CEO Diviners Nguyễn Thúy Ngân – Sống trọn vẹn và ý nghĩa nhất có thể
17 tuổi, Ngân đỗ vào trường Macalester College, bang Minnesota, Mỹ với suất học bổng toàn phần.
Thúy Ngân ( Jasmine Nguyễn) đón năm 2021 trong tâm thế hoàn toàn mới: cô vừa trở thành người điều hành Diviners – một tổ chức phi lợi nhuận với mục tiêu hỗ trợ những cá nhân mất cân bằng trong cuộc sống. Trước đó, Ngân là quản lý khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Angle Hack – chuỗi cuộc thi phát triển phần mềm quy mô toàn cầu.
17 tuổi, Ngân đỗ vào trường Macalester College, bang Minnesota, Mỹ với suất học bổng toàn phần. Trong suốt bôn năm đại học, Ngân nhận được học bổng của ba tỷ phú cho các dự án thiện nguyện và được biết đến với các “nick-name” như: cô gái chuyên “săn” tài trợ của các tỷ phú Mỹ, cô gái một mình đi khắp thế giới với vỏn vẹn 7kg hành lý…
Ba tháng sau khi sang Mỹ, Ngân nộp hồ sơ, trình bày ý tưởng về dự án mở ra cánh cửa mới cho trẻ có hoàn cảnh không may thông qua tiếng Anh và tin học tại mái ấm Hy Vọng ở tỉnh Vĩnh Phúc đến quỹ của nhà tư thiện Kathryn Wasserman Davis. Nhiệt huyết của Ngân và ý nghĩa của dự án đã giúp cô giành chiến thắng. Sau đó, Ngân tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của Quỹ học bổng Phillips do vợ chồng tỷ phú Jay Phillips thành lập, nhằm giúp phụ nữ và trẻ em nhập cư tại bang Minnesota, Mỹ xóa bỏ mặc cảm tự ti, rào cản văn hóa để hòa nhập và học tập.
Ngân cũng là một trong hai người Việt Nam nhận được 30.000 USD để thực hiện chuyến thiện nguyện vòng quanh thế giới từ quỹ của tỷ phú Thomas Watson. Trong suốt một năm đó, Ngân đã đến Anh, Rwanda, Thái Lan, Bangladesh, Nepal, Singapore, Chile, ở với hơn 50 gia đình, kết nối với 300 doanh nghiệp xã hội và giới thiệu nhiều dự án thiện nguyện bền vững như: mô hình “tủ lạnh công cộng” nhằm giải quyết vấn đề lãng phí thực phẩm cho người vô gia cư, mô hình “thư viện đồ gia dụng” – cho phép những người thiếu có thể mượn món đồ nào đó với phí rất rẻ ở Anh; làm trợ giảng, tổ chức hội thảo… ở những quốc gia châu Á, châu Phi…
Với Thúy Ngân, đó là hành trình trưởng thành nhiều kỷ niệm, đầy tiếng cười nhưng quan trọng hơn hết là “đã tìm được chính mình”. Thuở bé, Ngân thường xuyên bị bạn bè cùng lớp bắt nạt vì tật nói ngọng và vẻ ngoài đen nhẻm. Nhạy cảm, không thích chia sẻ, cô thường viết những gì mình nghĩ vào quyển nhật ký be bé. Chẳng may, quyển nhật ký ấy bị cô giáo chủ nhiệm phát hiện, trong đó có cả những tình cảm “gà bông” dành cho cậu bạn cùng lớp. Cô giáo mang quyển nhật ký ấy cho các phụ huynh cùng đọc. Ngân tổn thương và bắt đầu nổi loạn. Tuổi 12, cô cắt tóc ngắn, mặc quần áo tomboy, trốn học…
Nguyễn Thúy Ngân luôn rạng rỡ, tự tin trong mọi chuyến đi
Cứ gõ, cửa sẽ mở
Phóng viên: Vượt qua mặc cảm của một đứa trẻ bị cô lập chỉ vì không giống bạn bè là một quá trình không hề đơn giản. Bạn đã làm điều đó như thế nào?
CEO Nguyễn Thúy Ngân: Tôi vẫn còn nhớ như in, hồi bé khi bị bạn bè trêu và tẩy chay chỉ vì tôi đen nhẻm, bé xíu, tôi đã nỗ lực không ngừng để người khác quý mình hơn, nỗ lực đạt được điều này điều kia để chứng tỏ với mọi người rằng mình là một người có ích và được chấp nhận. Rất nhiều sự cố gắng, nỗ lực như vậy khiến tôi cảm thấy… mệt, không được là chính mình.
