CDC Thái Nguyên công bố thời điểm nam nhân viên mắc COVID-19 về thăm nhà
CDC Thái Nguyên cho biết, ca nhiễm COVID-19 ở thị xã Phổ Yên về nhà trước thời điểm tiếp xúc với nguồn bệnh, vì vậy ít có nguy cơ lây nhiễm cho các trường hợp khác.
Chiều 29/1, trả lời PV VTC News, ông Hoàng Anh, Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Nguyên cho biết, trong số các nhân viên an ninh sân bay Vân Đồn (Quảng Ninh) nhiễm COVID-19 được công bố, có 1 người trú tại thị xã Phổ Yên.
Bệnh nhân này là Đ.H.Q, sinh năm 1992, ở phường Bắc Sơn, thị xã Phổ Yên (Thái Nguyên). Quá trình kiểm dịch tễ cho thấy, anh Q. về quê từ ngày 10/1. Khoảng thời gian ở nhà, anh Q. có ra chợ Phúc Thuận chơi và mua sắm.
Lực lượng liên ngành tỉnh Thái Nguyên hướng dẫn người và phương tiện vào phun khử trùng, kiểm tra thân nhiệt tại nút giao Tân Lập. (Ảnh: Báo Thái Nguyên)
Đến ngày 11/1, anh Q. ngồi ăn bún cá tại một quán ăn ở tổ dân phố Sơn Trung, phường Bắc Sơn và trong ngày đi xe máy lên thành phố Thái Nguyên đến quán Laptop 88 (chưa rõ địa chỉ) hỏi mua đồ khoảng 2 phút. Trong quá trình di chuyển và tiếp xúc với mọi người, anh Q. đều đeo khẩu trang, giữ khoảng cách.
Đến 16h30 phút ngày 13/1, anh Q. lên xe khách Tuấn Kiệt đến Vân Đồn làm việc.
Đến ngày 22/11, bệnh nhân số 1554 có đến làm việc tại phòng của anh Q. khoảng 5 phút nhưng không tiếp xúc trực tiếp với anh Q. Ngày 27/1, anh Q. được đưa đi cách ly tại bệnh viện số 2 – Quảng Ninh. Đến sáng 28/1, anh Q. được xác nhận dương tính với SARS-CoV-2.
” Ngày 27/1, trường hợp này phát hiện dương tính với COVID-19, trong khi đó anh Q về Thái Nguyên từ ngày 10-13/1. Qua điều tra, bệnh nhân tiếp xúc với nguồn lây vào khoảng ngày 21, 22/1, vì vậy nguy cơ lây nhiễm cho các trường hợp khác ở địa bàn thị xã Phổ Yên là rất ít. Tuy nhiên, cơ quan chức năng tỉnh Thái Nguyên vẫn triển khai các biện pháp cần thiết như điều tra, xác minh tất cả các trường hợp tiếp xúc là F1, F2, tổ chức lấy mẫu, cách ly, phun khử khuẩn toàn bộ khu vực liên quan” , ông Hoàng Anh cho biết thêm.
Lực lượng chức năng kiểm tra thân nhiệt của những người đi từ Bắc Giang vào tỉnh Thái Nguyên qua khu vực xã Hợp Tiến, huyện Đồng Hỷ. ( Ảnh Báo Thái Nguyên).
Video đang HOT
Theo CDC Thái Nguyên, hiện ngành y tế tỉnh lấy được 8 mẫu F1 của trường hợp này, đến ngày 28/1 lấy được 40 mẫu F2, cơ quan chức năng sẽ tiếp tục truy vết và lấy mẫu F2.
Cũng trong ngày 28/1, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Thái Nguyên họp triển khai các biện pháp phòng dịch.
