Cô trò bào chế thuốc từ lá cây quý của người Nùng
Từ kinh nghiệm nhai lá cây pác lừ để chữa loét, nhiệt miệng của người Nùng , cô Nông Thị Anh Thư lên ý tưởng, lập nhóm nghiên cứu sản phẩm Vimigel .
Hơn ba tháng kể từ ngày giành giải nhất cuộc thi “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ” tỉnh Thái Nguyên năm 2020 với dự án phát triển Vimigel – gel chữa nhiệt miệng , cô Nông Thị Anh Thư, giảng viên bộ môn Dược liệu, cùng sinh viên của Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên vẫn thường xuyên có mặt ở phòng thí nghiệm. Nhớ lại khoảnh khắc được xướng tên ở giải thưởng, mắt cô ánh lên vẻ tự hào bởi đó là thành quả nghiên cứu suốt hai năm của nhóm.
Cô Nông Thị Anh Thư (trái) hướng dẫn sinh viên trong phòng nghiên cứu ở Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên. Ảnh: Dương Tâm.
Cô Thư nhớ lại cách đây khoảng hai năm, khi trường Đại học Y Dược, Đại học Thái Nguyên phát động cuộc thi nghiên cứu khoa học, cô đã nghĩ rất nhiều đến việc bào chế loại thuốc làm từ dược liệu trồng nhiều ở vùng đồi núi Thái Nguyên bởi vừa có thể chữa bệnh, vừa giúp bà con dân tộc làm kinh tế.
Là người dân tộc Nùng, cô thường xuyên được bố mẹ cho sử dụng các cây thuốc, bài thuốc quý của người Nùng để chữa một số bệnh nhẹ, trong đó có cây pác lừ. Pác lừ trong tiếng dân tộc Nùng có nghĩa là cây chữa loét miệng, nhiệt miệng . Theo kinh nghiệm của bà con, chỉ cần vài lần nhai lá pác lừ, nốt nhiệt miệng sẽ biến mất. Tuy nhiên, không phải lúc nào và ở đâu cũng có thể tìm thấy pác lừ. Cô Thư tự hỏi “Tại sao mình không tạo ra loại thuốc từ cây này”?
Cô chia sẻ ý tưởng và được các giảng viên bộ môn Dược liệu, Bào chế, Kinh tế Dược cùng sinh viên hỗ trợ thực hiện. Sau nhiều cuộc thảo luận, nhóm quyết định sáng chế ra loại gel từ loại cây quý trong dân gian.
Gel nhiệt miệng của nhóm cô Thư được bào chế dưới dạng gel bôi từ cao khô dược liệu, chiết bằng dung môi ethanol 70%, sử dụng phương pháp ngâm đã được loại tạp, phối hợp với các tá dược tăng tính thấm vào tổ chức da niêm mạc nhằm tăng tác dụng chống viêm, giảm đau.
Theo cô Thư, với sản phẩm này, việc giữ được sự ổn định trong cao chiết là khó nhất. Nhóm phải nghiên cứu, thử nghiệm không biết bao nhiêu lần để cho ra công thức, tỷ lệ thành phần, tá dược tối ưu. “Chính vì vậy, chúng tôi phải mất tới hai năm để cho ra sản phẩm đem đi dự thi”, cô Thư nói. Sản phẩm gel bôi nhiệt miệng cũng đã được nhóm nghiên cứu thử độc tính trường diễn và bán trường diễn, kết quả không gây độc.
Hiện sản phẩm chữa nhiệt miệng trên thị trường chủ yếu là thuốc tân dược hoặc thuốc nhiều thành phần. Một số loại gel bôi trị nhiệt cũng có nguồn gốc từ thảo dược nhưng thời gian để giảm triệu chứng thường mất cả tuần hoặc giá thành quá cao, tới 280.000 đồng, theo khảo sát của nhóm cô Thư. Trong khi đó, Vimigel từ cây pác lừ là thuốc đơn thành phần, dược liệu lành tính, giá thành rẻ, chỉ khoảng 50.000 đồng. Vì vậy, cô Thư tin tưởng khi hoàn thiện nghiên cứu, xin cấp phép sản xuất và đưa ra thị trường, sản phẩm có thể cạnh tranh.
Thời gian tới, nhóm cô Thư sẽ tiếp tục nghiên cứu nhằm đánh giá, khẳng định sản phẩm an toàn với trẻ nhỏ, đồng thời tạo ra các dạng khác như nước súc miệng hay dạng nhai để người dùng có nhiều lựa chọn.