Một trong những điểm bứt phá là lần đầu xa nhà năm 17 tuổi, khi tôi nhận được học bổng đến Mỹ. Tôi nhận thấy đó là cơ hội cho mình được trở thành người mới. Ở Mỹ, người khác không biết tôi là ai, đã từng làm gì. Họ chỉ biết tôi của ngày hôm nay. Đó cũng là lý do vì sao tôi tự đặt cho mình cái tên Jasmine theo tên nàng công chúa của Disney từ truyện Aladdin. Tôi ấn tượng với bản lĩnh của Jasmine, khi cô ấy dám ngồi lên thảm bay thần kỳ để nhìn ngắm thế giới. Cái tên là phép ẩn dụ cho câu chuyện của tôi khi tôi đã dám vượt khỏi vòng an toàn của mình để đến nước Mỹ và sau này là đi vòng quanh thế giới.
Câu chuyện của tôi khác với Jasmine ở chỗ, cô ấy đi cùng chàng Aladdin, còn tôi đi một mình. Nhưng hành trình một mình này rất tuyệt vời. Ở Mỹ, tôi ấn tượng sự cá thể hóa. Họ tôn trọng tự do cá nhân, mỗi người là một cá thể, không ai phải giống ai. Tôi quan sát bạn học cùng trường, thây mỗi người một màu da, ăn mặc khác nhau, ngôn ngữ khác nhau, tài năng khác nhau và cách họ thể hiện bản thân rất độc đáo. Quá trình kết nối giúp tôi dám là mình hơn.
* Sự tỉnh thức ở đây là…
- Càng về sau, tôi hiểu được rằng tôi không phải là những định danh, nhãn mác người khác gắn cho mình. Chính tôi mới là người có khả năng kiến tạo hiện thực của mình. Khả năng của mỗi người là vô hạn, không đóng khung bởi bất kỳ ai. Khi nhận ra điều ấy, bạn không còn sống trong nỗi sợ, không phải cố gắng để làm hài lòng người khác nữa. Đó là một trong những khoảnh khắc giúp tôi cảm thấy tự do vô cùng. Tự do theo nghĩa, trong hoàn cảnh nào mình cũng có thể tự tạo ra cơ hội cho mình.
* Theo đuổi hoạt động thiện nguyện từ khá sớm, bạn đã thuyết phục những dự án, quỹ thiện nguyện quốc tế như thế nào, nhất là khi bạn là một cô gái nhỏ nhắn, quá trẻ và đến từ một đất nước đang phát triển?
- Thực ra, đó chính là điểm mạnh giúp tôi nổi bật giữa một dàn thí sinh từ những đất nước có nhiều điều kiện phát triển hơn. Điều thuyết phục là học được cách bày tỏ và biết cách kể câu chuyện của mình: không chỉ muốn nhìn thấy thế giới mà còn muốn thế giới biết mình là ai. Đây là quá trình chiêm nghiệm rất nhiều từ hành động, nỗ lực không ngừng, dám làm, dám hiện thực hóa, dám đi đến cùng ước mơ.
Tôi tin rằng, khi bạn biết mình là ai, điểm mạnh điểm yếu cua minh là gì thì sự tự tin đến rất tự nhiên. Tôi tin khi người khởi xướng các dự án phỏng vấn tôi, họ có thể cảm nhận được sự tự tin, vững chãi đó và trao cho tôi cơ hội hiện thực hóa. Tôi rất biết ơn sự hào phóng và tin tưởng của họ, bởi từ đó, tôi còn học được nhiều thứ hơn thế nữa.
* Những chuyến đi khắp thế giới đã cho và “lấy” đi của bạn những gì?
- Nó giúp tôi nhìn thấy thế giới, đồng thời là cơ hội cho thế giới biết được câu chuyện của tôi. Đây là hành trình một mình, từ trang giấy, ấp ủ khá lâu đến khi thành hiện thực. Cho đến khi ba mẹ tiễn tôi ra sân bay với chiếc va-li von vẹn 7kg và một chiếc ba-lô, tôi mới dám tin rằng những gì mình mơ ước từ lâu đã trở thành hiện thực.
