Cha chỉ định thầu cho con: Truy tố 3 bị can, điều tra nhiều nhóm liên quan
Công an Đà Nẵng đề nghị Viện KSND tuy tố 3 bị can, mời nhiều người liên quan để làm rõ sai phạm trong vụ “Cha chỉ định thầu cho con” gây thiệt hại hơn 9 tỷ đồng.
Truy tố giám đốc gây sụt lún Khu tái định cư Hòa Liên
Ngày 24/4, Đại tá Trần Mưu, Phó Giám đốc Công an TP Đà Nẵng cho biết, trong vụ án ông Nguyễn Tuấn Anh (66 tuổi), nguyên Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Vật liệu xây dựng-Xây lắp và Kinh doanh nhà Đà Nẵng (thuộc Sở Xây dựng) bị khởi tố về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, công an đã mời thêm những người liên quan lấy lời khai để điều tra làm rõ.
“ Trong quá trình điều tra, chúng tôi phát hiện thêm dấu hiệu sai phạm của nhà thầu, giám sát và thi công nên cần phải điều tra thêm“, đại tá Mưu cho hay.
Trong vụ án này, đến nay Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Đà Nẵng gửi văn bản cho Viện KSND đồng cấp đề nghị truy tố 3 người về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
Ông Nguyễn Tuấn Anh, nguyên Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Vật liệu xây dựng-Xây lắp và Kinh doanh nhà Đà Nẵng.
Cụ thể, các bị can bị đề nghị truy tố là Nguyễn Tuấn Anh – nguyên Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Vật liệu xây dựng-Xây lắp và Kinh doanh nhà Đà Nẵng, Nguyễn Văn Bường (60 tuổi), nguyên Phó Tổng Giám đốc công ty và Hoàng Cung Thượng Hiền (54 tuổi), nguyên Trưởng phòng Dự án (DA).
3 bị can này đã thiếu trách nhiệm trong quá trình làm việc, gây gây sụt lún DA Khu tái định cư (TĐC) Hòa Liên 3, Hòa Liên 4 giai đoạn 2 (năm 2010-2011) và gây thất thoát ngân sách hơn 9,2 tỷ đồng.
Theo điều tra, tháng 9/2011, UBND TP Đà Nẵng có quyết định đầu tư hơn 105 tỉ đồng xây Khu TĐC Hòa Liên 3 diện tích 135.000m2.
Nguyễn Tuấn Anh ký hợp đồng giao Công ty B&R (Giám đốc là Phạm Văn Tiến) lập hồ sơ khảo sát, thiết kế, dự toán thi công hạ tầng kỹ thuật DA này.
Nguyễn Văn Bường, Hoàng Cung Thượng Hiền chịu trách nhiệm giám sát Công ty B&R nhưng không thực hiện, Nguyễn Tuấn Anh cũng không kiểm tra, không bổ sung phụ lục về khảo sát địa chất.
Đến giai đoạn thiết kế, xây dựng, các bị can cũng thiếu trách nhiệm kiểm tra khiến hồ sơ thiết kế thiếu căn cứ khoa học.
Dù không khảo sát nhưng Nguyễn Văn Bường vẫn ký xác nhận, nghiệm thu hồ sơ thiết kế các hạng mục san nền, đường giao thông, thoát nước.
Hậu quả, hồ sơ thiết kế không đảm bảo kỹ thuật nên khi thi công Khu TĐC Hòa Liên 3 sụt lún nghiêm trọng.
Trung tâm Giám định chất lượng xây dựng TP Đà Nẵng xác định nguyên nhân sụt lút do ê kíp của Nguyễn Tuấn Anh không yêu cầu Công ty B&R khảo sát địa chất, khi nghiệm thu không phát hiện hồ sơ thiết kế sai sót, thiếu kiểm tra giám sát nên không phát hiện sụt lún trong quá trình thi công, gây thiệt hại hơn 2,2 tỉ đồng.
Lập hồ sơ không căn cứ khảo sát thực tế
Đối với Khu TĐC Hòa Liên 4, ngày 14/5/2010, Nguyễn Tuấn Anh ký quyết định giao Công ty Tư vấn thiết kế miền Trung khảo sát công trình với 14 lỗ khoan (7 lỗ khoan cầu, 7 lỗ khoan đường), kinh phí hơn 402 triệu đồng.
Ngày 1/11/2011, Nguyễn Tuấn Anh ký hợp đồng giao Viện Quy hoạch Xây dựng TP Đà Nẵng thiết kế, dự toán san nền, giao thông, thoát nước, hạ tầng kỹ thuật DA này.