Sản phẩm gel nhiệt miệng từ lá cây pác lừ (phía dưới) do cô trò trường Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên nghiên cứu và sản xuất. Ảnh: Dương Tâm.
Cùng tham gia vào quy trình nghiên cứu và bào chế với giảng viên , Nguyễn Mai Quang Dương, sinh viên năm ba ngành Dược, cho hay đã học hỏi được nhiều điều. “Vì mới là sinh viên năm ba, em và các bạn chưa được học quá sâu về bào chế, nghiên cứu dược liệu. Nhưng khi tham gia nghiên cứu, em đã được tiếp cận sớm hơn, từ đó niềm đam mê được nuôi dưỡng. Em cũng học được tính tỉ mỉ, cẩn thận – đức tính rất cần thiết với người làm trong ngành Y Dược”, Dương nói.
Cũng nhờ tham gia nghiên cứu, Dương chăm tìm tòi tài liệu hơn. Em cũng bắt đầu nghiên cứu về thị trường dược, tìm hiểu mảng kinh tế dược – những điều em chưa từng làm trước đó. Dương chính là thành viên thiết kế bao bì cho sản phẩm Vimigel . Em đã quan sát các sản phẩm trên thị trường rất nhiều để đưa ra mẫu thiết kế khác biệt nhưng vẫn phù hợp, giúp người mua có thể nhận ra ngay gel này làm từ thảo dược tự nhiên.
Cô Thư đánh giá cao sự hỗ trợ của sinh viên và khẳng định bản thân cũng học hỏi được rất nhiều từ chính các em. “Có những hôm 10-11h tối các em vẫn nhắn tin cho cô để báo có ý tưởng mới. Nhìn lứa sinh viên kiên trì như vậy, tôi tin chắc các em sẽ còn tiến xa trên con đường nghiên cứu khoa học”, cô Thư nói.
GS Phạm Hồng Quang, Hiệu trưởng Đại học Thái Nguyên, cho biết nhà trường rất khuyến khích giảng viên và sinh viên cùng kết hợp nghiên cứu khoa học. Đại học Thái Nguyên thành lập những trung tâm khởi nghiệp sáng tạo đặt tại các trường thành viên với thiết chế cởi mở, tạo không gian, điều kiện để cán bộ và sinh viên tổ chức, thể hiện các ý tưởng. “Nhà trường không đặt ra vấn đề có những ý tưởng sáng tạo mang tính chất viển vông mà cái chính là cho sinh viên được trải nghiệm”, ông Quang nói.
9 việc cần làm để bảo vệ sức khỏe dịp Tết
Những ngày nghỉ Tết Nguyên đán là một trong những thời điểm bùng phát mạnh nhất của các loại dịch bệnh. Vì vậy, việc chăm sóc sức khỏe luôn được quan tâm hàng đầu.
Khó khăn lớn nhất phải đối mặt vào dịp lễ Tết là số lượng các món ăn ngon, vốn ngày thường ít có thời gian cầu kỳ chuẩn bị. Nhưng điều quan trọng thực sự cần làm là duy trì thói quen ăn uống lành mạnh sao cho nó trở thành một phần trong lối sống thường ngày. Và chỉ cần có sự kiểm soát tốt, có kỷ luật tốt với bản thân trong việc ăn uống, chúng ta sẽ đạt được mục tiêu giữ gìn sức khỏe trong dịp Tết.
Đi ngủ đúng giờ
Đi ngủ đúng giờ nhất là những ngày Tết dường như trở thành việc bất khả thi đối với một số người, tuy nhiên việc ngủ đủ giấc rất quan trọng để cơ thể nạp lại năng lượng sau một ngày dài vui chơi, hoạt động.
Ảnh minh họa
Thói quen đúng giờ, đủ thời gian sẽ giúp chúng ta có tinh thần phấn chấn, nhẹ nhàng vào sáng hôm sau để đi chúc Tết mọi nhà.
Không nên uống quá nhiều rượu bia
Để kiểm soát được mình trong những cuộc vui ngày Tết rất khó nhưng sức khỏe là vàng, hãy hạn chế tửu lượng trong bữa nhậu vì những cuộc vui quá chén không chỉ làm chúng ta mệt đến hôm sau mà còn có thể gây ra những rủi ro sức khỏe không đáng có.
Ảnh minh họa
Muốn uống rượu không bị say, hãy uống một thìa dầu ô-liu trước đó. Nó có tác dụng hạn chế quá trình ngấm rượu quá nhanh vào máu. Tuyệt đối không được uống rượu khi đói, vì khi đó rượu sẽ kích thích lớp màng dạ dày. Nên ăn lót dạ một chút trước khi uống, vì rượu sẽ dễ làm bụng bạn cồn cào.