Video đang HOT
Những chuyến đi này đã lấy hết sự ngần ngại, sự nghi ngờ bản thân, nỗi lo sợ về thế giới xung quanh. Từ bé, tôi luôn được dạy là không được tin tưởng người lạ, phải ấm thân mình trước mới lo được cho người khác. Các chuyến đi đó đã giúp tôi phá vỡ những niềm tin giới hạn như thế về người lạ. Tôi đặt thử thách cho mình trong suốt một năm chỉ ở cùng người bản xứ, không vào khách sạn, homestay.
Kết quả là ở những quốc gia tráng lệ như Anh hay nghèo khó như Bangladesh, tôi luôn tìm được những người biết mở lòng, lắng nghe và chào đón tôi trong ngôi nhà của họ. “Hãy hỏi thì sẽ tìm được câu trả lời”, cứ gõ thì cửa sẽ mở. Niềm tin này ngày càng được củng cố mạnh mẽ trong tôi.
Với Nguyễn Thúy Ngân, quan trọng nhất vẫn là sự cống hiến và hiện diện của mỗi cá nhân khi ta đang sống
Đừng phí hoài cuộc đời trong lo lắng
* Dự án đầu tiên của bạn rất đáng ngưỡng mộ nhưng cũng nhanh chóng kết thúc vì thiếu tính bền vững. Cảm giác khi nhìn các dự án do bản thân xây dựng “chết non” vì hết tiền/không còn được sự hỗ trợ của các quỹ hẳn là chẳng dễ chịu chút nào?
- 10.000 USD là số tiền rất lớn với môt cô bé 17 tuổi. Tôi ý thức được mình có rất nhiều trọng trách và vạch ra kế hoạch sử dụng số tiền đó hợp lý nhất, tạo được nhiều tác động xã hội nhất. Tôi tuyển thêm đội ngũ tình nguyện viên tầm tuổi mình, hợp thành một đội, cùng xuống Vĩnh Phúc xây dựng trung tâm tin học và tiếng Anh ở trại trẻ mồ côi Hy Vọng, cùng nhau học rất nhiều điều thăng trầm suốt ba tháng hè đó.
Sau hơn một năm, lửa tình nguyện viên cũng giảm bớt vì học tập, công việc, các bạn cũng có những dự án khác. Tôi cũng gặp vấn đề trong việc kêu gọi thêm nguồn lực tài chính để tiếp tục dự án. Lúc đó, tôi trải qua giai đoạn rất tồi tệ bởi dự án là đứa con đầu lòng tôi dành rất nhiêu tâm huyết, muốn hiện thực hóa, nuôi dưỡng. Khi không thể tiếp tục nữa, tôi cảm nhận được sự thất vọng của các em. Ánh mắt thất vọng đó khiến tôi trăn trở hơn rất nhiều so với những lời chê bai của người ngoài. Đó cũng là lúc tôi nhận ra sự không bền vững của các mô hình thiện nguyện truyền thống.
* Bạn đã thay đổi như thế nào ở các hoạt động sau đó?
- Càng về sau, tôi càng hiểu được răng không có trải nghiệm nào thừa hay vô ích cả. Bài học tôi luôn tự nhủ là tính bền vững của dự án. Mình không thể chỉ nghĩ ra dự án rồi phụ thuộc vào Mạnh Thường Quân hay quỹ này quỹ kia mà luôn phai có sự chủ động, đóng vai trò thuyền trưởng lèo lái chính con thuyền của mình.
Sau đó, tôi vô tình biết đến mô hình doanh nghiệp xã hội thông qua kỳ thực tập tại cửa hàng xe đạp Express by shop. Đây là doanh nghiệp đã tồn tại 20 năm. Họ hoạt động theo phương thức thu xe đạp cũ, tân trang để bán lại. Toàn bộ nhân viên cửa hàng là trẻ cơ nhỡ, có hoàn cảnh khó khăn được đào tạo sửa xe, cách làm cơ khí, kỹ năng giao tiếp, bán hàng, chăm sóc khách hàng. Sau khi qua đào tạo, nhiều cơ hội đã đến, giúp các em sống ổn định và có tương lai tốt đẹp hơn.
* Đã khi nào bạn đối mặt với những câu hỏi, chẳng hạn: không làm gì đó cho quê hương mà lại đi lo chuyện ở những xứ xa xôi?
