CH Síp xóa bỏ chương trình cấp hộ chiếu thông qua đầu tư
CH Cyprus (Síp) tuyên bố sẽ bãi bỏ chương trình cấp quyền công dân gây tranh cãi của quốc gia này sau cuộc điều tra của báo Aljazeera tiết lộ nhiều chính trị gia cấp cao tại các nước đổi đầu tư lấy hộ chiếu.
Theo tờ Aljazeera, trong một tuyên bố đăng trên Twitter bằng tiếng Hy Lạp ngày 13/10, Bộ Nội vụ và Tài chính CH Cyprus cho biết chương trình cấp quyền công dân thông qua đầu tư hiện tại sẽ bị bãi bỏ từ ngày 1/11.
CH Cyprus có các chương trình cấp quyền công dân gồm đầu tư ít nhất 2 triệu euro (2,32 triệu USD) vào bất động sản, vào các công ty đặt trụ sở và hoạt động tại quốc đảo này hoặc vào các quỹ đầu tư thay thế (AIF).
Ngoài ra, giới nhà giàu cũng có thể lấy visa cư trú dài hạn tại quốc đảo này với việc mua bất động sản trị giá ít nhất 300.000 euro (khoảng 350.000 USD), gửi ít nhất 30.000 euro (35.000 USD) từ nước ngoài vào một tài khoản ngân hàng và sẽ bị khoá trong vòng 3 năm, hoặc có thu nhập ở nước ngoài ít nhất 30.000 euro mỗi năm.
Đức hối thúc Thổ Nhĩ Kỳ kiềm chế các hành động tại Địa Trung Hải
Ngày 13/10, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas đã hối thúc Thổ Nhĩ Kỳ kiềm chế các hành động gây căng thẳng tại Địa Trung Hải.
Tàu thăm dò Oruc Reis của Thổ Nhĩ Kỳ di chuyển ngoài khơi phía Tây tỉnh Antalya trên Địa Trung Hải ngày 12/8/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo hãng tin AFP của Pháp, phát biểu trước khi bắt đầu chuyến thăm Cyprus và Hy Lạp, Ngoại trưởng Maas yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ duy trì các cuộc đối thoại, đồng thời kêu gọi Ankara không tiếp tục các hoạt động thăm dò khí đốt tại các khu vực có tranh chấp trên Địa Trung Hải.
Ngoại trưởng Đức đưa ra lời kêu gọi trên sau khi Thổ Nhĩ Kỳ tái triển khai tàu thăm dò Oruc Reis thực hiện khảo sát địa chất tại khu vực Đông Địa Trung Hải - có tranh chấp thăm dò dầu khí và chủ quyền lãnh hải với Hy Lạp.
Trong khi đó, cùng ngày, Hy Lạp tuyên bố sẽ không đối thoại với Thổ Nhĩ Kỳ chừng nào tàu Oruc Reis vẫn trong vùng thềm lục địa của nước này.
Hãng tin Reuters của Anh dẫn phát biểu ngày 13/10 của người phát ngôn Chính phủ Hy Lạp khẳng định nước này sẽ không triển khai các kênh tiếp xúc với Thổ Nhĩ Kỳ nếu tàu Oruc Reis chưa rời khỏi vùng biển nói trên.
Trước đó, tối 11/10, Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ thông báo tàu thăm dò Oruc Reis của nước này sẽ thực hiện khảo sát địa chất tại Đông Địa Trung Hải trong 10 ngày tới. Hai tàu khác, gồm Ataman và Cengiz Han, cùng với tàu thăm dò Oruc Reis sẽ tiếp tục công việc tại khu vực gồm cả đảo Kastellorizo miền Nam của Hy Lạp cho đến ngày 22/10.
Hoạt động tìm kiếm dầu mỏ và khí đốt từ lâu là nguyên nhân châm ngòi căng thẳng giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ - hai nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Việc Thổ Nhĩ Kỳ triển khai tàu thăm dò địa chấn Oruc Reis tới vùng biển tranh chấp với Hy Lạp ở Đông Địa Trung Hải đã gây ra nhiều căng thẳng giữa hai nước, thậm chí hai bên tiếp tục leo thang căng thẳng với nhiều hoạt động trên quân sự trên biển. Tháng trước, Ankara đã rút tàu Oruc Reis khỏi vùng biển tranh chấp để mở đường cho các biện pháp ngoại giao trước thềm một hội nghị thượng đỉnh của Liên minh châu Âu (EU).
Căng thẳng ở Đông Địa Trung Hải có dấu hiệu hạ nhiệt Theo dữ liệu hàng hải của nhà cung cấp Refinitiv Eikon, ngày 5/10, tàu khoan thăm dò Yavuz của Thổ Nhĩ Kỳ đã rời khu vực đang hoạt động ở phía Tây Nam CH Cyprus và đến bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ. Động thái này được cho là có thể giúp xoa dịu căng thẳng ở Đông Địa Trung Hải. Tàu khoan Thổ...