Hạn chế thức uống có gas, cồn nên ăn nhiều rau, trái cây
Các loại thức uống có gas, cồn gây hại nhưng lại là loại nước yêu thích và dường như không thể thiếu trong các bữa tiệc. Đi kèm với đó, cơ thể trong ngày Tết thường phải tiêu thụ một lượng lớn lượng thịt, dầu mỡ gây quá tải, xuất hiện các chứng đầy hơi khó tiêu, nhiệt miệng,...
Để giảm thiểu điều này nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, uống thức uống ít đường không cồn để thanh lọc cơ thể, giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa.
Uống nhiều nước lọc
Ảnh minh họa
Vào những ngày tết, chúng ta cần phải uống thật nhiều nước vì trong những bữa ăn đã uống nước ngọt hoặc bia nhiều hơn nước lọc. Mà những thức uống đó và trà, cà phê, thực chất chỉ giúp giải khát không thể bổ sung nước cho cơ thể tốt bằng nước lọc.
Duy trì thói quen vệ sinh cá nhân sạch sẽ
Ngày Tết bận rộn sẽ khiến cho chúng ta đôi khi quên mất một số thói quen hàng ngày. Điển hình như việc rửa tay thường xuyên với xà phòng diệt khuẩn. Việc rửa tay tưởng chừng như rất đơn giản, tuy nhiên nếu rửa tay không đúng cách thì cũng vô tác dụng. Theo các chuyên gia, cần rửa tay với xà phòng diệt khuẩn, rửa lại thật kĩ với nước sạch và đừng quên lau khô tay với khăn vải mềm.
Chế độ ăn hợp lý
Ảnh minh họa
Theo nhiều chuyên gia dinh dưỡng, chế độ dinh dưỡng hợp lý cần có sự cân bằng cacbohydrat, protein, chất béo, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Hãy lên kế hoạch và chọn thực đơn cho bữa ăn chính của mình và gia đình trong cả tuần nghỉ Tết kéo dài sau đó. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian mà còn có chế độ ăn uống khoa học và thông minh.
An toàn thực phẩm
Ảnh minh họa
Trước khi nấu ăn nên vệ sinh bếp sạch sẽ để tránh nhiễm khuẩn vào thức ăn khi chế biến.
- Rửa tay, dụng cụ, hộp đựng, bề mặt làm thức ăn trước khi chế biến thực phẩm để ngăn chặn vi khuẩn có hại lây lan.
- Nên sử dụng thức ăn đã nấu trong một ngày để vi khuẩn ít có thời gian phát triển hoặc bảo quản thức ăn trong tủ lạnh.
- Rửa các loại rau củ, trái cây trước khi sử dụng.
- Khi thức ăn bị ôi thiu, cách tốt nhất là cần bỏ thức ăn đó đi, không nên quá tiếc mà tiếp tục sử dụng.
Hạn chế dùng chất béo
Ảnh minh họa
Trong những ngày tết, các món ăn như thịt kho tàu, bánh chưng bánh tét... là những món khoái khẩu, tuy nhiên đây cũng là những món làm cho chúng ta tăng cân, tăng cholesterol máu, mầm mống của bệnh tim mạch.
Để tránh tăng cân trong những ngày tết, chúng ta cần hạn chế ăn những món ăn nhiều mỡ, chia bữa ăn chính ra thành nhiều bữa nhỏ và cần ăn thêm nhiều rau xanh, trái cây.
Vận động thường xuyên
Tết đồng nghĩa với việc ăn uống thoải mái, không bận tâm về công việc... là nguyên nhân tăng cân khó kiểm soát. Vì vậy, nên duy trì luyện tập thường xuyên để có sức khỏe bền bỉ và cải thiện vóc dáng.
- Thể dục mọi lúc: đứng lên, ngồi xuống trong khi đánh răng hay tranh thủ vận động đôi chân khi đang nghe điện thoại.
- Hít thở sâu: giúp đốt cháy lượng mỡ thừa trong cơ thể hiệu quả, tạo cảm giác thoải mái, sảng khoái, thư giãn, giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi.
Lá cách ngừa viêm gan Dân gian thường dùng lá cách giúp dễ ngủ, chữa chứng cao huyết áp, rối loạn tiêu hóa, cơ thể mệt mỏi... Cây cách (ảnh trên) hay còn gọi là vọng cách, bọng cách... thuộc thân gỗ, có hình dáng hơi nhỏ, cao khoảng từ 2 - 6m, cây phân thành nhiều nhánh nhỏ, mọc leo hoặc có gai ở phần thân cây....