- Quan trọng nhất vẫn là sự cống hiến và hiện diện của bạn, khi bạn đang sống. Liệu mình có đang uổng phí cuộc đời trong lo lắng, muộn phiền hay dám sống, dám hiện thực hóa ước mơ của mình? Một điều rất hay tôi nhận ra sau chuyến đi vòng quanh thế giới là, cho dù chúng ta ở đâu hay làm gì thì với trái tim nóng, với bàn tay và khối óc, chúng ta luôn có thể sống và cống hiến bất kỳ nơi đâu.
Tất nhiên, tôi đã có thể ở lại Mỹ và có một cuộc sống tốt hơn, nhưng chính những thử thách từng nếm trải giúp tôi ý thức được rằng sứ mệnh của mình lớn hơn thay vì chỉ sống cho riêng mình. Đó là lý do tôi quyết định trở về Việt Nam.
* Còn chặng đường xa hơn ban se đi?
- Về lâu dài, tôi muốn trở thành diễn giả truyền cảm hứng để lan tỏa câu chuyện của mình đến với nhiều người hơn, cổ vũ họ bước ra khỏi sự tự ti, nghi ngờ, dám sống là chính mình, có một cuộc đời trọn vẹn và ý nghĩa nhất.
* Cảm ơn bạn đã chia sẻ.
Hiên tai, tôi có rất nhiều dự định. Chẳng hạn như dự án phim tỉnh thức. Ở đó, chúng tôi kể câu chuyện có thực về hành trình của những con người bình dị, làm thế nào họ chạm đến tỉnh thức để sống cuộc đời trọn vẹn, ý nghĩa hơn. Qua dự án, chúng tôi muốn truyền đi thông điệp sống tích cực đến cộng đồng.
Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ mở nhà hàng thuần chay, chuỗi cửa hàng bán đồ organic, thân thiện với môi trường… tổ chức những lớp học, những chuyến đi chuyển hóa, lễ hội tỉnh thức. Chúng tôi muốn tạo sự thay đổi trong cuộc sống từ những điều nhỏ nhất…” Nguyễn Thúy Ngân – CEO Diviners
Cô gái Việt chuyên 'săn' học bổng của các tỷ phú
Vô cùng ngạc nhiên khi bước chân vào ngôi trường Mỹ, lần đầu tiên phải trả lời câu hỏi "Tôi là ai" khiến cô gái Việt bắt đầu đi tìm lại chính mình.
Tại ngôi trường Macalester College, bang Minnesota, Nguyễn Thúy Ngân (Hà Nội) được hòa vào một môi trường đa dạng văn hóa. Dù đặt tại một thành phố nhỏ, nhưng Macalester College có 2.000 sinh viên tới từ 100 quốc gia khác nhau đến học tập. Đây là "thế giới" Ngân từng mơ về trong suốt những năm tháng còn học phổ thông.
"Lớp học đầu tiên tôi được học là về "cá thể hóa". Tất cả sinh viên đều phải trả lời câu hỏi "Tôi là ai?". Lần đầu được nghe tới những khái niệm ấy khiến tôi như "vỡ" ra nhiều điều. Ở ngôi trường này, mọi sự khác biệt cũng đều được tôn trọng".
Đứa trẻ lập dị đi tìm lại chính mình
Ngân từng là một cô bé 6 tuổi từ Đông Anh vào nội thành đi học. Cô bị bạn bè bắt nạt vì tật nói ngọng và vẻ ngoài "đen không giống ai". Lên cấp 2, có lần Ngân bị cô chủ nhiệm phát hiện ra cuốn nhật ký viết về người bạn cùng bàn mình thầm thích. Sau đó, cô giáo đã đem cuốn nhật ký cho các phụ huynh cùng đọc. Điều ấy khiến Ngân cảm thấy tổn thương.
12 tuổi, Ngân bắt đầu nổi loạn. Cô cắt tóc ngắn, mặc quần áo tomboy, trốn học ra ngoài quán net và bắt đầu tìm kiếm những người bạn qua mạng để trải lòng.
Nhưng càng ngày, Ngân càng thấy mình thay đổi theo cách bản thân không mong muốn. Một lần, xem được series phim "How I met your mother", cô bắt đầu vạch ra con đường đi du học.
