CEO Huawei khuyên nhân viên học hỏi từ Mỹ
Người sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi nói công ty phải duy trì sự cởi mở, tiếp tục phát triển trên thị trường quốc tế và học hỏi từ Mỹ.
Tại một hội nghị của Huawei hồi tháng 5, người sáng lập kiêm giám đốc điều hành (CEO) Nhậm Chính Phi trả lời câu hỏi từ các nhân viên về nhiều chủ đề, trong đó có thách thức công ty tiếp tục phải đối mặt do lệnh trừng phạt của Mỹ. Bài phát biểu được công bố trên diễn đàn trực tuyến nội bộ của Huawei hôm 26/6.
“Trung Quốc là một phần của thế giới đúng không? Đúng vậy đó. Thế nên, sự kiên định của chúng ta đối với toàn cầu hóa cũng bao gồm thị trường nội địa”, ông Nhậm trả lời câu hỏi về việc Huawei có nên tập trung nhiều hơn vào thị trường Trung Quốc trước các lệnh trừng phạt của Mỹ hay không. “Chúng ta không thể bị đóng cửa. Chúng ta phải luôn cởi mở”.
Người sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi trả lời phỏng vấn ở thành phố Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây hồi tháng 2. Ảnh: Xinhua .
Ông Nhậm, 76 tuổi, cho biết công ty vẫn cần học hỏi từ Mỹ vì quốc gia này linh hoạt cũng như mạnh hơn về cả khoa học và công nghệ.
“Mỹ đang cố kiềm chế chúng ta không có nghĩa chúng ta không thừa nhận họ như một người thầy. Điều đó sẽ chỉ dẫn đến tình thế bị cô lập”, Nhậm Chính Phi cho hay.
Huawei, nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới và từng là nhà cung cấp điện thoại thông minh lớn nhất Trung Quốc, phải đối mặt với nhiều trở ngại từ năm 2019 do chiến tranh thương mại Mỹ – Trung. Huawei bị cấm tiếp cận các sản phẩm liên quan công nghệ và dịch vụ của Mỹ.
Khi được hỏi về những khó khăn ngày càng tăng mà công ty đang phải đối mặt do môi trường quốc tế thay đổi nhanh chóng, Nhậm Chính Phi cho biết thách thức là điều bình thường và công ty phải tiếp tục hợp tác tốt với đối tác quốc tế.
“Trước hết, chúng ta phải hợp tác bằng sự chân thành. Gặp khó khăn nghĩa là chúng ta đã làm được điều mà người khác không làm được và chứng tỏ được giá trị của mình”, ông Nhậm nhấn mạnh.
Cũng như các bài phát biểu nội bộ trước đây, ông Nhậm tiếp tục kết hợp chiến lược của công ty với ngôn ngữ triết học, thuật ngữ quân sự và đề cập các chủ đề xã hội, văn hóa nóng hiện nay. Ông cũng đề nghị nhân viên xem bộ phim truyền hình được sản xuất và phát sóng gần đây để kỷ niệm 100 năm thành lập đảng Cộng sản Trung Quốc, kể lại câu chuyện cách đảng được thành lập năm 1921.
Video đang HOT
Ông Nhậm là một lãnh đạo doanh nghiệp khá kín tiếng, cho đến khi căng thẳng với Mỹ gia tăng vài năm qua. Trong cuộc phỏng vấn đầu năm 2020, Nhậm Chính Phi nói ông không phải lãnh đạo tinh thần của Huawei và “ước muốn lớn nhất của ông là uống cà phê trong quán mà không bị chú ý”.
Livestream để tìm con trai bị bắt cóc
Để tìm manh mối về con trai, ông Cần đăng ký tài khoản trên ứng dụng livestream với cái tên "ông anh Sơn Tây đi tìm con".
"Cảm ơn mọi người đã giúp chia sẻ thông tin, tôi thật bất hạnh, mọi người thật may mắn". Đây là câu được ông Lưu Lợi Cần, 40 tuổi, nói nhiều nhất trong những lúc livestream tìm đứa con trai bị bắt cóc từ lúc hai tuổi.
Hành trình 10 năm tìm kiếm con trai của ông Cần bắt đầu từ một ngày tháng 4/2010, sau khi ông nhận tin dữ: Con trai hai tuổi Lưu Tịnh Quân mất tích khỏi nhà riêng ở thành phố Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây.
Khi ấy đang là gần trưa, vợ ông Cần ở trong nhà giặt quần áo, con gái bốn tuổi cùng em trai chơi trước cửa nhà. Lúc bé gái vào nhà lấy đồ ăn cho em rồi quay ra, bé Quân đã mất tích.
