Cây thông thật tốt cho sức khoẻ tinh thần hơn cây giả
Một mùa Giáng sinh nữa lại tới. Nhắc tới Giáng sinh là nhắc tới những cây thông được trang trí bắt mắt cùng hương thơm của nhựa thông thoang thoảng khắp nhà.
Những thập niên gần đây, cây thông nhựa trở nên phổ biến hơn do sự tiện lợi và tuổi thọ của chúng, nhưng các nhà khoa học tiết lộ rằng chúng không mang lại lợi ích sức khỏe tinh thần cho gia chủ bằng cây thật, theo trang tin WAPT.
Trồng cây trong nhà mang lại nhiều lợi ích. Ảnh SHUTTERSTOCK
Theo một nghiên cứu được công bố năm 2018 trên tạp chí Behavioral Sciences, việc tiếp xúc với môi trường tự nhiên (ví dụ: đi bộ trong rừng) giúp giảm nồng độ cortisol – một loại hormone gây căng thẳng trong cơ thể. Nếu không có điều kiện đi rừng, chúng ta vẫn có thể hưởng lợi bằng việc trồng cây trong nhà, trích nghiên cứu từ Tạp chí International Journal of Environmental Health Research.
Charlie Hall, giáo sư khoa Khoa học làm vườn tại Đại học Texas A&M (Mỹ), cho biết: “Một cây thông thật mang lại rất nhiều lợi ích về sức khỏe tinh thần, bao gồm giảm lo âu và trầm cảm. Con người có xu hướng khoan dung hơn khi trồng cây trong nhà. Nếu bạn và những người thân yêu cùng đi lựa cây tại trang trại thì lợi ích về sức khỏe tinh thần còn lớn hơn. Việc cùng nhau lựa cây củng cố sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình và tạo điều kiện tiếp xúc với môi trường ngoài trời, giúp tăng cường sức khỏe tâm lý của bạn”.
Ngoài ra, chỉ có cây thật mới có thể cải thiện hệ thống miễn dịch của chúng ta vì nó sản xuất ra phytoncide – một chất hóa học làm tăng hoạt động của tế bào miễn dịch tự nhiên, chống lại nhiễm trùng do vi rút. Thông qua quá trình quang hợp, cây tạo ra oxy giúp không khí trong lành hơn. Mùi gỗ thông còn có thể gợi nhớ chúng ta về quá khứ.
Đột phá chip nano lập trình lại mô sinh học trong cơ thể
Các nhà khoa học đã phát triển một thiết bị silicon có thể thay đổi mô da thành mạch máu và tế bào thần kinh, hiện đang ở giai đoạn chế tạo tiêu chuẩn hóa (ảnh).
Công nghệ này được gọi là chuyển gien nano mô và được phát triển bởi các nhà nghiên cứu tại Trường Y - Đại học Indiana (Mỹ). Nó là một thiết bị chip nano không xâm lấn có thể lập trình lại chức năng của mô bằng cách áp dụng tia lửa điện vô hại để cung cấp các gien cụ thể trong tích tắc, theo Phys ngày 29.11.
Trong các nghiên cứu tại phòng thí nghiệm, thiết bị này đã chuyển đổi thành công mô da thành mạch máu để chữa cho chân người bị thương nặng. Hiện công nghệ này đang được sử dụng để lập trình lại mô cho các liệu pháp khác nhau, chẳng hạn sửa chữa tổn thương não do đột quỵ hoặc ngăn ngừa và đảo ngược tổn thương thần kinh do bệnh tiểu đường gây ra.
Ông Chandan Sen, Giám đốc Trung tâm kỹ thuật và y học tái sinh Indiana và là Giáo sư danh dự tại Trường Y - Đại học Indiana, cho biết: "Chip silicon nhỏ này cho phép ta sử dụng công nghệ nano với khả năng thay đổi chức năng của các bộ phận cơ thể sống".
Ông Sen hy vọng con chip của nhóm sẽ được Cơ quan Quản lý dược phẩm và thực phẩm Mỹ (FDA) chấp thuận trong vòng một năm. Sau khi được FDA chấp thuận, thiết bị này sẽ có thể được sử dụng để nghiên cứu lâm sàng trên người trong nhiều trường hợp khác nhau và trở thành một phương pháp điều trị tiềm năng cho những người có nhiều vấn đề sức khỏe.
Liệu pháp điều trị HIV tiềm năng thay thế cho thuốc ART Các nhà khoa học tại Đại học Y khoa Albert Einstein (Mỹ) vừa mở ra hy vọng về một phương pháp điều trị chức năng cho bệnh nhân nhiễm HIV và các loại vi rút mãn tính khác. Trong suốt 25 năm qua, bệnh nhân nhiễm HIV đã có thể ngăn chặn vi rút lây nhiễm và sinh sôi nhờ liệu pháp điều...