Một góc dự án Khu tái định cư liên quan đến sai phạm của ông Nguyễn Tuấn Anh và thuộc cấp.
Dù DA đã được Công ty Tư vấn thiết kế miền Trung khoan khảo sát, Nguyễn Văn Bường, Hoàng Cung Thượng Hiền đã ký biên bản nghiệm thu ngày 10/5/2011 nhưng không bàn giao kết quả cho Viện Quy hoạch Xây dựng.
Do thiếu kết quả khoan khảo sát, đơn vị thiết kế không đề xuất giải pháp xử lý nền đất yếu. Hoàng Cung Thượng Hiền biết việc lập hồ sơ không căn cứ khảo sát địa chất là trái quy định nhưng vẫn tham mưu Nguyễn Văn Bường ký nghiệm thu hồ sơ thiết kế.
Hậu quả, Khu TĐC Hòa Liên 4 giai đoạn 2 bị sụt lún, thiệt hại hơn 6,7 tỉ đồng. Tổng cộng, hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng của 3 bị can, khiến ngân sách thiệt hại hơn 9,2 tỉ đồng.
Kết luận của Thanh tra TP Đà Nẵng chỉ ra việc “cha chỉ định thầu cho con trai” trái quy định tại các dự án trên, gây xôn xao dư luận Đà Nẵng.
Cụ thể, Công ty Vật liệu xây dựng – Xây lắp và Kinh doanh nhà Đà Nẵng (bên mời thầu) chỉ định thầu trái quy định đối với 5 gói thầu tổng trị giá 3,4 tỷ đồng và tư vấn chọn nhà thầu là Công ty TNHH MTV thương mai dịch vụ Thuận Anh do ông Nguyễn Tuấn Thanh – con ruột ông Nguyễn Tuấn Anh – làm giám đốc.
Hậu quả của việc chỉ định thầu, thi công ẩu là cao trình hiện trạng các dự án hầu hết thấp hơn cao trình thiết kế được phê duyệt. Việc vi phạm các quy định trong khảo sát, thiết kế xây dựng dẫn đến sụt lún các công trình hạ tầng kỹ thuật, phải xử lý khắc phục với kinh phí hơn 30 tỷ đồng.
Video: Các khu tái định cư liên quan đến vụ ‘Cha chỉ định thầu cho con’ ở Đà Nẵng
XUÂN TIẾN
Gấp rút triển khai xây sân bay Long Thành
Ngoài việc khởi công xây dựng khu tái định cư, nhiều công đoạn khác của dự án Cảng Hàng không quốc tế Long Thành cũng đang được các đơn vị liên quan gấp rút thực hiện.
Ngày 20-4, UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức lễ khởi công xây dựng 2 khu tái định cư Lộc An - Bình Sơn. Đây là bước đi đầu tiên chuẩn bị cho việc thực hiện xây dựng sân bay Long Thành trong thời gian tới.
Cột mốc quan trọng
Theo UBND tỉnh Đồng Nai, khu tái định cư trên có diện tích 280 ha, nằm trên địa bàn 2 xã Lộc An và Bình Sơn thuộc huyện Long Thành. Tại đây, sẽ có tổng cộng hơn 5.000 lô đất, phục vụ khoảng 29.000 nhân khẩu. Ở khu tái định cư này, hạ tầng được thực hiện với tiêu chuẩn chất lượng cao, với các trung tâm hành chính - văn hóa - thương mại, trường học, chợ, cơ sở tôn giáo... "Hai khu tái định cư Lộc An - Bình Sơn là thành phần chính yếu trong tổng dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sân bay quốc tế Long Thành có tổng vốn thực hiện hơn 23.000 tỉ đồng được giao cho UBND tỉnh Đồng Nai làm chủ đầu tư" - UBND tỉnh Đồng Nai thông tin.
Ông Cao Tiến Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, khẳng định sẽ bàn giao nền tái định cư cho các hộ dân vào tháng 8 tới, đợt 1 sẽ có khoảng 700 hộ dân đầu tiên nhường đất cho dự án sân bay Long Thành di dời đến. Do vậy, đây được coi là dấu mốc quan trọng trong quá trình triển khai dự án đồ sộ này. Hồ sơ cũng cho thấy để thực hiện được dự án thành phần này, khối lượng công việc là rất lớn, chỉ riêng với khu đất xây dựng sân bay, tỉnh Đồng Nai đã thực hiện thu hồi hơn 5.000 ha đất, trong đó có hơn 3.000 ha thuộc các hộ gia đình, cá nhân.
