhỏ".

Nhưng đáng tiếc, con trai bạn đó chỉ là một học sinh bình thường trong lớp từ tiểu học cho đến cấp 2, chưa bao giờ cháu được các cô chủ nhiệm đánh giá cao khả năng làm toán nổi trội trong lớp, chưa bao giờ là "cây toán" của trường và không được đi thi học sinh giỏi bao giờ.

Tôi thấy con bạn đó thích học tiếng Anh và khuyên cho con theo tiếng Anh. Nhưng phụ huynh đó cho rằng, là con trai thì phải học chuyên toán, không thích học chuyên Anh.

Vấn đề là mẹ thích, chứ không phải con thích. Và tôi chứng kiến cháu bé đó được mẹ cho theo học rất nhiều trung tâm luyện toán nổi tiếng của Hà Nội, học rất nhiều thầy cô luyện chuyên nhưng mùa thi vào trường THCS Hà Nội - Amsterdam năm ấy, cháu bé cũng chỉ được 3,5 điểm toán và điểm tiếng Việt cũng không đủ "cõng" điểm toán nên con bị trượt Ams2.

Nhưng cô bạn tôi vẫn không lùi bước, cấp 2, cô sắp xếp con vào lớp toán của một trường nổi tiếng Hà Nội, cậu bé vẫn chỉ là một học sinh bình thường trong lớp, thậm chí lên lớp 8, 9 còn "đuối". Cô bạn tôi vẫn cho rằng, ôn luyện vẫn có thể đỗ được chuyên toán cấp 3 nên cho con học thêm.

Nhưng mùa thi vào 10 năm đó, con vẫn trượt chuyên và cũng chỉ đỗ 1 trường cấp 3 bình thường. Ngay khi vào cấp 3, con trai bạn tôi không nghe mẹ nữa, chuyển qua học tiếng Anh mục tiêu thi vào ngành quản lý khách sạn.

Đầu năm lớp 12, cậu bé được 7.0 IELTS và ngay sau đó đăng ký vào 1 trường ĐH ở TP.HCM để học ngành quản lý khách sạn với xét tuyển thẳng học bạ, IELTS. Con đường vào đại học của con trai bạn tôi không có dấu ấn niềm kỳ vọng đỗ chuyên toán của con suốt 12 năm học phổ thông nhưng rất may con vẫn kịp thực hiện được ước mơ của mình.

Có rất nhiều phụ huynh như thế, luôn nuôi mộng con đỗ chuyên theo ý thích của mình, cho con đi học thêm hết lớp này đến lớp khác và khiến những năm học trên ghế nhà trường của con mình luôn áp lực và ám ảnh bởi điểm số, trường chuyên, lớp chọn. Đó chính là những phụ huynh mang giấc mơ của mình ra để "đánh cắp tuổi thơ của con".

Có rất nhiều phụ huynh nhắn tin, điện thoại hoặc đến gặp trực tiếp tôi nhờ tư vấn cho con thi chuyên Anh. Khi trao đổi kỹ, cho các con làm bài test tôi nhận thấy, các con học chưa vững cơ bản và không có đam mê, quyết tâm thi chuyên Anh khi đã lên lớp 9 thì khó có thể chinh phục mục tiêu đó. Tôi nói phụ huynh rằng, nên suy nghĩ lại, đừng bắt con ôn thi chuyên Anh trong "hoàn cảnh" hiện tại. Nhưng chỉ 30% phụ huynh suy ngẫm và nghe theo. Còn lại, đa phần vẫn cố xin và nhồi nhét con học thêm 1 lớp luyện chuyên Anh ở đâu đó với hy vọng con sẽ đỗ. Nhưng sau mỗi mùa thi chuyên, những học sinh như vậy không có "phép màu" nào, không đỗ chuyên trong niềm tiếc nuối của bố mẹ.

Quan điểm cực hay của 1 phụ huynh về thi và học trường chuyên, hóa ra lâu nay nhiều cha mẹ đang dạy con sai lầm - Hình 2

Khi con không có tố chất, không có đam mê, học luyện thi hết lớp nọ đến lớp kia thực sự là cực hình nhưng vì lý do con còn nhỏ, vì nếu phản đối sẽ bị mắng và "dập" ngay nên các con buông xuôi và cứ đi học như một cái máy mà kiến thức không vào đầu.

Những học sinh đó không thể có được niềm vui đi chơi thỏa thích, đánh ván cờ với bạn hay đi du lịch nhiều bởi lịch học thêm kín từ trong năm đến hè. Thậm chí, với nhiều nhà, hè là thời điểm vàng để học thêm các lớp mà trong năm học không có thời gian học.