Ngân hiện tại cắt tóc ngắn, năng động, tự tin
Đỗ vào trường Macalester College với học bổng toàn phần, được học tập trong một ngôi trường đa dạng văn hóa, chủng tộc, màu da khiến Ngân bỗng cảm thấy không còn giới hạn về con người mình muốn trở thành.
"Tôi có một cậu bạn xoay rubic nhanh top thế giới. Cậu ấy có thể vừa xoay rubic, vừa nhảy hiphop. Ngoài ra, cậu bạn này còn biết làm phim. Nhờ thế, tôi nhận ra rằng không nên giới hạn bản thân trong một chiếc hộp kín vì mình còn có thể làm được rất nhiều thứ", Ngân nói.
Vì thế, vừa xa nhà 3 tuần, khi chưa kịp làm quen với đất nước xa lạ, Ngân đã xin đi gia sư tình nguyện cho những trẻ em da màu. Cô gái 25 tuổi tự nhận mình giống như "một miếng bọt biển", dù không có gì trong tay nhưng cứ bước ra thế giới bên ngoài, sẵn sàng đón nhận tất cả.
2 tháng sau, Ngân biết tới quỹ học bổng của nhà từ thiện Kathryn Wasserman Davis trao cho các dự án cộng đồng của sinh viên. Thấy quỹ học bổng ấy, Ngân liều mình đăng ký tham gia. Dự án công nghệ thực hiện tại trung tâm trẻ mồ côi ở Vĩnh Phúc đã giúp nữ sinh lần lượt vượt qua các ứng viên và trở thành người chiến thắng, giành được 10.000 USD.
Đến năm hai đại học, Ngân tiếp tục trở thành tình nguyện viên cho một tổ chức giúp đỡ phụ nữ và trẻ nhập cư tại Saint Paul, Minnesota. Cô gái Việt nhận ra vấn đề trong những gia đình nhập cư này là cha mẹ và con cái không có sự kết nối, đặc biệt là việc trong định hướng giáo dục.
Phát hiện này của Ngân đã thuyết phục được Quỹ học bổng Phillips do vợ chồng tỷ phú Jay Phillips thành lập. Cô được trao 16.000 USD để thử nghiệm những biện pháp khắc phục.
Năm 2015, cô gái Việt bắt đầu trở thành "cánh tay kết nối" tạo ra những hoạt động giúp các bậc phụ huynh hiểu hơn về con đường học tập của con cái mình; còn những đứa trẻ không cảm thấy tự ti về nguồn gốc nhập cư hay những rào cản văn hóa của bản thân. Ngày kết thúc dự án, nhiều người đã khóc; thậm chí có phụ huynh bước tới nắm tay và cảm ơn Ngân.
Có những đứa trẻ nhập cư giờ đây cảm thấy tự hào về nguồn gốc của mình. Nhiều em còn nhận được học bổng cao của Mỹ.
Hãy dám "say yes"
Sau dự án, Ngân tiếp tục tham gia các hoạt động cộng đồng khác nhau. Trước khi ra trường, cô gái trẻ biết tới quỹ học bổng Watson Fellowship do gia đình tỷ phú Thomas Watson sáng lập nhằm giúp đỡ những nhà lãnh đạo trẻ xuất sắc có nhiều hoài bão.
Mỗi năm, quỹ này trao cho 50 cá nhân nhân xuất sắc nhất trên toàn nước Mỹ. Mỗi người sẽ nhận được 30.000 USD để đi vòng quanh thế giới, thực hiện ước mơ của chính mình.
Yêu cầu duy nhất quỹ đặt ra khi thực hiện chuyến đi là người được chọn phải đi 1 năm, phải đi một mình và phải đi có mục đích.
Vượt qua nhiều vòng loại, Ngân là 1 trong 2 người Việt Nam nhận được học bổng này kể từ khi quỹ thành lập.
Thời điểm đó, cô cũng nhận được một vài lời đề nghị hấp dẫn nếu ở lại Mỹ. Đứng trước hai ngã rẽ, Ngân quyết định bắt đầu chuyến đi vòng quanh thế giới của mình.
"Tham gia chuyến đi, tôi cảm thấy như đang được sống trong thế giới mình từng mơ ước", Ngân nói.