Camera an ninh của khách sạn kế bên cho thấy khoảng 11h hôm ấy, bé Quân bị người đàn ông lạ mặt ôm đi trong chưa đầy hai giây. Chất lượng hình ảnh thấp nên không nhìn rõ mặt của kẻ bắt cóc. Ông Cần và cảnh sát tìm xuyên đêm hôm đó nhưng không tìm ra manh mối.
Bức ảnh duy nhất có đủ mặt thành viên gia đình trước khi Quân bị bắt cóc. Ảnh: Xinjingwang .
Trong hơn một tháng tiếp theo, ông Cần cùng người thân bạn bè tự đi khắp thành phố Thái Nguyên dò hỏi tin tức nhưng không có thu hoạch. Cũng từ đó, ông Cần đặt chân lên con đường 10 năm tìm kiếm con.
Quá trình ấy, ông Cần gặp được nhiều ông bố bà mẹ cùng cảnh ngộ nên cùng lập nhóm để chia sẻ thông tin và trợ giúp lẫn nhau. Tới nay, nhóm này đã có tới vài trăm gia đình, trong đó có hàng chục gia đình tại thành phố Thái Nguyên.
Chủ lực trong nhóm là ông Cần và Thạch Nhật Thành, một ông bố khác có con gái mất tích. "Ban đầu chúng tôi cải tạo chiếc xe tải dùng làm ruộng thành xe chuyên dụng, ngoài thùng xe có dán ảnh cùng thông tin về trẻ em thất lạc. Xe chạy khắp mười mấy tỉnh thành. Tới năm 2013, người trong nhóm cha mẹ mất con góp tiền mua chiếc xe 5 chỗ", ông Thành nói.
Ông Cần cùng bạn thường xuyên lái xe tới bến tàu hỏa, quảng trường các nơi để tìm đầu mối, sau khi nghe ngóng được tin tức liền đi xác minh. Nhưng chiếc xe 5 chỗ chạy được hơn một năm thì phải dừng bánh vì không đủ kinh phí. Không dừng lại, ông Cần mua chiếc xe 16 chỗ đã qua sử dụng để tiếp tục lên đường. Một năm 365 ngày, ông ở ngoài hơn 200 ngày.
Chiếc xe tải chuyên dùng cho nông nghiệp được ông Cần (trái) và bạn cải tạo. Ảnh: The Paper .
Trước đó, ông Cần làm nghề lắp đặt trang thiết bị nên cuộc sống cũng khá giả. Sau khi con bị bắt cóc, ông không còn tâm trí làm việc. Tài sản trong tay cũng tiêu tán dần. Gánh nặng kinh tế rơi vào vai người vợ với công việc lao công tại trường đại học. Đôi lúc, đến tiền đổ xăng ông Cần cũng không có, phải được anh chị em giúp đỡ. Nhiều năm, vợ chồng ông Cần không dám chuyển nhà. Kể cả khi thôn xóm bị di dời, gia đình ông vẫn thuê nhà gần đó vì sợ con trai quay về.
Cuộc hành trình tìm kiếm con trai đã khiến gia đình ông mừng hụt nhiều lần. Theo manh mối người khác cung cấp, ông Cần trong 10 năm gặp được không dưới 30 đứa bé, đối chiếu ADN gần 10 lần nhưng đều không trùng khớp. Tuy vậy, thông tin những đứa trẻ vẫn được lưu trữ cẩn thận vì ông Cần hy vọng sẽ giúp chúng tìm lại bố mẹ đẻ.
Nhưng trong 10 năm, ông Cần cũng gặt hái được niềm vui khi có thể giúp đỡ 7 gia đình đoàn tụ, như trường hợp bé Trịnh Thế Kiệt bị bắt cóc lúc ba tuổi tại tỉnh Sơn Tây vào năm 2010.
Tháng 11/2012, hội bố mẹ tìm con ở thành phố Thái Nguyên tổ chức hoạt động tuyên truyền. Lúc này, một người hảo tâm cho biết có đứa bé giống em Kiệt trong trung tâm phúc lợi trẻ em ở thành phố Lạc Dương, tỉnh Hà Nam (cách đó khoảng 450 km).
Hình ảnh mẹ Kiệt bụng bầu 9 tháng vẫn đi xuyên đêm tới nhận con đã để lại ấn tượng mạnh mẽ trong ông Cần. Thì ra, Kiệt mắc bệnh cột sống nên bị "bố mẹ nuôi" bỏ rơi, sau đó được trung tâm phúc lợi đưa về chăm sóc.
