CEO Trần Thị Ái Loan chú trọng đẩy mạnh nhận diện thương hiệu làm đẹp
Trần Thị Ái Loan – LA Beauty Clinic cho biết, cơ sở làm đẹp chú trọng đầu tư trang thiết bị hiện đại, đội ngũ bác sĩ, phục vụ nhu cầu chăm sóc nhan sắc của chị em.
CEO Trần Thị Ái Loan, Tổng giám đốc Công ty cổ phần thẩm mỹ viện LA Beauty Clinic cho biết, ngành làm đẹp đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ Covid-19. Khắc phục những khó khăn, tìm ra lối đi riêng bằng việc đẩy mạnh chiến lược marketing hiệu quả, nhận diện thương hiệu thẩm mỹ để “vượt sóng” thời kỳ khó khăn này là điều quan trọng mà các cơ sở cần thực hiện.
CEO Trần Thị Ái Loan chia sẻ, ngành làm đẹp chịu ảnh hưởng từ Covid-19.
Trước đại dịch, ngành spa, làm đẹp thu hút sự chú ý của khách hàng. Khi dịch bệnh bùng phát, theo chỉ thị của Chính phủ, các cơ sở spa, dịch vụ làm đẹp là một trong những đối tượng đầu tiên phải đóng cửa để tránh lây nhiễm Covid trong cộng đồng.
Ngay từ khi có chỉ thị đóng cửa của thành phố, Công ty cổ phần viện thẩm mỹ LA Beauty Clinic tạm ngừng hoạt động cho đến nay. Khách hàng có nhu cầu làm đẹp, chăm sóc da cũng không thể tìm đến, cơ sở không có khách, không tạo ra doanh thu mấy tháng nay.
Trước đó, do chịu ảnh hưởng của các làn sóng Covid-9, tình hình kinh doanh của thẩm mỹ viện cũng chậm nhiệt. Giờ đây, thời gian tạm đóng cửa lại kéo dài gây khó khăn lên vấn đề khác như duy trì mặt bằng, chi phí nhân sự. Đây là bài toán “cân não” của các doanh nghiệp làm đẹp đang gặp phải.
Trong mùa dịch, doanh nghiệp của chị tìm cách duy trì hoạt động chăm sóc khách hàng, quảng cáo online, tăng cường giao chuyển hàng trực tuyến, tương tác với khách hàng từ xa, xây dựng tệp dữ liệu khách hàng phong phú chi tiết. Bên cạnh đó, cơ sở làm đẹp cũng đẩy mạnh kinh doanh các dịch vụ, sản phẩm để khách hàng tự sử dụng được tại nhà qua sự hướng dẫn sử dụng từ xa.
Chị Loan khởi nghiệp từ đam mê làm đẹp.
Bản thân chị Loan thuộc tuýp phụ nữ luôn trong tâm thế tích cực nên những áp lực trong công việc không khiến chị mệt mỏi hay chán nản. Mỗi ngày là một thử thách mới cho bản thân được tôi luyện, cân bằng giữa niềm say mê, cuộc sống.
So với trước kia, chị đã quen với cường độ, áp lực công việc. CEO lên lịch trình kỹ lưỡng để hoàn thành, không bỏ sót. Ngoài ra, đội ngũ nhân viên, đồng nghiệp cũng hỗ trợ cho hiệu quả công việc của chị rất nhiều.
Sau phần lớn thời gian dành cho công việc, chị cũng có những khoảnh khắc riêng tư để nuông chiều bản thân, tự nấu ăn và thưởng thức hay trò chuyện với gia đình. Đây là cách giúp doanh nhân có thêm năng lượng để tiếp tục chiến đấu.
CEO mong muốn mang đến không gian làm đẹp cho chị em.
CEO cho biết, bản sinh ra trong gia đình có truyền thống kinh doanh nên ít nhiều cũng chịu ảnh hưởng sự nhạy bén. Ngay từ nhỏ, chị đã theo chân mẹ học nghề, có cơ hội được trải nghiệm các dịch vụ làm đẹp, nên rất đam mê lĩnh vực này.
