Cây tưởng biến mất bỗng hồi sinh thần kỳ, người dân đút túi tiền tỷ mỗi năm
Sau hơn 9 tháng chăm sóc, vườn sâm Bố chính cho thu hoạch với năng suất hơn 3tấn/hecta. Thu lợi hơn 600 triệu đồng.
Theo sử sách, loài sâm này được phát hiện và sử dụng đầu tiên tại châu Bố Chính (thuộc hai huyện Bố Trạch và Quảng Trạch của tỉnh Quảng Bình ngày nay) nên người dân địa phương đặt tên sâm Bố chính.
Ngoài ra, sâm Bố chính còn biết đến với tên gọi khác là Thổ hào sâm, sâm báo, sâm núi.
Loài sâm này có tên khoa hoạc là Abelmoschus sagittifolius, thuộc họ cẩm quỳ.
Theo những cụ cao niên trong vùng kể lại, sâm Bố chính được phát hiện cách đây hơn 300 năm và được sử dụng trong những món ăn sơn hào, hải vị của các bậc vua chúa xưa kia.
Bởi nhiều lý do về lịch sử, loài sâm này đã bị thất truyền hơn 300 năm qua
Video đang HOT
Năm 2017, các nhà khoa học đã tìm và khôi phục thành công nguồn gen này và đưa vào trồng thử nghiệm.
Những mô hình sâm Bố chính ngay sau đó được nhân rộng.
Theo anh Thái Văn Tuấn (xã Đại Trạch – Bố Trạch – Quảng Bình) một trong những người đi đầu trồng loài sâm này, sâm khá thích hợp với thổ nhưỡng nơi đây.
“Năm 2017, tôi bắt đầu trồng 0,5ha và đã cho thu nhập hơn gần 250 triệu đồng” – ông Phúc cho biết.
Cũng theo ông Phúc, loài sâm Bố chính trồng khá đơn giản và quỹ thời gian ươm, trồng và thu hoạch chỉ trong vòng 1 năm trời.
“Năm ngoái với 3 hecta sâm tôi thu hoạch được hơn 10 tấn sâm củ” – ông Phúc cho hay
“Sâm Bố chính bán tại vườn chia làm 3 loại: Loại to có giá 800ngàn/kg; loại nhỏ hơn từ 600 -700 ngàn đồng/kg; Loại nhỏ nhất cũng có giá không dưới 120 nghìn/kg” – ông Phúc chia sẻ.
Theo tìm hiểu được biết, sản phẩm sâm Bố chính khi được trồng ra trong mấy năm qua đã được một số doanh nghiệp trong tỉnh bao tiêu ngay tại vườn.
Và mỗi hecta cho thu hoạch trung bình từ 1 – 1,2 tấn.
Những khóm sâm Bố chính chỉ sau một năm sẽ cho thu hoạch
Củ sâm Bố chính thành phẩm
Theo Dân Việt
Cả triệu đồng một kg cua cốm vẫn không đủ hàng cung cấp
Gần đây, giá cua cốm có nơi lên đến gần 1 triệu một kg, dân tình săn lùng mà vẫn không đủ hàng để cung cấp.
Cua cốm hay còn gọi là cua hai da bởi đây là cua ở giai đoạn vài ngày trước khi lột bỏ lớp vỏ cũ để thay lớp vỏ mới (đã có lớp vỏ mới bên trong lớp vỏ cứng cũ). Đây là giai đoạn cua tích tụ nhiều chất dinh dưỡng nhất, thịt ngon, ngọt thơm, mềm nên dù giá có cao hơn giá cua thường vẫn được dân tình ráo riết săn lùng.
Tuy nhiên, vì không phải lúc nào cũng có thể tính toán được chính xác thời điểm cua lột vỏ, và khi cua lột vỏ xong lại trốn tại hang, tự lấp miệng hang chờ cơ thể cứng lại, tránh kẻ thù nên rất khó để người dân bắt được cua vào thời điểm này. Chính vì vậy, cua cốm dù được thị trường rất ưa chuộng nhưng lại rất khan hàng. Nhiều người dân Cà Mau cho biết, có bắt được cua cốm cũng để nhà ăn chứ không bán, có câu "cua 2 da có gà cũng không đổi".