Chuyến đi vòng quanh thế giới khiến Ngân học được nhiều điều từ những người xung quanh
Vốn là người từng lãnh đạo nhiều dự án cộng đồng kể từ khi còn đi học, Ngân nhận thấy các dự án của mình hầu hết đều "chết non" do quỹ hết tiền hoặc các nhà tài trợ không tiếp tục ủng hộ. Từ đó, Ngân bắt đầu tìm hiểu về doanh nghiệp xã hội - một mô hình kinh doanh bền vững. Cô bắt đầu cuộc hành trình của mình ở Anh.
"Ở Anh, bước ra ngoài phố, bạn sẽ thấy những chiếc xe cafe tự động được bán bởi những người vô gia cư. Nhờ đó, họ có thể làm ra tiền bằng chính sức lao động của mình. Điều này cũng tạo ra những tác động xã hội", Ngân kể.
Cô cũng hào hứng với những mô hình "tủ lạnh công cộng" được đặt ở góc phố. Đây là nơi các siêu thị có đồ ăn sắp hết hạn hoặc không dùng đến đặt vào để những người vô gia cư hay có thu nhập thấp có thể đến lấy. Mô hình này tuy đơn giản nhưng đã giải quyết được vấn đề lãng phí thực phẩm. Bên cạnh đó, mô hình "thư viện đồ gia dụng" cũng cho phép những người cần có thể mượn món đồ nào đó như máy xay, dụng cụ làm vườn,... với chi phí rất rẻ.
Trong suốt một năm, Ngân đã đi qua 7 quốc gia ở các châu lục khác nhau là Anh, Rwanda, Thái Lan, Bangladesh, Nepal, Singapore, Chile. Thay vì ở khách sạn, cô lại tìm đến nhà của những người dân với mong muốn có thể nhìn thấy một cuộc sống khác.
Một năm với trải nghiệm sống tại 50 gia đình khác nhau; kết nối được với 300 doanh nhân doanh nghiệp xã hội; cứ ba tháng, Ngân lại đến một châu lục mới;... Những trải nghiệm đầy mới mẻ đã giúp cô gái 22 tuổi khi ấy như tìm lại được chính mình.
Ngân tốt nghiệp tại trường Macalester College, bang Minnesota, Mỹ
Trong chuyến hành trình vòng quanh thế giới, Ngân cảm thấy ấn tượng nhất với đất nước châu Phi Rwanda.
"Đây là một đất nước rất nhỏ, chỉ là một dấu chấm trên bản đồ thế giới. Nhưng mọi người tại đây vô cùng tự hào về dân tộc mình. Đây cũng là một đất nước rất phát triển về khởi nghiệp", Ngân nói.
Ở Rwanda, Ngân xin làm trợ giảng trong một trường đại học với mong muốn được tiếp cận với giáo trình đại học rất mạnh về khởi nghiệp của họ.
Kết thúc 1 năm theo quy định của quỹ, Ngân tiếp tục vài cuộc hành trình ngắn trước khi trở về Việt Nam. Sau chuyến đi, Ngân cảm thấy bản thân hiểu hơn về khái niệm "tự do".
"Tự do không phải là muốn cái gì thì làm mà ở đâu, trong hoàn cảnh nào mình cũng có thể tự tạo ra cơ hội cho mình.
Kể cả ở Anh, Bangladesh, Chile hay Nepal,... đây đều là những nơi lần đầu tiên tôi được đặt chân đến nhưng tôi vẫn có thể tìm được những người bạn và có thể tận hưởng cuộc sống", Ngân chia sẻ.
Trở về Việt Nam, Ngân giữ vai trò là quản lý khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của Angel Hack - một chuỗi cuộc thi phát triển phần mềm quy mô toàn cầu. Trái ngược với mong muốn của bố mẹ là con gái có một cuộc sống ổn định, Ngân lại chọn cho mình hướng đi có phần "bất ổn".
Cô cho rằng, khi dám "say yes", không giới hạn bản thân vào một chiếc hộp kín thì dù có khó khăn thế nào, cơ hội cũng ắt sẽ đến.
Nhiều năm ở nước ngoài, nhà khoa học nữ 8X quyết trở về Việt Nam để nghiên cứu Tiến sĩ Đinh Thị Hinh từng giành học bổng toàn phần du học Hàn Quốc nhưng sau khi tốt nghiệp cô vẫn quyết tâm quay trở về Việt Nam. Có thể nói nữ trí thức là một bộ phận tinh hoa của phụ nữ thuộc mọi dân tộc. Họ là những người được đào tạo bài bản, có kiến thức sâu rộng về...