Cha mẹ cần học hỏi trẻ điều này nếu muốn dạy con hạnh phúc
Cha mẹ dạy dỗ con cái và con cái học hỏi cha mẹ là điều hiển nhiên. Thế nhưng, chính bản thân cha mẹ cũng có rất nhiều điểm cần phải học hỏi ở trẻ nhỏ.
Một cuộc sống vui tươi, hạnh phúc của người lớn sẽ dễ dàng giáo dục nên những đứa trẻ vui tươi, hạnh phúc. Vậy thì cha mẹ cũng không nên bảo thủ, cần nhìn nhận lại con trẻ đúng nghĩa để học hỏi từ con.
Thể hiện bản thân một cách hồn nhiên
Trẻ em thể hiện bản thân một cách rất tự nhiên, thoải mái. Chúng thường không sợ nói những gì mình nghĩ trước đám đông. Chúng không sợ bị đánh giá về trí thông minh khi luôn nêu lên những thắc mắc về sự vật trên thế giới.
Và chính vì thế, chúng luôn là đối tượng phát triển rất nhanh vì luôn sẵn sàng tiếp thu những cái mới. Vậy, tại sao người lớn chúng ta cứ phải sợ bị soi xét đánh giá để rồi bỏ qua những cơ hội thể hiện, phát triển bản thân?
Tin tưởng vào người khác một cách vô tư
Có một sự thật phũ phàng là chỉ người trưởng thành mới có những suy nghĩ tiêu cực về cuộc sống và con người. Những va chạm, những kinh nghiệm cuộc sống đã tạo những vết sẹo trên lòng tin của chúng ta để có thể tin tưởng một cái gì đó tuyệt đối. Nhưng con trẻ thì không như vậy.
Chúng nhìn cuộc đời bằng một con mắt lạc quan nhất. Chúng nhìn được tất cả các điểm đặc biệt ở người đối diện bằng ánh mắt long lanh của sự ngưỡng mộ. Chúng không đánh giá ai đó xấu đi chỉ vì bộ quần áo luộm thuộm hay vì mái tóc lỗi thời. Chúng tin vào những điều mình nghĩ và những người mình gặp… Chính sự lạc quan này đã mang lại cho trẻ thơ niềm hạnh phúc giản đơn mỗi ngày.
Luôn mơ ước “siêu thực”
Cha mẹ đôi khi nực cười khi con nói “Con muốn trở thành Tổng thống của cả thế giới!”, “Con muốn thành phi hành gia bay vào vũ trụ”, “Con muốn xoá bỏ nạn nghèo và ô nhiễm môi trường”…
Video đang HOT
Những ước mơ lớn và có phần “siêu thực” của các bé lại phản ánh đúng nhất về sở thích và tính cách của trẻ. Và, cha mẹ nên nhớ, bạn cũng đã từng có những hoài bão to lớn như thế… Vậy từ khi nào ngọn lửa ước mơ của bạn chuyển từ bó đuốc Olympics sang que điêm lay lắt?
Hãy lấy hình ảnh ước mơ lớn của những đứa trẻ để làm động lực cho những khi bạn chần chừ trước quyết định thực hiện một điều bạn hằng ao ước nhé!
Cười nói hồn nhiên
Đã bao lâu rồi cha mẹ thực sự cười thoải mái như một đứa trẻ? Thật ngạc nhiên vì người lớn chúng ta cười vì nhiều lý do: vì vui, vì buồn, vì khó hiểu, vì ngại ngùng, hoặc thậm chí vì ai đó bạn cần lấy lòng đang buông một câu nói đùa tệ nhất mà bạn từng thấy. Nhưng khi trẻ em cười thì chỉ có một lý do duy nhất: vì bé thực sự thấy vui và hạnh phúc. Và chính nụ cười không gượng gạo đó giúp mang lại niềm vui không chỉ cho bản thân mà cho những người xung quanh.
“Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”, nhưng chỉ là “thuốc bổ” nếu bạn thật sự cười sảng khoái trong niềm vui và hạnh phúc.
Không bao giờ để bụng
Con trẻ có thể bị làm đau và bé có thể khóc rất to. Tuy vậy chỉ 5 phút sau, bé lại tiếp tục ôm bạn, cười với bạn như thể cơn đau chỉ là một khoảnh khắc thoáng qua.
Mặt khác, bạn có thể làm đau một người trưởng thành và người ấy nói rằng “Không sao đâu!”, và đến tận 5 năm sau người ấy vẫn để bụng sự kiện lần ấy, hoặc thậm chí lập mưu để bạn trải qua nỗi đau tương tự…
Hãy rộng lượng bao dung, chuyện to hoá nhỏ, chuyện nhỏ hoá không, để cuộc sống của bạn lúc nào cũng đơn giản và tươi đẹp như trong ánh mắt trẻ thơ.
Dạy con cần TRÁNH 6 thời điểm này, nếu không mọi lời của cha mẹ cũng chỉ như "nước đổ lá khoai"
Vi phạm 6 thời điểm này, mọi lời răn dạy của cha mẹ đối với con cái đều vô dụng.
Khi con không nghe lời, mắc lỗi, cha mẹ nào cũng rất khó chịu, bực bội. Nhiều phụ huynh nóng tính còn cho con ăn đòn roi luôn, vì nghĩ rằng như thế trẻ sẽ sợ, nhớ lâu và không tái phạm nữa. Việc phê bình trẻ có vẻ như là một việc rất nhỏ. Vì nó xảy ra hàng ngày, hàng giờ, ở nhà, ở lớp. Nhưng thực tế lại không hề nhỏ chút nào, bởi nếu người lớn không hiểu tâm lý trẻ, làm sai phương pháp dạy bảo sẽ khiến trẻ ấm ức, lâu dần tích tụ lại, sẽ dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực cho trẻ sau này. Các chuyên gia tâm lý đã chỉ ra rằng, có 6 thời điểm cần tránh khi dạy con. Nếu không, mọi lời răn dạy của cha mẹ cũng chỉ giống "nước chảy lá khoai".
1. Phê bình trong bữa ăn
Trung tâm nghiên cứu thanh thiếu niên Trung Quốc đã chỉ ra nghiên cứu, trẻ em bị chỉ trích trong bữa ăn là 1 trường hợp khá phổ biến. Nhiều cha mẹ có thói quen, cứ đến bữa ăn, khi cả nhà quây quần là lại dạy con cái. Bởi họ không có thời gian nào khác dành cho con. Cha mẹ nghĩ rằng cả nhà ngồi quây quần với nhau, con sẽ nhận được nhiều lời khuyên.
Tuy nhiên đây là 1 sai lầm. Hệ tiêu hóa của con người có mối liên hệ rất lớn với cảm xúc, chất lượng của cảm xúc cũng ảnh hưởng rất lớn đến hệ tiêu hóa.
Khi con bị chỉ trích trong bữa ăn, tâm trạng của trẻ sẽ không vui. Như vậy con sẽ ăn không ngon miệng. Thậm chí là không muốn nuốt nữa. 1 tâm trạng tồi sẽ ảnh hưởng đến nhiều việc khác. Nếu thường xuyên bị nghe mắng chửi, chỉ trích trong bữa ăn, có thể con còn bị đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa.
2. Phê bình con trước khi ngủ
Nhiều nhà khoa học đã chỉ ra rằng, khi giữ 1 tâm trạng buồn bực, không tốt đi ngủ, có thể dẫn đế những giấc mơ tồi tệ, giảm chất lượng giấc ngủ. Thậm chí là còn bị mất ngủ.