Cua cốm giá cả triệu đồng một kg vẫn không có hàng để cung cấp
Anh Tuấn Minh (Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết "Tôi đã từng ăn tôm hùm Alaska, cua hoàng đế Canada nhưng phải nói thật là vị ngọt và độ ngon của 2 loại này ko bằng cua cốm Việt Nam! Gần đây muốn mua cua cốm cũng phải đặt trước vài ngày. Tôi thường mua giá 750.000 đồng/kg cua cốm size 3-4 con/kg tại một đại lý trong Tp. HCM, tính cả tiền chuyển ra Hà Nội cũng phải vào khoảng 1 triệu/kg. Mà phải mua từ 2kg trở lên người ta mới chuyển ra!
Còn theo chị Ngọc Minh (Cầu Giấy, Hà Nội), so với cua thịt, độ chắc thịt của con cua cốm luôn là 100%, không có rủi ro cua bị ốp (ít thịt). Thêm nữa, gạch của con cua cốm, thực ra là lớp chất dinh dưỡng cua tích lũy để sử dụng dần trong thời gian trú ẩn sau khi lột, rất béo và bùi, không bị cứng và ăn dễ gây ngán như ở con cua gạch. Chính vì vậy, nhà chị cực kỳ thích ăn loại cua này. Giá chị mua tại Hà Nội vào khoảng 650.000 đồng/kg cua size 5-6 con/kg, tuy nhiên phải đặt trước nhiều ngày mới có.
Cua cốm là giai đoạn cua sắp lột vỏ, nhiều chất dinh dưỡng nhất
Liên tục cháy hàng cua cốm, chị Thu, chủ một hàng hải sản tại Trung Hòa, Cầu Giấy cho biết, "Vào mùa khô cua cốm càng ít hơn. Cuối tuần khách tranh nhau lấy mà không có hàng bán. Nhiều khách đặt hàng từ nhiều ngày trước, nhưng cua về đến nơi là khách sỉ đã chờ sẵn lấy, nên cứ phải khất hẹn với khách lẻ suốt!".
Theo chị Thu, do hàng phải chuyển từ Cà Mau ra nên chị bán lẻ cua cốm với giá 800.000 đồng/kg với loại 5-6 con/kg, 950.000 đồng/kg loại 3-4 con/kg. "Gần đây cua cốm hiếm nên giá tăng 15% so với năm ngoái, mỗi đợt chỉ về được 15-20 kg. Mỗi mùa tôi bán khoảng 5-7 đợt là hết".
Cua cốm khan hàng do rất khó để bắt được cua trong giai đoạn này
Theo dân địa phương ở Cà Mau, cua cốm là loại đặc sản quý hiếm nên khi đánh bắt được người dân chủ yếu để làm quá biếu hoặc để lại thưởng thức chứ ít bán thương phẩm. Do đó, hàng bán trên thị trường đa phần là hàng nuôi. Để phân biệt cua nuôi và tự nhiên thì cần quan sát bụng cua. Với cua tự nhiên, bụng thường sậm màu, có thể là xanh rêu hoặc nâu đất. Còn cua nuôi, phần bụng dưới thường trong, dáng vẻ yếu ớt, thịt mỏng.
Cũng theo kinh nghiệm của người dân Cà Mau, đối với cua cốm cái, khi mở nhẹ phần yếm sẽ thấy lông màu hồng đỏ. Lớp lông càng hồng đỏ thì cua sẽ càng ngon. Tuy nhiên, đối với cua cốm đực, phần lông cua cốm đực vẫn trắng nên thường phải để ý chân bơi và hông cua, nếu chân bơi thấy có đường viền đỏ, hoặc bên hông bị nứt vỏ thì đó là cua cốm.
Theo dân trí
Người dân vẫn thờ ơ với truy xuất nguồn gốc thịt lợn Thịt lợn tại TP.Hồ Chí Minh đã áp dụng truy xuất nguồn gốc được gần 3 năm tại nhiều siêu thị, cửa hàng tiện lợi nhưng người dân vẫn không mặn mà với việc truy xuất này. Người tiêu dùng cho rằng, việc truy xuất nguồn gốc bằng cách đeo vòng vào chân lợn và dán tem lên sản phẩm thịt thời gian...