Đơn vị thi công bắt tay vào xây dựng hạ tầng 2 khu tái định cư Lộc An - Bình Sơn theo tiêu chuẩn chất lượng cao ngay sau lễ khởi công
Hiện mức giá bồi thường cho người dân khu vực xây dựng dự án sân bay Long Thành phải giải tỏa cũng đã được phê duyệt. Theo đó, mỗi mét vuông được bồi thường mức giá cao nhất (chủ yếu ở các xã Long An, Long Phước, Bình Sơn) là 6,5 triệu đồng và thấp nhất (đất trồng cây, sản xuất) là 161.000 đồng. 1.800 ha (trong khoảng 5.000 ha) giai đoạn 1 đã được đo đạc xong, hiện bắt đầu chi trả tiền bồi thường cho dân.
Có mặt tại buổi lễ khởi công, anh Nguyễn Văn Thanh (hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án sân bay Long Thành) cho rằng với những gì đang diễn ra, bản thân anh và nhiều người trong xã rất phấn khởi vì sẽ sớm được an cư. "Tôi hy vọng sân bay Long Thành sớm hoàn thành và đi vào sử dụng, bởi nó sẽ mở ra cơ hội làm ăn cho nhiều người" - anh Thanh mong mỏi.
Đẩy nhanh hàng loạt công đoạn
UBND tỉnh Đồng Nai cho hay đến tháng 10-2020 sẽ bàn giao diện tích mặt bằng sạch khu vực 1.800 ha để phục vụ khởi công xây dựng sân bay giai đoạn 1. Phần còn lại sẽ phải được bàn giao cho chủ đầu tư vào quý II/2021. "Đến nay công tác giải phóng mặt bằng giai đoạn 1 đã hoàn thành, sẵn sàng để bàn giao" - lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai khẳng định. Ông cũng cho biết việc giải phóng mặt bằng của toàn bộ dự án, gần đây UBND tỉnh Đồng Nai có kiến nghị với Chính phủ về hạng mục rà phá bom mìn, áp khung chính sách bồi thường cho các dự án giao thông kết nối. Trong đó, theo UBND tỉnh Đồng Nai, việc tách hạng mục rà phá bom mìn phạm vi 5.000 ha thành tiểu dự án sẽ giúp tách bớt các công đoạn để khối lượng công việc gọn gàng hơn.
Riêng đối với kiến nghị áp dụng khung chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng cho các tuyến giao thông kết nối và các hạng mục tái lập hạ tầng ngoài ranh sân bay, theo UBND tỉnh Đồng Nai, phải giống khung chính sách áp dụng với khu vực thực hiện thu hồi đất để xây dựng sân bay thì quyền lợi người dân mới được bảo đảm. Ngoài ra, Đồng Nai cũng kiến nghị Chính phủ chấp thuận cho Công ty TNHH MTV Tổng Công ty Cao su Đồng Nai được thu hồi, thanh lý cây cao su do đơn vị này trồng, khi nhà nước thu hồi đất.
Ngoài đẩy nhanh giải phóng mặt bằng, một vấn đề khác luôn được tỉnh Đồng Nai quan tâm là việc xây dựng kế hoạch kết hợp đào tạo nghề cho người dân vùng dự án. Theo kết quả khảo sát nhu cầu đào tạo nghề của hơn 6.500 người (có độ tuổi từ 15 tuổi trở lên) trong vùng dự án sân bay Long Thành, có gần 1.500 người có nhu cầu đào tạo nghề, hơn 700 người có nhu cầu đi hợp tác lao động nước ngoài và hơn 2.400 người có nhu cầu vay vốn để hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trước mắt, tỉnh Đồng Nai đã tổ chức khảo sát các doanh nghiệp trên địa bàn 2 huyện Long Thành và Nhơn Trạch để phối hợp hỗ trợ. Ngoài ra, tỉnh phải phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải xây dựng kế hoạch nhân lực để phối hợp sử dụng trong quá trình xây dựng và khai thác sân bay, từ đó định hướng cho con em các hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi dự án chuẩn bị định hướng đào tạo, học tập để có thể làm việc tại sân bay và khu đô thị vệ tinh trong suốt quá trình xây dựng và cả khi đưa vào khai thác.