Lớn lên, chị Loan dành nhiều thời gian để tìm hiểu, học hỏi, nghiên cứu về các công nghệ, kỹ thuật làm đẹp. Tuy nhiên, ngành làm đẹp khi đó chưa thực sự phát triển, công nghệ đơn giản, nhiều rủi ro tiềm ẩn. Từ đó mình ấp ủ ước mơ mở ra một trung tâm chăm sóc sắc đẹp, hiện đại để mang lại vẻ đẹp cho các chị em.
Video đang HOT
Thực tế, con đường để hiện thực hóa ước mơ không hề dễ dàng. Những ngày đầu khởi nghiệp, chị Loan gặp khó với việc định vị thương hiệu, xây dựng niềm tin cho khách hàng. Tuy nhiên, CEO luôn tâm niệm, khởi nghiệp không chỉ vì ước mơ của mình mà phục vụ nhu cầu người phụ nữ khác. Do đó, chị học hỏi, trau dồi, thành công ra mắt Công ty cổ phần viện thẩm mỹ L.A Beauty.
Địa chỉ làm đẹp ra đời giúp phụ nữ Việt Nam đều có cơ hội chăm sóc nhan sắc. Các sản phẩm gắn liền với mong muốn, lợi ích của người tiêu dùng, coi sự hài lòng, tin tưởng của quý khách hàng làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động.
Chị Trần Thị Ái Loan luôn trăn trở để tìm lối đi riêng phù hợp.
Hiện, cơ sở làm đẹp của chị dùng đến quỹ dự phòng rủi ro để có thể giải quyết các chi phí mặt bằng, nhân sự. Theo đánh giá cá nhân, khó khăn do dịch sẽ vẫn còn và những tín hiệu lạc quan cho ngành làm đẹp có vẻ chưa rõ nét. Tuy nhiên, quan sát một số ngành, lĩnh vực có mức tăng trưởng tốt trong thời gian qua, chị cũng tham khảo nhiều giải pháp để có thể sống chung với dịch.
Tương lai, chị Loan sẽ chú trọng hơn nữa các kỹ thuật tiên tiến, công nghệ hiện đại từ nước ngoài cho Công ty cổ phần thẩm mỹ viện L.A Beauty Clinic.
Vừa qua, những hồi chuông cảnh báo về biến chứng thẩm mỹ, cơ sở làm đẹp kém chất lượng khiến doanh nghiệp thêm đề cao sự an toàn cho khách hàng. Vì vậy, chị sẽ tuyển chọn kỹ lưỡng hơn ở đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên có kinh nghiệm lâu năm, khắt khe trong việc lựa chọn mỹ phẩm, dược liệu… mang đến cho khách hàng dịch vụ chất lượng nhất.
Sự kỳ thị dai dẳng đối với lông trên cơ thể phụ nữ
Thay vì được quyền tự quyết với cơ thể của mình, nhiều cô gái cảm thấy bản thân buộc phải tẩy lông để đáp ứng những tiêu chuẩn về sự gợi cảm, nữ tính.
Phụ nữ bắt đầu tẩy lông từ nhiều thế kỷ trước. Việc loại bỏ lông trên cơ thể đôi lúc biểu hiện cho tính giai cấp hay xác định các khái niệm như "nữ tính", "thân hình lý tưởng".
Heather Widdows, giáo sư tại Đại học Birmingham (Anh) và là tác giả của cuốn sách Perfect Me: Beauty as a Ethical Ideal, cho biết: "Từ một nhu cầu làm đẹp, tẩy lông thậm chí trở thành thói quen vệ sinh của nữ giới. Hầu hết cô gái cảm thấy họ buộc phải tẩy lông mà không có lựa chọn nào khác".
Tuy vậy, những năm gần đây, ngày càng nhiều phụ nữ bắt đầu chấp nhận lông trên cơ thể của mình. Từ việc phô bày ria mép, lông chân, lông dưới cánh tay, họ dần biến nguồn gốc xấu hổ về giới thành một biểu hiện của sức mạnh cá nhân.
Lady Gaga để lộ phần lông dưới cánh tay khi biểu diễn ở Toronto, Canada vào năm 2011. Ảnh: WireImage.