Tại sao con bạn thích vẽ bạn lại ép con học tiếng Anh để thi chuyên Anh? Sao con bạn hát hay, bạn lại bắt con phải học toán thật giỏi? Sao con bạn thích viết văn, làm thơ, bạn lại bắt con phải học toán hay lý để thi chuyên bằng được? Khi con học tiểu học, bạn hãy cho con thỏa thích bộc lộ năng khiếu, sở thích của mình và cho con theo học những môn con yêu thích. Những môn toán, văn, tiếng Anh, hãy cho con học đạt mức cơ bản, nếu con thực sự không có tố chất, khả năng nổi trội để học nâng cao. Có như vậy, tuổi thơ của con mới không bị ám ảnh bởi điểm số.

Bạn có biết nhiều học sinh thành phố không bao giờ biết thế nào là niềm vui được tắm dưới mưa, được chơi một ngày thỏa thích không phải nghĩ đến bài vở?

Ở bất cứ trường, lớp nào khắp các tỉnh thành luôn có những em học sinh bị trầm cảm vì học, dù đó chỉ là số ít. Mỗi mùa thi chuyển cấp, nhiều học sinh phải đi khám bác sĩ tâm thần chỉ vì nỗi sợ hãi thi trượt. Tất cả có lỗi một phần do bố mẹ không hiểu sức con mình ở đâu để đồng hành, chia sẻ mà chỉ biết bắt con phải đỗ lớp nọ, trường kia giống "con nhà người ta". Đó thực sự là những em học sinh có "tuổi thơ bị đánh cắp".

* Bài viết thể hiện quan điểm của chị Nguyễn Thị Thanh Hải, tác giả sách "Cùng con bước qua các kỳ thi".

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Danh tính nam tài xế ô tô tránh xe máy, đâm bé gái tử vong ở Tuyên QuangDanh tính nam tài xế ô tô tránh xe máy, đâm bé gái tử vong ở Tuyên Quang
14:43:24 23/12/2024
Chìm phà chở 14 người ở Quảng Nam, nhiều xe máy bị rơi xuống sôngChìm phà chở 14 người ở Quảng Nam, nhiều xe máy bị rơi xuống sông
13:41:34 23/12/2024
Bão số 10 hình thành trên Biển Đông, tên quốc tế là PabukBão số 10 hình thành trên Biển Đông, tên quốc tế là Pabuk
14:35:11 23/12/2024
Nữ MC được Hoài Linh dẫn sang Mỹ: "Vợ anh ấy gọi điện khủng bố, xúc phạm tôi"Nữ MC được Hoài Linh dẫn sang Mỹ: "Vợ anh ấy gọi điện khủng bố, xúc phạm tôi"
15:40:46 23/12/2024
Vợ kém 7 tuổi của CEO mặc mốt giấu quần ra mắt họ hàng, tuyên bố không nấu ăn, không làm việc nhà sau khi kết hônVợ kém 7 tuổi của CEO mặc mốt giấu quần ra mắt họ hàng, tuyên bố không nấu ăn, không làm việc nhà sau khi kết hôn
17:32:17 23/12/2024
50 triệu người soi bằng chứng "thái tử phi" Trương Thiên Ái đang bí mật mang thai sau drama tình tay ba chấn động50 triệu người soi bằng chứng "thái tử phi" Trương Thiên Ái đang bí mật mang thai sau drama tình tay ba chấn động
16:27:48 23/12/2024
Camera ghi lại cảnh Dương Mịch bị bạn diễn quấy rối tình dục, thái độ của nữ diễn viên khiến 700 triệu người tranh cãiCamera ghi lại cảnh Dương Mịch bị bạn diễn quấy rối tình dục, thái độ của nữ diễn viên khiến 700 triệu người tranh cãi
13:44:43 23/12/2024
Thông tin bất ngờ vụ người phụ nữ với gương mặt sưng phù gào khóc trước cửa thẩm mỹ việnThông tin bất ngờ vụ người phụ nữ với gương mặt sưng phù gào khóc trước cửa thẩm mỹ viện
16:21:43 23/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Một Anh Trai Say Hi bật chế độ "tức giận" vì sự cố âm thanh

Một Anh Trai Say Hi bật chế độ "tức giận" vì sự cố âm thanh

Nhạc việt

19:41:28 23/12/2024
Sự tức giận của Quân A.P lại khiến các fan thích thú khi anh vẫn vô cùng dễ thương, tươi cười xử lý sự cố bằng cách nhanh chóng hát chay cùng khán giả.
Sau đêm gần gũi, chồng vứt vào mặt tôi cục tiền rồi buông một câu khiến tôi điếng người kinh ngạc

Sau đêm gần gũi, chồng vứt vào mặt tôi cục tiền rồi buông một câu khiến tôi điếng người kinh ngạc