Khi muốn dạy bảo con, cha mẹ cần tránh những lúc trẻ chuẩn bị đi ngủ. Có nhiều trẻ sống nội tâm, con không thể hiện sự ấm ức, buồn bã cho bố mẹ biết, mà âm thầm thút thít khóc khi lên giường ngủ. Đứa trẻ bị chỉ trích trước khi đi ngủ sẽ cô đơn và buồn bã suốt đêm, có thể nghi ngờ tình yêu của cha mẹ dành cho mình. Con cần cảm giác an toàn, thảnh thơi, vui vẻ khi đi ngủ.
3. Phê bình con trước mặt người ngoài
Cha mẹ không nên phê bình con trước đông người, nhất là người ngoài. Càng không nên, tranh thủ sức mạnh của đám đông để uy hiếp, dạy dỗ con mình. Cha mẹ đừng nghĩ làm như vậy con sẽ xấu hổ mà không dám tái phạm. Bởi những điều đó chỉ khiến con tổn thương và nảy sinh ý định chống đối hơn mà thôi.
Những câu nói đại loại như: "Con tôi nó láo lắm", "không dạy bảo được", "càng lớn càng hư"... cộng với việc so sánh con với "con nhà người ta" trước mặt bạn bè, hàng xóm, họ hàng của đứa trẻ với hy vọng là bé tốt lên thì bạn đã phạm một sai lầm lớn. Bởi trẻ con cũng có sĩ diện, lòng tự trọng. Một khi chúng bị tổn thương, cảm thấy xúc phạm, con sẽ nảy sinh ý định chống đối.
4. Phê bình khi con ốm
Khi con ốm cần sự che chở, an ủi, vỗ về từ cha mẹ. Bởi tâm hồn trẻ vốn mong manh. Những lúc này mà cha mẹ cứ thao thao bất tuyệt chỉ trích, trách mắng sẽ chỉ làm tình trạng của con xấu đi mà thôi.
Khi trẻ đau yếu, chúng cũng chỉ quan tâm đến "cái đau" của mình. Việc cha mẹ không quan tâm, còn mắng chúng sẽ khiến trẻ đau khổ, sinh lòng uất hận và xa cách cha mẹ.
5. Chỉ trích khi con đã hối hận
Khi con đã biết mình sai và nói lời xin lỗi, cha mẹ hãy chấp nhận điều đó. Nếu cha mẹ tiếp tục phê bình, họ sẽ chỉ làm tổn thương trẻ nhiều hơn.
Hiệu ứng quá giới hạn cho chúng ta biết rằng sự kích thích quá nhiều, quá mạnh hoặc thời gian hành động quá lâu đều gây ra tâm lý vô cùng nóng nảy hoặc nổi loạn.
6. Dạy bảo khi tâm trạng con đang vui hoặc buồn
Khi trẻ đang vui, đừng dội cho con gáo nước lạnh. Chúng sẽ cảm thấy hụt hẫng, thất vọng. Còn cần sự khuyến khích, khích lệ hơn là những lời chỉ trích.
Cũng tương tự, khi tâm trạng con đang không tốt, cha mẹ đừng làm mọi việc trở nên tồi tệ thêm. Khi con buồn là lúc cần yêu thương, nếu cha mẹ không thể cho ấm áp mà chỉ trích tổn thương thì nỗi buồn của con sẽ nhân gấp bội.
Các triệu phú tự thân dạy con cái bài học về tiền bạc rất khác "người thường": Thật sự, cơ hội kiếm tiền có ở khắp mọi nơi! Chỉ cần biết quan sát, học hỏi và kết giao đúng người, tiền bạc tự khắc sẽ kéo tới. Trong một cuốn sách đã phát hành của Steve Siebold, "Secrets Self-Made Millionaires Teach Their Kids" (Tạm dịch: "Bí mật mà những triệu phú tự thân dạy con cái của họ), cựu vận động viên quần vợt chuyên nghiệp, diễn giả chuyên nghiệp, đồng...