Nguồn gốc của sự kỳ thị
Từ thời kỳ đồ đá cho đến đầu thế kỷ 20, việc tẩy lông phổ biến ở cả nam và nữ. Người xưa đã sử dụng vỏ sò, sáp ong và nhiều chất tẩy lông khác.
Người La Mã cổ đại quan niệm da càng mịn thì càng thuần khiết và đẳng cấp. Ở Trung Đông, cũng như Đông và Nam Á, sợi chỉ thường được dùng để loại bỏ lông trên mặt.
Với người Ba Tư, tẩy lông và tạo hình chân mày là dấu hiệu của tuổi trưởng thành và hôn nhân ở phụ nữ.
Tại các nước phương Tây, ở thế kỷ 14, phụ nữ thường loại bỏ những sợi lông hoặc tóc mọc lem ở phần trán để tạo hình bầu dục cho gương mặt.
Từ nhu cầu làm đẹp, triệt lông dần trở thành một thói quen vệ sinh ở nữ giới. Ảnh: Archivio Cameraphoto Epoche, Gamma-Keystone.
Đến cuối những năm 1800, phụ nữ ở cả hai bờ Đại Tây Dương bắt đầu biến việc tẩy lông thành một phần không thể thiếu trong thói quen làm đẹp.
Rebecca Herzig, giáo sư nghiên cứu về giới tính và tình dục tại Đại học Bates (Mỹ), tác giả sách Plucked: A History of Hair Removal, nói về thuyết tiến hóa của Darwin. Trong đó, nhà tự nhiên học người Anh gợi ý rằng con người có ít lông hơn tổ tiên nguyên thủy là một dấu hiệu của sự tiến hóa và hấp dẫn hơn về mặt giới tính.
Khi lý thuyết của Darwin được phổ biến rộng rãi, các chuyên gia y tế và nhà khoa học thế kỷ 19 bắt đầu liên kết tình trạng rậm lông với "đồng tính luyến ái, các bệnh lý, chứng cuồng dâm và bạo lực tội phạm", theo Herzig.
Tuy nhiên, điều đáng nói là cách nghĩ này chủ yếu được áp dụng cho nữ giới.
Vào đầu những năm 1900, người Mỹ da trắng thuộc tầng lớp thượng lưu và trung lưu coi làn da mịn màng là biểu hiện của sự nữ tính. Vì vậy, lông trên cơ thể phụ nữ bị xem là thứ ghê tởm, cần bị loại bỏ để phân biệt với những người nhập cư, tầng lớp thấp hơn.
Lông, da và sự gợi cảm
Năm 1915, Harpers Bazaar là tạp chí dành cho phụ nữ đầu tiên thực hiện chiến dịch tẩy lông dưới cánh tay. Cùng năm đó, thương hiệu dao cạo râu cho nam giới Gillette đã tung ra thị trường chiếc dao cạo đầu tiên dành riêng cho phụ nữ, Milady Décolleteé.
Khi những chiếc váy ngắn hơn xuất hiện năm 1930-1940, nhiều phụ nữ Mỹ bắt đầu cạo lông chân. Sự ra đời của bikini ở Mỹ vào năm 1946 tiếp tục tạo ra xu hướng triệt lông vùng kín.
Vào những năm 1950, khi Playboy xuất hiện trên các sạp báo (số đầu tiên ra mắt vào năm 1953), hình ảnh những người mẫu mặc đồ bơi, có làn da nhẵn nhụi đã đặt ra một tiêu chuẩn mới về sự gợi cảm.
Các hình thức tẩy lông từ truyền thống cho đến hiện đại. Ảnh: LightRocket, Universal Images Group.
Đến năm 1964, 98% phụ nữ Mỹ 15-44 tuổi thường xuyên cạo lông chân. Các loại sáp và phương pháp triệt lông bằng laser cũng ra mắt vào khoảng thời gian này.
Tuy nhiên, đây vẫn chưa phải lúc việc triệt lông trở nên cực đoan nhất. "Vào cuối những năm 1960 và 1970, làn sóng nữ quyền thứ hai và sự lan rộng của văn hóa hippie đã từ chối những cơ thể không có lông. Đối với rất nhiều phụ nữ, lông trên cơ thể là biểu tượng của cuộc chiến bình đẳng giới", giáo sư Heather Widdows nói.
