Giám đốc Huawei có thể mắc kẹt giữa Canada và Mỹ
Nỗ lực chống dẫn độ của giám đốc Huawei có thể kéo dài và gặp khó do những thỏa thuận “có đi có lại” giữa Washington và Ottawa, theo chuyên gia luật Canada .
Đội ngũ pháp lý của Giám đốc Tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu , người bị bắt ở Canada hồi cuối năm 2018, thời gian qua đã nỗ lực đưa ra nhiều lập luận để tòa án Canada bà Mạnh bị dẫn độ sang Mỹ theo yêu cầu của Washington. Tuy nhiên, ông Gary Botting, luật sư về luật dẫn độ ở Canada , cho rằng việc này không dễ dàng khi Canada thường lựa chọn thực hiện yêu cầu dẫn độ từ Mỹ.
“Hơn 90% các vụ dẫn độ mà tôi từng làm giữa Canada và Mỹ, Mỹ thường là bên đưa ra đề nghị dẫn độ và trong gần như tất cả trường hợp, phía Canada sẽ chấp nhận đề nghị. Điều đó dường như đã trở thành thói quen rồi”, ông Botting chia sẻ trong buổi phỏng vấn trực tuyến với báo chí tại Hà Nội. “Nếu như Mỹ bảo Canada nhảy đi, Canada sẽ hỏi lại là nhảy cao thế nào?”
Luật sư Canada cho rằng Canada thường không bắt giữ và cũng không có thẩm quyền để bắt giữ một lãnh đạo của tập đoàn nước ngoài khi vụ việc liên quan không xảy ra trên lãnh thổ Canada, trừ khi có yêu cầu từ luật pháp quốc tế. Nhưng trong trường hợp bà Mạnh, Canada đã làm theo yêu cầu từ Mỹ.
Bà Mạnh, 48 tuổi, con gái tỷ phú Nhậm Chính Phi, người sáng lập tập đoàn Huawei , bị Canada bắt khi đang quá cảnh tại sân bay quốc tế Vancouver tháng 12/2018 theo yêu cầu của Mỹ. Mỹ cáo buộc bà Mạnh lừa gạt các ngân hàng nước này và vi phạm lệnh trừng phạt nhằm vào Iran, đồng thời muốn Canada dẫn độ Giám đốc Tài chính Huawei sang Mỹ để xét xử.
Bà Mạnh Vãn Chu tại rời nhà riêng để tới phiên điều trần ở Vancouver , Canada hôm 7/12. Ảnh: Reuters.
Nhóm pháp lý của Huawei đang tiếp tục tập trung vào bằng chứng cho thấy cảnh sát và biên phòng Canada đã vi phạm quyền của Mạnh Vãn Chu , do thẩm vấn và khám xét thiết bị của bà trong ba tiếng ở sân bay khi chưa có lệnh bắt. Đồng thời, họ cũng tìm cách chứng minh việc cơ quan chức năng của Canada trao đổi thông tin về bà Mạnh với cảnh sát Mỹ và can thiệp của chính quyền Mỹ trong vụ việc này là không hợp pháp.
Luật sư Botting cho rằng việc trao đổi thông tin giữa cảnh sát hai nước Canada và Mỹ khó trở thành lập luận có lợi cho vụ án bà Mạnh. “Cơ quan cảnh sát Canada hoàn toàn có thể lập luận rằng họ đã hợp tác cùng cục điều tra liên bang Mỹ ( FBI ) nhiều lần rồi và đó giống như quy trình làm việc thông thường thôi”, ông nói.
Botting cho rằng “sẽ là một quy trình dài” để tòa án Canada bãi bỏ yêu cầu dẫn độ đối với bà Mạnh, khi các thẩm phán nước này vẫn “lưỡng lự” trong việc đưa ra quyết định. Ông thêm rằng bà Mạnh chỉ có thể không bị dẫn độ nếu phía Mỹ chủ động gỡ bỏ các cáo buộc của họ.
Song ông không loại trừ khả năng vụ dẫn độ giám đốc Huawei có thể bị ảnh hưởng bởi căng thẳng mới giữa Canada với chính quyền mới của Tổng thống Mỹ Joe Biden. Thủ tướng Canada Justin Trudeau mới đây bày tỏ “thất vọng” với quyết định của Biden về việc thu hồi giấy phép của đường ống dẫn dầu Keystone XL trị giá 9 tỷ USD.
“Khả năng sẽ có những thỏa thuận có đi có lại giữa hai bên. Ví dụ Canada nêu điều kiện nếu Mỹ muốn nước này tiếp tục dẫn độ, Washington phải dừng việc can thiệp vào dự án đường ống dẫn dầu hoặc phải cung cấp cho Canada một triệu liều vaccine Covid-19. Nếu Mỹ không đồng ý, Canada có thể sẽ nói rằng ‘chúng tôi sẽ để bà Mạnh trở lại Trung Quốc’”, ông Botting nhận định.
Mỹ có thể đang đàm phán thả Mạnh Vãn Chu
Mỹ đang thảo luận về thỏa thuận với Mạnh Vãn Chu để cho phép bà từ Canada về Trung Quốc, đổi lại bà phải thừa nhận hành vi sai trái.
Wall Street Journal hôm 3/12 dẫn các nguồn tin am hiểu vấn đề cho biết luật sư của giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu, người đang đối mặt cáo buộc lừa gạt các ngân hàng Mỹ và vi phạm lệnh trừng phạt nhằm vào Iran, đã đàm phán với quan chức Bộ Tư pháp Mỹ trong những tuần gần đây về khả năng đạt "thỏa thuận hoãn truy tố".