Tại cuộc họp, lãnh đạo UBND tỉnh Thái Nguyên yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã và các cơ quan, đơn vị có liên quan, các tổ chức, cá nhân và người dân trên địa bàn tỉnh thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch theo chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh; đồng thời bình tĩnh ứng phó với mọi tình huống dịch bệnh; rà soát, siết chặt việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch trên địa bàn, đặc biệt tại các cơ sở y tế, trường học, khu công nghiệp, nhà máy xí nghiệp, các khu vực thường xuyên có hoạt động tập trung đông người; yêu cầu người dân thực hiện nghiêm các giải pháp về đeo khẩu trang, hạn chế tụ tập đông người, giữ khoảng cách nơi công cộng.
Thái Nguyên: Nông dân rủ nhau trồng "sâm người nghèo", chế ra thứ cao uống vào khoẻ cả người
Với mục đích bảo tồn và phát triển cây đinh lăng, hiện nay nhiều thành viên HTX Dịch vụ Hoa Trung (phường Bắc Sơn, TX.Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên) đã quyết định trồng và chế biến các sản phẩm từ đinh lăng.
Các thành viên HTX đang ăn nên làm ra với cây đinh lăng ví như cây "sâm người nghèo".
Ông Phạm Văn Hoa (69 tuổi, trú tại phường Bắc Sơn, TX.Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên) - Giám đốc HTX Dịch vụ Hoa Trung cho biết, khoảng những năm 2010, ông cũng thành lập HTX nuôi ong, tuy nhiên mô hình hoạt động không hiệu quả.
"Cơ duyên bắt nguồn từ chuyện trước đấy vợ tôi từng bị ngộ độc thuốc sâu và rơi vào tình trạng nguy hiểm. Khi đó, nhiều người nói rằng nếu tìm được cây đinh lăng và pha nước cho bà uống sẽ có tác dụng giải độc. Tôi làm theo và thấy hiệu quả, từ đó tôi quyết định phải tìm cách bảo tồn loài dược liệu quý này," ông Hoa kể.
Các thành viên của HTX Dịch vụ Hoa Trung, phường Bắc Sơn, TX.Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên thăm vườn trồng đinh lăng.
Từ năm 2014, ông về các vùng Nam Định, Hải Dương... để học hỏi kinh nghiệm trồng đinh lăng và mua giống đinh lăng về trồng. Đến năm 2015, từ nuôi ong, ông quyết định chuyển sang trồng đinh lăng và chế biến cây đinh lăng.
Theo ông Hoa, hiện nay, HTX Dịch vụ Hoa Trung đang triển khai 2 dự án. Dự án thứ nhất là "Liên kết trồng, chế biến các sản phẩm từ cây đinh lăng theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn thị xã Phổ Yên" giai đoạn 2016 - 2020 với diện tích 15ha với 35 hộ tham gia, tập trung ở 3 xã Minh Đức, Phúc Thuận và Thành Công.
Dự án thứ hai là "Trồng cây dược liệu quý và cây thuốc quý" với diện tích 45ha, triển khai trên tổng số 40 hộ. Đến nay đã thực hiện được khoảng trên 3ha diện tích.
Hiện dự án đã được Văn phòng điều phối Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên phê duyệt hỗ trợ kinh phí mua cây giống cho các hộ tham gia dự án với số tiền 285 triệu đồng đến hết năm 2020.
Hiện nay, HTX Dịch vụ Hoa Trung đã trồng được khoảng 3ha diện tích đinh lăng, tập trung ở 3 xã Minh Đức, Phúc Thuận và Thành Công, TX Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
Chia sẻ với PV Dân Việt, ông Hoa cho biết, đinh lăng là loại cây dược liệu rất thích hợp với thổ nhưỡng ở vùng đất trung du Thái Nguyên và khả năng cho củ cao hơn ở những vùng khác. Hơn nữa, khi củ đinh lăng nấu lên sẽ cho sản lượng và chất lượng cao hơn từ 15 - 20% so với đinh lăng được trồng ở những vùng khác.
Đinh lăng là loại cây dễ trồng và hầu như không có sâu bệnh và cây đinh lăng được ví như "sâm người nghèo" tốt cho sức khoẻ mà lại giá bình dân.