Sự thay đổi nhen nhóm trong những thập kỷ tiếp theo, với sự phổ biến của nội dung khiêu dâm, quảng cáo và các phương tiện truyền thông.
"Lông lộ rõ trên mặt, tay, chân của phụ nữ bị coi là thứ tồi tệ và loại bỏ chúng được xem là cách duy nhất để làm sạch cơ thể", Widdows nói.
Quyền lựa chọn cá nhân
Năm 2008, Breanne Fahs, giáo sư nghiên cứu về phụ nữ và giới tính tại Đại học bang Arizona (Mỹ), đưa ra một bài tập đặc biệt cho sinh viên của mình.
Bà yêu cầu các nữ sinh không triệt lông, trong khi nam sinh thử cạo lông chân. Tất cả phải viết báo cáo về trải nghiệm mới mẻ này.
"Trong những năm qua, phụ nữ thường chia sẻ cảm giác xấu hổ, đấu tranh với sự tự ti, thậm chí sự tẩy chay khi việc tẩy lông được xã hội mặc nhiên là tất yếu. Những cô gái không tẩy lông bị xem là kỳ dị trong khi những chàng trai triệt lông chân bị kỳ thị về giới tính. Bao nhiêu người đang tẩy lông vì sự lựa chọn của bản thân? Đa số đều làm theo những gì thế hệ trước truyền lại để đáp ứng kỳ vọng xã hội", giáo sư nói.
Tuy nhiên, trong hai năm qua Fahs bắt đầu nhìn thấy sự thay đổi, không chỉ dừng lại ở những sinh viên của bà. "Thông qua phong trào #MeToo, người ta nhận thức sâu sắc hơn về những hạn chế xung quanh cơ thể phụ nữ, về nữ quyền, giới tính, tình dục và sẵn sàng đẩy lùi tất cả, hoặc ít nhất là thoát ra khỏi vùng an toàn".
Miley Cyrus và Britney Spears khoe lông dưới cánh tay. Ảnh: mileycyrus, telegraph.
Trên tạp chí Harpers Bazaar số tháng 9, nữ diễn viên Emily Ratajkowski đã tạo dáng với bộ lông nách không cạo. Điều này trái ngược với thông điệp Harpers Bazaar đưa ra năm 1915. YouTuber Ingrid Nilsen và nhạc sĩ Halsey cũng tự tin khoe lông trên cơ thể.
Thông điệp mà các thương hiệu dao cạo truyền tải nay đã khác khi nhấn mạnh việc tẩy lông là quyền lựa chọn cá nhân.
Thay vì giới thiệu những người mẫu với làn da mịn màng quen thuộc, Billie, công ty dao cạo được thành lập năm 2017, quảng cáo cả những cơ thể để lộ rõ lông trên nhiều bộ phận.
Đồng sáng lập Billie, Georgina Gooley, cho biết: "Lâu nay, quảng cáo chỉ củng cố những điều cấm kỵ xung quanh chủ đề này. Chúng tôi muốn truyền thông điệp rằng phụ nữ có lông trên cơ thể, hãy khoe nó vì tẩy lông chỉ là một lựa chọn".
Nhiếp ảnh gia Ashley Armitage, người đã thực hiện các chiến dịch của Billie, nói thêm: "Lông trên cơ thể là một lựa chọn cá nhân. Cạo, tẩy hay nuôi lông đều là lựa chọn hợp lệ và tất cả tùy thuộc ở mỗi người".
Treo cung chân mày là gì mà ai làm cũng trẻ ra chục tuổi? Phương pháp treo cung chân mày giúp giảm thiểu những dấu hiệu lão hoá như da chùng, sụp mí hay trán nhăn nheo... Với nhu cầu làm đẹp của chị em phụ nữ ngày một nhiều, ngành thẩm mỹ cũng dần ra đời những phương pháp thẩm mỹ khác nhau để đáp ứng tốt cho từng trường hợp của khách hàng. Trong đó...