Thỏa thuận như vậy vốn chỉ được công tố viên sử dụng cho các công ty, hiếm khi cho cá nhân. Theo đó, bà Mạnh được yêu cầu thừa nhận một số cáo buộc nhằm vào mình, nhưng các công tố viên sẽ đồng ý trì hoãn và sau đó hủy cáo buộc nếu bà hợp tác.
Giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu rời nhà riêng ở Vancouver, Canada hồi tháng 11. Ảnh: AP .
Mạnh Vãn Chu bị bắt hai năm trước theo yêu cầu của Mỹ khi đang quá cảnh tại sân bay quốc tế Vancouver của Canada. Kể từ đó, bà nhiều lần kháng nghị để chống dẫn độ sang Mỹ, quá trình có thể mất nhiều năm để giải quyết.
Một thỏa thuận không chỉ cho phép Mạnh Vãn Chu trở lại Trung Quốc mà còn loại bỏ một vấn đề khiến quan hệ của Bắc Kinh với Ottawa xấu đi, cũng như làm trầm trọng thêm quan hệ giữa Bắc Kinh với Washington. Một thỏa thuận cũng có thể mở đường cho Trung Quốc thả hai người đàn ông Canada bị bắt ngay sau khi bà Mạnh bị bắt. Các nguồn tin cho biết vấn đề công dân Canada cũng là một yếu tố thúc đẩy các cuộc thảo luận.
Chính quyền Trump coi Huawei là mối đe dọa an ninh quốc gia và nói rằng các hoạt động của Huawei ở Iran là một phần hành vi sai trái của công ty. Trung Quốc rất tức giận trước vụ bắt Mạnh Vãn Chu, cáo buộc Mỹ phân biệt đối xử với Huawei và kêu gọi Canada trả tự do cho bà Mạnh.
Các đại diện của Mạnh Vãn Chu và quan chức Bộ Tư pháp Mỹ nối lại đàm phán trong tuần này với hy vọng đạt thỏa thuận trước khi chính quyền Tổng thống Donald Trump kết thúc nhiệm kỳ. Các quan chức Huawei cũng đang nuôi hy vọng chính quyền Joe Biden có thể khoan dung hơn, song phát ngôn viên của Tổng thống đắc cử Mỹ từ chối bình luận về vấn đề này.
Các luật sư của bà Mạnh và quan chức Bộ Tư pháp Mỹ đang xác định liệu có điều khoản nào mà cả hai bên có thể đồng ý. Một nguồn tin cho biết bà Mạnh gần đây từ chối thông qua dự thảo thỏa thuận vì không đồng ý với cách thức liên lạc của bà với một số tổ chức tài chính của Huawei.
Mạnh Vãn Chu là con gái của người sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi. Đây là một trong những công ty hàng đầu Trung Quốc và là công ty toàn cầu về thiết bị viễn thông mà Mỹ cáo buộc tham gia vào hành vi đánh cắp công nghệ và có thể tiếp tay cho hoạt động gián điệp của Bắc Kinh. Huawei phủ nhận những cáo buộc đó.
Bà Mạnh lập luận rằng bà đã bị buộc tội sai và yêu cầu dẫn độ là không phù hợp, dựa trên động cơ chính trị vào thời điểm Mỹ đang tìm kiếm ưu thế trong căng thẳng thương mại và công nghệ kéo dài với Trung Quốc. Trong những tuần gần đây, Global Times xác định trường hợp của Mạnh Vãn Chu là lĩnh vực mà Bắc Kinh hy vọng sẽ thấy sự thay đổi tình thế dưới thời chính quyền Biden.
Các cuộc đàm phán để trả tự do cho Mạnh Vãn Chu bắt đầu vài tháng trước cuộc bầu cử tổng thống và diễn ra khẩn trương hơn trong những tuần gần đây khi chính quyền Trump sắp mãn nhiệm.
Mạnh Vãn Chu cho đến nay vẫn phản đối thỏa thuận được đề xuất, tin rằng bà không làm gì sai. Bà từ chối bình luận thông qua phát ngôn viên Huawei, trong khi phát ngôn viên Bộ Tư pháp Mỹ và quan chức Canada cũng chưa phản hồi về thông tin trên.
Cựu quan chức an ninh quốc gia của Bộ Tư pháp David Laufman nói rằng trường hợp Mạnh Vãn Chu là vụ truy tố hàng đầu và trong khi công tố viên có thể đang cân nhắc lợi ích địa chính trị, ông không mong Bộ Tư pháp thời Biden sẽ hủy án.
"Sẽ là đặc biệt nếu Bộ Tư pháp xóa án tích. Nhưng có những lúc lợi ích thực thi pháp luật nhường chỗ cho lợi ích chính sách đối ngoại bao trùm của Mỹ", Laufman nói, đề cập đến các cuộc đàm phán của chính quyền Trump. "Với tác động của vụ truy tố Mạnh Vãn Chu đối với Canada cũng như đối với mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc, đây có thể là một trong những trường hợp đó".
Sỹ quan biên phòng Canada ‘nghiên cứu’ Wikipedia trước khi tra hỏi Mạnh Vãn Chu Diễn biến mới nhất vụ kiện nhằm bãi bỏ yêu cầu dẫn độ Mạnh Vãn Chu về Mỹ cho thấy, sỹ quan biên phòng đã nghiên cứu Wikipedia 10 phút trước khi đặt câu hỏi. Bà Mạnh Vãn Chu rời nhà đi dự phiên tòa ở Vancouver, British Columbia, Canada ngày 26/10. Ảnh: Reuters Phiên tòa xử lý vụ kiện nhằm bãi bỏ...