Cây đinh lăng rất dễ trồng, ưa sống dưới tán cây khác, phù hợp với loại đất cát pha và hầu như không có sâu bệnh. Cây đinh lăng chỉ không chịu được ngập úng, nắng và sương muối. Bởi vậy, việc chăm sóc đinh lăng cũng không tốn quá nhiều công.
Sau 5 tháng trồng, nhiều diện tích cây đinh lăng do HTX Dịch vụ Hoa Trung trồng đã bắt đầu cho thu hoạch lá.
Trung bình, mỗi ha trồng cây đinh lăng có thể thu từ 5 - 6 tấn lá/năm và sản xuất được khoảng 200kg trà đinh lăng. Sau khoảng 3 năm, có thể thu hoạch toàn bộ cây và củ để nấu cao đinh lăng. Mỗi tạ cây và củ đinh lăng tươi có thể chế biến được 3kg cao đinh lăng.
Nguyên liệu chính để sản xuất cao đinh lăng là củ và thân cây đinh lăng.
Quy trình sản xuất trà đinh lăng tương tự như việc sản xuất chè, phải trải qua nhiều công đoạn và mất khá nhiều thời gian. Sau khi thu hái, lá đinh lăng sẽ được sơ chế, cho vào máy sao khô rồi lấy hương, cho vào máy nghiền thành bột. Tiếp đó, bột lá đinh lăng pha trộn theo tỷ lệ: 80% lá đinh lăng, 15% củ đinh lăng và 5% cỏ ngọt, trở thành trà đinh lăng.
Còn sản xuất cao đinh lăng, cây và củ đinh lăng sau khi sơ chế được cho vào nồi áp suất nấu, khi đảm bảo thời gian sẽ tiến hành chắt nước và cô đặc. Công đoạn cuối cùng là chuyển sang thùng quay để tạo ra thành phẩm.
Công đoạn cuối cùng để tạo ra thành phẩm cao đinh lăng.
HTX Dịch vụ Hoa Trung đang sản xuất 2 sản phẩm chính là trà đinh lăng và cao đinh lăng. Trong đó, cao đinh lăng có 2 loại là cao cứng và cao mềm, với giá bán 300.000 đồng/kg. Trà đinh lăng cũng được bán với giá 300.000 đồng/kg.
Đến thời điểm này, HTX Dịch vụ Hoa Trung mới sản xuất khoảng 2 - 3 tạ sản phẩm để giới thiệu ra thị trường. Theo ông Hoa, nếu đầu ra ổn định, HTX sẽ mở rộng thị trường và có thể đáp ứng cho việc sản xuất từ 3 - 5 tấn sản phẩm/năm.
Các sản phẩm được chế biến từ đinh lăng của HTX Dịch vụ Hoa Trung được khách hàng đánh giá cao về chất lượng
Ông Trần Tiến Lung - đại diện đơn vị phân phối sản phẩm cho HTX Dịch vụ Hoa Trung cho biết: "Đến thời điểm này, mặc dù sản phẩm cao và trà đinh lăng chưa tiếp cận được đông đảo khách hàng trong cả nước, nhưng tất cả các đối tác tiếp nhận sản phẩm này đều phản hồi rất tốt.
Hiện nay, sản phẩm đã có mặt tại một số tỉnh như: Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, TP.Hồ Chí Minh. Dù là sản phẩm mới trên thị trường nhưng theo đánh giá, đây là sản phẩm sẽ được khách hàng tin tưởng đón nhận và sử dụng với số lượng lớn vì những công dụng và hiệu quả của nó".
Thái Nguyên: Nuôi đủ loại cá ngon dưới ao to rộng, lão nông thu trăm triệu mỗi năm Với diện tích hơn 2ha mặt nước, ông Trần Văn Quang (57 tuổi, xóm La Đao, xã Tân Kim, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên) thả gần 20.000 con cá nước ngọt các loại, thu về hàng trăm triệu mỗi năm. Đến xóm La Đao, xã Tân Kim, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên hỏi thăm về mô hình nuôi cá của gia...