Sau sự việc, ông Cần cũng trở thành bố đỡ đầu của bé Kiệt. Hai gia đình vốn không có quan hệ ruột thịt, nhờ trải qua cùng cảnh ngộ mà trở nên thân thiết hơn.
Tháng 5/2018, ông Cần đặt hy vọng vào ứng dụng chia sẻ video thịnh hành tại Trung Quốc. Trên ứng dụng livestream, ông dần đăng tải hàng trăm video với hy vọng tranh thủ được sự trợ giúp của mạng trực tuyến. Song song với việc chia sẻ thông tin, ông cũng nhắc nhở người lớn phải để ý con cái, đi ra ngoài phải nắm chặt tay con không được buông lỏng.
Sự kiên trì của ông đã được nhiều người để ý đến, các manh mối đến ngày một nhiều. Một ngày tháng 7/2019, ông nhận tin nhắn ẩn danh "con trai anh có thể đang ở huyện Giao Thành". Huyện Giao Thành cũng thuộc tỉnh Sơn Tây, cách thành phố Thái Nguyên chỉ khoảng 60 km nhưng diện tích rất rộng, ông Cần không biết đi đâu tìm.
5 tháng sau, trong lúc livestream, ông Cần tiếp tục nhận tin nhắn mới, ngữ khí có chút trách móc: "Sao anh còn chưa đi". Lần này, đối phương cung cấp địa chỉ cụ thể ở thôn An Định, huyện Giao Thành.
Tới thôn An Định, ông Cần cẩn thận tiếp cận người trong vùng vì không muốn đánh động. Lần đầu thấy đứa bé của gia đình ấy, ông chỉ lén chụp được bức ảnh mờ nhưng nhìn rất giống dáng con mình lúc ba tuổi. Trong lòng ông cùng gia đình bỗng nhen nhóm hy vọng.
Lần thứ hai tới, em trai ông Cần chụp được bức ảnh nhìn rõ mặt đứa trẻ. Sau khi đối chiếu ảnh con trai và ảnh đứa bé nọ bằng AI của ứng dụng Người bảo hộ (Ứng dụng di động chống thất lạc trẻ em), máy cho kết quả mức độ giống tới hơn 67% và đề xuất xác minh ADN.
Người thân ông Cần liền lấy cớ có chuyện cần làm để lưu lại trong thôn An Định vài ngày. Chờ có cơ hội tiếp xúc, họ lấy được sợi tóc của đứa trẻ. Một ngày năm 2020, cả gia đình nhận tin tức họ đã chờ đợi bấy lâu nay: kết quả ADN trùng khớp.
Ngày 2/1/2020, cảnh sát địa phương và ông Cần cùng tới huyện Giao Thành để giải cứu con. 10 năm nay đi tìm khắp nơi, ông Cần không ngờ con trai chỉ cách mình 60 km.
Gia đình ông Cần vui mừng đón con trở lại. Ảnh: Xinhua.
Qua điều tra, cảnh sát phát hiện 10 năm trước, do vợ sảy thai 5-6 lần, người cha nuôi họ Trương bỏ ra 25.000 nhân dân tệ để mua lại Quân mà không biết em bị bắt cóc. Hai vợ chồng Trương rất cưng chiều con nuôi, kể cả sau này sinh được con nhưng vẫn yêu thương hết mực.
Cuối năm 2020, người cha nuôi họ Trương bị phạt hai năm tù về tội Mua trẻ em . Kẻ bắt cóc họ Thôi bị phạt 10 năm tù về tội Bắt cóc trẻ em và phạt tiền 30.000 nhân dân tệ.
Dù đã tìm được con, ông Cần vẫn thấy hành trình của mình chưa thể kết thúc. "Tôi vẫn sẽ làm tình nguyện để giúp thêm nhiều cha mẹ được đoàn tụ với con", ông nói. "Ước gì không còn trẻ em bị bắt cóc".
Hai năm điều tra, vụ án 'công chúa Huawei' vẫn bế tắc Trong khi đó, mối quan hệ giữa Mỹ-Trung Quốc, Canada-Trung Quốc đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hai năm. Một cuộc chiến thương mại nổ ra. Một đại dịch. Bầu cử Tổng thống Mỹ đang dần đi đến hồi kết. Mạnh Vãn Châu là con gái của tỷ phú sáng lập tập đoàn Huawei Nhậm Chính Phi. Huawei là đầu tàu đại diện...