Đối với các vấn đề văn hóa tâm linh, tỉnh Đồng Nai cho biết cũng đã quan tâm đặc biệt trong giai đoạn nước rút này. Hiện 1.900 ngôi mộ trong khu vực dự án sân bay cần di dời và Đồng Nai đã cho xây dựng Nghĩa trang Bình An với diện tích 20 ha để phục vụ việc di dời các ngôi mộ. Đặc biệt, trong tổng dự án, có dự án thành phần 5 - tái lập hạ tầng ngoài ranh giới dự án sân bay, theo quy hoạch, các dự án tái lập hạ tầng ngoài ranh sân bay Long Thành sẽ được xây dựng gồm: 3 tuyến đường ngoài ranh sân bay với chiều dài tổng cộng hơn 19 km; khu trung tâm hành chính xã Bình Sơn; hạ tầng xã hội ấp 3, xã Bàu Cạn (trước đây là ấp 2, xã Suối Trầu); hệ thống đường điện trung - hạ thế; đều đang được đẩy nhanh thực hiện.
Định hình 3 phân vùng phát triển đô thị
Với việc xây dựng sân bay, trong quy hoạch vùng, huyện Long Thành cũng được định hướng đưa khu vực trung tâm trở thành đô thị loại III, với các đô thị Bình Sơn, đô thị Phước Thái và đô thị Long Thành (thị trấn Long Thành hiện hữu được mở rộng). Trong đó, đô thị Bình Sơn do nằm sát sân bay nên được định hướng thành đô thị sân bay, là trung tâm thương mại, dịch vụ, tài chính, logistics gắn liền sân bay, cũng là đầu mối giao thông của vùng.
Còn đô thị Phước Thái (xã Phước Thái hiện hữu, giáp huyện Tân Thành của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) sẽ là đô thị gắn liền với hoạt động cảng biển, là trung tâm vận chuyển hàng hóa, kho vận cấp vùng, nơi có các cảng biển Nhơn Trạch, Gò Dầu, Phú Xuân và cảng Phú Mỹ (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).
Ngoài ra, đan chéo với 3 khu vực định hướng đô thị trên là 5 phân vùng phát triển xác định bởi địa giới hành chính, các tuyến giao thông chính và địa hình tự nhiên như: vùng đô thị - công nghiệp phía Bắc sân bay; vùng đô thị hỗn hợp - sinh thái nông nghiệp phía Nam sân bay; vùng lâm nghiệp - du lịch sinh thái phía Đông Bắc; vùng sinh thái nông nghiệp công nghệ cao - đô thị xanh - thông minh phía Tây; vùng khu vực chức năng đặc thù sân bay.
Khi có sân bay, huyện Long Thành sẽ là đầu mối giao thông của khu vực, nằm ở vị trí cửa ngõ thông ra khu vực phía Bắc của Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, đồng thời là trung tâm kết nối 3 vùng Đông Nam Bộ, duyên hải miền Trung và Tây Nguyên, dày đặc mạng lưới giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy và hàng không kết nối với nhau.
Sẽ làm mới nhiều tuyến đường
Theo ông Cao Tiến Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, bên cạnh việc giải phóng mặt bằng, tỉnh cũng đang quan tâm và đẩy nhanh quy hoạch hệ thống hạ tầng giao thông phục vụ kết nối sân bay, tăng quy mô đầu tư, xây mới các tuyến đường.
Phối cảnh một góc sân bay Long Thành sau khi hoàn thành và đưa vào sử dụng
Dự án Cảng Hàng không quốc tế Long Thành có tổng mức đầu tư 336.630 tỉ đồng (tương đương 16 tỉ USD), xây trên diện tích 5.000 ha, công suất thiết kế 100 triệu hành khách và 5 triệu tấn hàng hóa mỗi năm, chia thành 3 giai đoạn, dự kiến hoàn thành toàn bộ dự án vào năm 2050. Sân bay Long Thành sẽ là cảng hàng không đạt cấp 4F - cấp cao nhất hiện nay.
Xuân Hoàng
"Nghẽn" GPMB hàng chục km qua Huế, tuyến cao tốc mới thi công gặp khó Ngoài khoảng 15km chưa bàn giao mặt bằng tại 5 điểm trên đoạn tuyến cao tốc Cam Lộ- La Sơn, tiến độ các khu tái định cư ở Hương Trà cũng chậm. Một đoạn tuyến cao tốc Cam Lộ- La Sơn qua TX Hương Trà đang được nhà thầu bóc phong hóa, đào đất thi công nền Ghi nhận của PV Báo Giao...