CEO khẩu trang 3M thất vọng việc bán khẩu trang trong siêu thị
Mỗi khẩu trang phòng độc có sẵn ngay lúc này nên đến tay một nhân viên y tế ở tuyến đầu, chăm sóc cho bệnh nhân bị nhiễm virus corona.
Chúng không nên được bày bán trong các cửa hàng cho người tiêu dùng, CEO Mike Roman cho biết trong một cuộc phỏng vấn với CNBC hôm thứ Hai.
3M là nhà sản xuất khẩu trang y tế lớn nhất, cụ thể là khẩu trang phòng độc N95.
Khẩu trang N95 đang là mặt hàng nhiều khách hàng săn lùng trong bối cảnh đại dịch Covid-19 lan rộng.
Các bệnh viện trên toàn nước Mỹ đang phải đối mặt với tình trạng thiếu PPE (thiết bị bảo vệ cá nhân) thiết yếu như khẩu trang N95, găng tay và áo choàng phẫu thuật trong bối cảnh đại dịch virus corona. Tại Hoa Kỳ, hơn 38.000 người Mỹ đã bị nhiễm bệnh ở tất cả 50 tiểu bang và ít nhất 414 người đã chết.
Trước tình hình này, Roman cho biết khẩu trang N95 của 3M không nên xuất hiện trong các cửa hàng, ông nói với CNBC.
Roman cho biết ông “ thất vọng” với việc khẩu trang được bán ở một số cửa hàng vào cuối tuần qua, ám chỉ chuỗi siêu thị bán lẻ Target.
Video đang HOT
“Chúng tôi xin lỗi vì đó là lỗi của chúng tôi. Chúng tôi đã nhanh chóng bỏ những chiếc khẩu trang này khỏi các cửa hàng của chúng tôi và tặng chúng cho cơ quan Y tế, Tiểu bang Washington để phân phối cho các bệnh viện địa phương”, một phát ngôn viên của Target nói với CNN Business.
Nhà bán lẻ này cho biết họ đã xem xét kỹ lưỡng toàn bộ hàng tồn kho của mình xem còn bất kì chiếc khẩu trang nào không và sẽ tặng cho cộng đồng y tế.
Sức ép đang đè lên các nhà sản xuất thiết bị y tế để nhanh chóng thúc đẩy sản xuất nhằm đáp ứng tình hình cứu chữa cho các trường hợp nhiễm virus corona mới đang gia tăng nhanh chóng.
Roman cho biết 3M đã đẩy mạnh sản xuất mặt nạ N95 và tăng gấp đôi sản lượng toàn cầu lên gần 100 triệu/ tháng.
“Tại Hoa Kỳ, chúng tôi đang sản xuất 35 triệu khẩu trang mỗi tháng. Trong số này, hơn 90% hiện được chỉ định cho nhân viên y tế, phần còn lại được triển khai cho các ngành công nghiệp khác cũng rất quan trọng trong đại dịch này, bao gồm các công ty năng lượng, thực phẩm và dược phẩm,” Roman nói trong một bài đăng trên Linkedin vào Chủ nhật.
Ông cho biết hơn 500.000 khẩu trang phòng độc đang được gửi đi trong tuần này đến một số khu vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn, như New York và Seattle.
“Tôi muốn mọi người biết rằng chúng tôi đang làm tất cả những gì có thể để đáp ứng nhu cầu tại thời điểm quan trọng này và đưa nguồn cung từ các nhà máy của chúng tôi đến nơi cần thiết nhất có thể càng nhanh càng tốt”, ông nói.
An Bình
Sau quy định đeo khẩu trang nơi công cộng, giá khẩu trang đang ở mức nào?
Từ ngày 16/3, tất cả người dân phải đeo khẩu trang tại các nơi cộng cộng, tập trung đông người như siêu thị, sân bay, nhà ga, bến xe, trên các phương tiện giao thông công cộng...
Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, để chủ động phòng, chống dịch Covid-19 lây lan trong cộng đồng, từ ngày 16/3, tất cả người dân phải đeo khẩu trang tại các nơi cộng cộng, tập trung đông người như siêu thị, sân bay, nhà ga, bến xe, trên các phương tiện giao thông công cộng...
Ngay lập tức, thông tin này đã ảnh hưởng đến thị trường khẩu trang trong nước, làm mặt hàng này lại nóng lên vì nhu cầu tăng vọt của người dân.
Theo khảo sát của chúng tôi, tại các hiệu thuốc tại Hà Nội, mặt hàng khẩu trang y tế không còn hàng để bán. Nguyên nhân là do nguồn hàng không nhập được về, cộng với đó là giá cả của khẩu tăng tăng lên từng ngày nên các hiệu thuốc không nhập về để bán.
Ngoài khẩu trang y tế, người dân còn có thể lựa chọn khẩu trang kháng khuẩn, khẩu trang vải để sử dụng. Đây là mặt hàng có thể tái sử dụng nhiều lần, tránh lãng phí, cũng như giảm tác động đến môi trường.
Đến nay, Dệt kim Đông Xuân đã cung cấp ra thị trường khẩu trang kháng khuẩn là trên 10 triệu chiếc. Tập đoàn dệt may Vinatex cũng cung cấp khẩu trang vải dệt kim kháng khuẩn 2 lớp với giá 7.000 đồng/chiếc. Ngoài ra, Vinatex cũng mới đưa ra thị trường Khẩu trang vải kháng giọt bắn, kháng khuẩn 12.000 đồng/chiếc.
Tất cả những nỗ lực này phần nào đã làm giảm cơn sốt khẩu trang ở thời điểm hiện tại.
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 và Quyết định số 07/2020/QĐ-TTg ngày 26/2/2020 của Thủ tướng Chính phủ thì bệnh Covid-19 thì được xếp vào bệnh truyền nhiễm nhóm A.
Theo luật, những người không đeo khẩu trang nơi công cộng có dấu hiệu vi phạm các hành vi bị nghiêm cấm theo quy định tại Khoản 7 Điều 8 của Luật này.
Tùy tính chất và mức độ của hành vi mà người vi phạm có thể bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
- Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế.
- Nếu người bị dịch bệnh, không đeo khẩu trang mà làm lây lan vi rút Covid-19 cho người khác còn có thể bị xử lý trách nhiệm hình sự về "Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người" quy định tại Điều 240 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Cụ thể, trường hợp vi phạm dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế và/hoặc làm chết người, thì có thể sẽ bị phạt tù lên đến 10 năm. Trường hợp vi phạm dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ, làm chết 2 người trở lên, thì có thể sẽ bị phạt tù lên đến 12 năm.
Theo Báo dân sinh
Chợ online loạn giá khẩu trang, nhiều người "thừa nước đục thả câu": Ai kiểm soát? Trong khi nhiều doanh nghiệp, nhiều tổ chức tập trung cao độ sản xuất khẩu trang để cung cấp cho thị trường mỗi ngày; thì vẫn còn đó hành vi găm hàng, tăng giá, làm giả khẩu trang thậm chí là lừa đảo,... "Thừa nước đục thả câu" Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 cùng nhu cầu của người dân...