Góc tâm tình

19:39:18 23/12/2024
Tôi chết đứng với câu nói của chồng. Không ngờ là vợ chồng bấy lâu nay anh lại nỡ nói tôi như thế này. Cưới nhau được 1 năm thì tôi có thai, hơn nữa còn là thai đôi.
Mở rộng điều tra vụ án tại Ban Quản lý khu kinh tế Dung Quất, loạt cán bộ bị khởi tố thêm tội danh

Mở rộng điều tra vụ án tại Ban Quản lý khu kinh tế Dung Quất, loạt cán bộ bị khởi tố thêm tội danh

Pháp luật

19:30:36 23/12/2024
Ngày 23/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Quảng Ngãi cho biết, liên quan vụ án Đưa hối lộ và Nhận hối lộ xảy ra tại tại Ban Quản lý Khu Kinh tế Dung Quất
Một trường ở TP.HCM chi gần 2 tỷ đồng thưởng Tết cho giáo viên

Một trường ở TP.HCM chi gần 2 tỷ đồng thưởng Tết cho giáo viên

Netizen

19:20:22 23/12/2024
Một trường tư thục tại TP.HCM chi gần 2 tỷ đồng để thưởng Tết Nguyên đán 2025 cho giáo viên, trong đó mức thưởng cao nhất là 40 triệu đồng/người.
Phát hiện ung thư xương từ dấu hiệu đau gót chân

Phát hiện ung thư xương từ dấu hiệu đau gót chân

Sức khỏe

19:18:54 23/12/2024
Sau khi chẩn đoán, bác sỹ Nga đã chỉ định bà C. phẫu thuật nạo vét ổ viêm và dùng kháng sinh. Tuy nhiên, do lý do bảo hiểm y tế, bà đã xin chuyển viện về tuyến trên để tiếp tục điều trị.
Vợ Quang Hải nhận mưa lời khen vì hành động lễ phép trên SVĐ, dáng vẻ chăm con hút luôn 5 triệu view

Vợ Quang Hải nhận mưa lời khen vì hành động lễ phép trên SVĐ, dáng vẻ chăm con hút luôn 5 triệu view

Sao thể thao

19:12:41 23/12/2024
Mới đây, nàng WAG Chu Thanh Huyền đăng tải khoảnh khắc hậu trường ở trận ĐT Việt Nam 5-0 Myanmar, khi cô nàng đưa con trai đến SVĐ Việt Trì cổ vũ cho Quang Hải và đội tuyển.
Hoa hậu Đẹp nhất châu Á 2009 tiết lộ lý do kết hôn ở tuổi 23 và cái kết sau 14 năm

Hoa hậu Đẹp nhất châu Á 2009 tiết lộ lý do kết hôn ở tuổi 23 và cái kết sau 14 năm

Sao việt

19:02:22 23/12/2024
Từ một người xa lạ, mình quyết định thành người thân, thành gia đình của nhau. Đó là lần mình được chủ động chọn người thân cho mình , nàng hậu nói.
1 sao nữ bị quay lén dưới váy ở nơi công cộng, phản ứng gây bão MXH

1 sao nữ bị quay lén dưới váy ở nơi công cộng, phản ứng gây bão MXH

Sao châu á

18:58:39 23/12/2024
Sáng 23/12, tờ Xportsnews đưa tin nữ diễn viên nổi tiếng Park Ha Sun tiết lộ cô từng bị quay lén khi đi thang cuốn ở ga tàu điện ngầm.
Mặc đẹp, sang dễ dàng với cặp đôi áo và chân váy

Mặc đẹp, sang dễ dàng với cặp đôi áo và chân váy

Thời trang

17:30:29 23/12/2024
Những ý tưởng mặc đẹp, sang mùa cuối năm có sự góp mặt của áo sơ mi cổ điển, áo tweed, chân váy dài... mang đến hình ảnh vừa lạ vừa quen.
Nga nỗ lực xử lý thảm họa môi trường sau sự cố tràn dầu ở Biển Đen

Nga nỗ lực xử lý thảm họa môi trường sau sự cố tràn dầu ở Biển Đen

Thế giới

17:10:46 23/12/2024
Sau vụ tràn dầu cũng ghi nhận hiện tượng cá heo nhảy lên bờ hàng loạt. Đây vốn là hiện tượng vô cùng hiếm xảy ra lâu nay ở vùng Krasnodar.
Hôm nay nấu gì: Bữa tối nhiều món ngon miệng lại ấm cúng

Hôm nay nấu gì: Bữa tối nhiều món ngon miệng lại ấm cúng

Ẩm thực

16:34:16 23/12/2024
Bữa tối nhiều món ngon miệng lại ấm cúng. Cả nhà mà được ngồi quây quần bên mâm cơm nóng hổi, thơm nức này trong mùa đông thì còn gì bằng.